Thành viên:Bacsituonglai/Hội đường Do Thái giáo Maisel

hội đường Do Thái Maisel

Hội đường Do Thái giáo Maisel ( tiếng Séc: Maiselova synagoga ) là một trong những di tích lịch sử của khu Do Thái cũ ở Praha, xây dựng vào cuối thế kỷ 16. Kể từ khi xuất hiện, kiến trúc của hội đường đã thay đổi nhiều lần, phong cách kiến trúc hiện tại là Tân Gothic. Ngày nay hội đường Do Thái giáo thuộc Cộng đồng Do Thái ở Praha được Bảo tàng Do Thái tại Praha quản lý như một phần của bảo tàng.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc và sự xuất hiện đầu tiên của hội đường

sửa

Mordechai Maisel là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình này. Năm 1590, vị doanh nhân nổi tiếng, nhà hảo tâm Maisel tìm được địa điểm xây dựng. Ngay sau đó một năm, hoàng đế Rudolf II đã ban cho ông một đặc ân để xây dựng hội đường Do Thái giáo của riêng mình. Mordecai Maisel đồng thời nắm một vị trí quan trọng trong triều đình Rudolf II của Thánh chế La Mã và đó là lí do chính mà ông nhận được sự ưu ái của vua. Judah Coref de Herz phác họa kế hoạch kiến trúc hội đường Maisel và Josef Wahl hiện thực hóa bản thiết kế vào năm 1592. Trong thế kỷ tiếp theo, Maisel trở thành tòa nhà lớn nhất và ấn tượng nhất trong ghetto,[1] một phần là nhờ trang thiết bị phong phú. Mặc dù Maisel để lại hội đường Do Thái cho cộng đồng Do Thái ở Praha, nhưng sau khi ông qua đời vào năm 1601, toàn bộ tài sản của ông (bao gồm cả hội đường) đã bị tịch thu.

Những thay đổi sau này

sửa

Năm 1689 hội đường Do Thái bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, gây nên những tác động tiêu cực đến toàn bộ khu ghetto.[1] Sau đó hội đường được tái thiết một cách vội vàngm, làm mất đi một phần ba chiều dài. Một lần nữa kiến trúc của hội đường thay đổi vào thế kỷ 19 (năm 1862–1864 theo quy hoạch kiến trúc của JW Wertmüller) và tu sửa lại vào đầu thế kỷ 20 khi Khu phố Do Thái trải qua cuộc đổi mới đô thị lớn. Cuối cùng, Kiến trúc sư Alfred Grotte tái thiết lại hội đường Do Thái theo phong cách Tân Gothic và giữ kiến trúc này tới ngày nay .

Lịch sử hiện đại

sửa

Trong thời kỳ Đức chiếm đóng vùng đất của Séc, tất cả tài sản của cộng đồng Do Thái ở Séc đều cất giữ trong hội đường. Sau Thế chiến thứ hai, hội đường đã trở thành nhà kho của Bảo tàng Do Thái ở Praha . Trong những năm 60, hội đường được khôi phục lại. Sau đó hội đường Do Thái đóng cửa vì tình trạng xuống cấp tồi tệ và gần như không có khả năng cải thiện được vì thiếu hụt tài chính. Cuộc cách mạng Nhung mở ra cơ hội cho việc tu sửa hội đường có thể thực hiện và hội đường Do Thái sau đó được mở cửa cho du khách vào năm 1996 [2]. Việc tái mở cửa hội đường là một bước ngoặt lịch sử của xã hội Do Thái ở vùng đất Séc từ đầu (thế kỷ 9) cho đến Thời kỳ Khai sáng. Sau lần phục hồi hội đường Do Thái Maisel gần đây, các cuộc triển lãm ngày càng trở nên phong phú bởi các yếu tố hiện đại và tương tác được thêm vào, tuy nhiên, giá trị cốt lõi của nó vẫn được giữ nguyên.

Tu sửa gần đây

sửa

Việc tu sửa hội đường Maisel gần đây diễn ra từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Bên cạnh màu trắng thống nhất bên ngoài và bên trong hội đường như trước đây, các yếu tố trang trí đã được đặc biệt bổ sung để hội đường Do Thái mang phong cách như vào đầu thế kỷ 20. Nhờ việc tái thiết, Hội đường Do Thái giáo cũng mang lại sự thoải mái hơn cho du khách như lối vào không có rào cản,... Ngoài ra, hội đường cũng sẽ được mở cho các sự kiện văn hóa ( hòa nhạc, độc giả, nhà hát đơn, v.v. ). [3]

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa

 

  1. ^ a b thuật ngữ chỉ khu vực mà người Do Thái sinh sống.
  2. ^ Pařík, Arno. Pražské synagogy = Prague Synagogues = Prager Synagogen. Praha: Židovské Muzeum v Praze. tr. 63–71.
  3. ^ “Maisel Synagogue”. Jewish Museum in Prague. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa