"Kiếp đỏ đen"
Bài hát của Duy Mạnh
từ album Tình em là đại dương
Phát hànhTháng 12 năm 2004
Thu âm
Thể loại
Thời lượng5:21
Hãng đĩa
Sáng tác
  • Duy Mạnh
Sản xuất
  • Bảo Lư

"Kiếp đỏ đen" là một bài hát được sáng tác và trình bày bởi nhạc sĩ kiêm ca sĩ Việt Nam Duy Mạnh, trích từ album phòng thu đầu tay của anh, Tình em là đại dương (2004). Sau loạt hoạt động nghệ thuật kém nổi bật của Duy Mạnh trong thời gian đầu khởi nghiệp, bài hát đã giúp anh trở thành một trong những nghệ sĩ cô tên tuổi nhất ở Việt Nam khi ấy với 30 ngàn bản album được tiêu thụ chỉ sau ba tháng tái phát hành. Ca khúc đã giúp Duy Mạnh nhận được vị trí tốp 10 nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2005 cũng như đã trở thành một trong những bài hát nổi bật trong sự nghiệp của anh. Chính vì vậy, những ca khúc cùng những vấn đề xã hội liên quan cùng các phiên bản khác của ca khúc đã được Duy Mạnh sáng tác trình diễn sau đó, tuy không giành được nhiều chú ý như trước.

Bối cảnh và sáng tác

sửa

Bắt đầu đi hát từ năm 1998, cùng thành công với "Giây phút chia xa".[1]

Bài hát được Duy Mạnh sáng tác vào tháng 9 năm 2004.[2]

"Kiếp đỏ đen" là một bài hát mang âm hưởng nhạc Hoa được sáng tác bởi Duy Mạnh và phối khí bởi Bảo Lư.[3][1]

Bài hát được nam ca sĩ lấy cảm hứng từ câu chuyện thật của "một người rất giàu có, giàu nổi tiếng ở Hải Phòng, nhưng vì sa vào cờ bạc mà mất hết tất cả."[4] Anh đồng thời cũng từ chối những lời đồn đại việc bài hát viết về chính câu chuyện của anh: "Người ta còn đồn tôi chắc cờ bạc dữ lắm nên mới viết được bài 'Kiếp đỏ đen'! Thật là oan. Tôi không hề biết đánh bài."[1]

Ca khúc được viết ở giọng Rê thứ, có phân số chỉ nhịp trứ danh hầu hết các ca khúc nhạc pop khác.[5] Giọng của Duy Mạnh kéo dài hơn 1 quãng 8, từ nốt D4 đến E5.[5] "Bài hát bắt đầu vào với tiếng đàn nhị, đàn cò uốn éo, vì thế người ca sỹ cũng phải dùng giọng uốn éo để hát thì mới hợp. Nếu tôi hát bằng giọng opera hay một giọng cứng nhắc thì sẽ không bao giờ lột tả được hết bài hát đó, không ra được sự thê thảm của người thua cờ bạc," Duy Mạnh chia sẻ.[2]

Trong bài viết điều tra về chiêu trò lừa đảo bằng bài bạc ở Quy Nhơn, phóng viên Lê Cường của báo Bình Định đã mang ca khúc vào bài viết cũng như mô tả sơ khai ý nghĩa ca khúc: "Đúng như lời của bài hát 'Kiếp đỏ đen', những người chuyên sống bằng nghề cờ bạc dù cho kỹ thuật có cao siêu đến đâu thì nếu không vướng vào vòng lao lý thì cũng tan nhà nát cửa."[6]

Với chủ đề chống cờ bạc của mình, nhà báo Thanh Chung từ VietNamNet đã "tạm gọi" thể loại của bài hát là "nhạc xã hội".[4]

Anh giải thích về thành công của album dựa trên "ca từ bình dân": "Đơn giản vì tôi không làm gì quá sức mình, không viết nhạc quá sang trọng. Người sang giàu có nhiều phương tiện giải trí, người bình dân ít có điều kiện nên tôi viết ca từ bình dân, giai điệu dễ nghe cho họ. Tại sao tôi không viết nhạc sang? Vì bố mẹ tôi là người bình dân, bản thân tôi cũng bình dân, làm sao vươn lên viết nhạc sang được!"[1]

Anh mô tả dòng nhạc anh theo duy nhất là nhạc trữ tình, nhạc "buồn".[1]

Phát hành và tiếp nhận

sửa

Nguyện Nhi từ Công an Nhân dân Online sơ tả quá trình thành công và ảnh hưởng của bài hát lên sự nghiệp của Duy Mạnh: "Chất giọng bình thường, hình thức không bắt mắt, phong cách cũng chẳng có gì nổi trội nhưng nhờ 'Kiếp đỏ đen' ảnh hưởng nhạc Hoa 'lạ tai' đã tạo nên 'cơn sốt' Duy Mạnh khiến ca sĩ này đang nhận cát sê 'hàng tỉnh' vọt lên 'hạng sao'."[7]

Trong lần phát hành đầu tiên, Duy Mạnh đã dùng 150 triệu đồng để in 20,000 bản album Tình em là đại dương.

Nhờ thành công từ bài hát, album Tình em là đại dương đã tiêu thụ được 30,000 bản chỉ trong vòng ba tháng phát hành.[1]

Nhà báo Linh Lan từ VietNamNet nhớ lại sự thành công của ca khúc khi ấy: "Trong thời gian ngắn chưa đến một tháng, bài hát Kiếp đỏ đen đã thu hút sự chú ý của khán giả một cách kỳ lạ. Bất cứ nơi đâu mở lên bài Kiếp đỏ đen, từ quán café, cửa hàng băng đĩa, đến xe đò… đều gây tò mò với câu hỏi: 'Ai hát vậy?' [...] Và đến nay, bài Kiếp đỏ đen đã thành nhạc chuông điện thoại di động và vẫy vùng khắp các tỉnh miền Tây, các quán rượu bia bình dân..."[8] Danh Nghi từ báo Thanh Niên Online cũng quan sát: "Điệp khúc quen thuộc của bài hát Kiếp đỏ đen cứ liên tục vang lên trong khu phố nhỏ. Bọn nhóc và cả người lớn lẩm bẩm hát theo."[9] Chính Duy Mạnh cũng cho rằng ca khúc luôn được khán giả yêu cầu nhiều nhất mỗi khi anh xuất hiện tại các chương trình ca nhạc.[1] Tạp chí Điện ảnh Kịch trường cho rằng đã có nhận định nói sự thành công của bài hát là do tìm đúng "điểm rơi", khi album được phát hành vào thời điểm cuối năm, gần kề lễ Tết - thời điểm mà việc bài bạc tăng cao.[10]

Tháng 3 năm 2005, ca khúc đã nằm trong 10 bài hát được

Ca khúc sau đó đã được xuất hiện trong album kỷ niệm 10 năm của Làn Sóng Xanh được Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2007.

Bài hát đồng thời cũng xuất hiện trong album tuyển tập những bài hát hay nhất của Duy Mạnh, Best Collection - Dĩ vãng cuộc tình phát hành năm 2011.[11]

Video âm nhạc của bài hát sau đó đã được thêm vào VCD trong album Tình em là đại dương.

Phiên bản R&B xuất hiện trong DVD Hãy yêu tôi đi.

Các phiên bản khác và phần kế nhiệm

sửa

Trong bài viết phê phán sự "bát nháo" trong việc phát hành các video hài kịch, Đang thu tiểu phẩm "Ba Giai Tú Xuất", danh hài K. diễn cương, ca một đoạn nhạc trong bài Kiếp đỏ đen. Biên tập can thiệp thì anh bảo: “Tôi thích bài hát này, cứ đưa vô, hễ có chuyện gì tôi chịu trách nhiệm”.

Sau thành công không ngờ của Kiếp đỏ đen, hiện nay Duy Mạnh đang chuẩn bị tung ra một ca khúc cùng mang đề tài xã hội: Lời sám hối của kẻ hấp hối viết về nạn nhân của ma túy và những "nhắn nhut" cho những ai muốn đi theo con đường này. Không biết lần này Duy Mạnh có thành công như trước đây hay không.

Bản phối thứ hai của Kiếp đỏ đen mang tên "Kiếp Đỏ Đen (Version 2)" đã xuất trong "album single" Kiếp đỏ đen (Version 2)/Kiếp bán độ.

Bản phối R&B mới của bài hát đã xuất hiện trong danh mục tặng kém trong album phòng thu thứ 8 của anh, Còn mãi đam mê

trong rap việt mùa 2 Lil'wuyn đã chuyển thể , phối lại bài hát ' Kiếp đỏ đen ' với tên gọi ' còn thở còn gỡ '

Vấn đề bản quyền của phiên bản Campuchia

sửa

Vào năm 2007, sau khi trình diễn "Kiếp đỏ đen" ở nhiều sòng bài tại Campuchia, Duy Mạnh đã phát hiện và đưa cho các phóng viên nghe phiên bản tiếng Khmer của "Kiếp đỏ đen" mang tựa "Srong chet" do ca sĩ người Campuchia Sen Ranut trình bày. Bản dịch làm anh cảm thấy "rất vui khi có một người nước ngoài nào đó dịch lời ca khúc của mình để hát ở nước họ." Tuy nhiên, một thời gian sau, bản gốc lại bị nghi vấn đạo nhạc phiên bản Khmer. Duy Mạnh cho rằng anh sẽ tặng ba miếng đất của anh ở Nhà Bè trị giá 5 tỉ VNĐ cùng 1 tỉ VNĐ tiền mặt và làm "'ô sin' suốt đời" cho người chứng minh được anh đã đạo ca khúc.[2]

"Kiếp đỏ đen" phiên bản được nước ngoài được phát hành trong album Srong chet (Thôi yêu) được bày bán ở cả Campuchia lẫn Hoa Kỳ thông qua trụ sở tại Long Beach, California, Mỹ của trung tâm Khmer Star Video, nhưng với phần ghi danh tác giả âm nhạc là Phon Sopheak và tác giả ca từ là Serey Mardy. Tuy nhiên Strong chet do hãng Reaksmey Steung Sanke Production (RSK) sản xuất và phát hành đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Hoa Kỳ cùng bìa đĩa ghi rõ “cấm sao chép dưới mọi hình thức.”[2] Khi phát hiện ra sự tương đồng giữa hai ca khúc.[2]

Sau đó, anh đã nhờ bạn của mình, hoa hậu người Việt tại Mỹ năm 2005 - Phạm Thiên Trang đến của Trung tâm Khmer Star Video để tìm hiểu về vụ việc, nhưng khi tìm đến địa chỉ thì biết được trung tâm đã đóng cửa từ lâu và được thay thế bởi một quán ăn Mexico.[2]

Trình diễn trực tiếp

sửa

Duy Mạnh đã trình bày ca khúc trong chương trình Làn sóng xanh 2005.

Ghi chú

sửa


Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g Cát Vũ (5 tháng 8 năm 2005). “Ca sĩ Duy Mạnh: Hãy cho tôi biết thế nào là nhạc sến?”. Người lao động. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ a b c d e f Nguyễn Thắng (23 tháng 8 năm 2008). “Nhạc sĩ Duy Mạnh: Kiện bằng được bản quyền "Kiếp đỏ đen". Báo Gia đình và Xã hội. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ Hoàng Huy (15 tháng 3 năm 2005). “Duy Mạnh hạnh phúc vì Kiếp đỏ đen đứng đầu VietNamNet Hotlist”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ a b Thanh Chung (4 tháng 1 năm 2005). “Đầu năm nghe nhạc... xã hội”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ a b “Kiếp đỏ đen”. Zing. 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ Lê Cường (18 tháng 7 năm 2005). “Trò bịp trong giới "đỏ đen". Báo Bình Định. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ Nguyệt Nhi (11 tháng 2 năm 2008). “Làng ca nhạc 2008: Ai sẽ thành... "sao"?”. Công an Nhân dân Online. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ Linh Lan (27 tháng 2 năm 2005). “Album Duy Mạnh – best seller đầu năm 2005”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  9. ^ Danh Nghi (10 tháng 12 năm 2005). “Ca khúc "ăn khách": Vì sao chết yểu?”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  10. ^ “Duy Mạnh và những chuyện chưa biết”. Điện ảnh Kịch trường. Dân Trí. 10 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ Best Collection - Dĩ vãng cuộc tình của Duy Mạnh trên VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa