TY-90 (tiếng Trung: 天燕-90; bính âm: Tiān Yàn-90; nghĩa đen 'Sky Swallow-90') là một loại tên lửa không đối không của Trung Quốc, được thiết kế để trang bị trên máy bay trực thăng tấn công. Trái ngược với những tuyên bố sai lầm, tên lửa này không được phát triển từ tên lửa phòng không vác vai, mà thay vào đó, nó được thiết kế chuyên biệt như một tên lửa không đối không để tham gia chiến đấu bằng trực thăng.[1][cần nguồn tốt hơn]

TY-90
LoạiTên lửa không đối không & tên lửa không đối đất
Nơi chế tạoChina
Lược sử hoạt động
Phục vụ1990 – nay
Sử dụng bởi Trung Quốc
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtChina Aviation Industry Corporation I
Giai đoạn sản xuấttừ những năm 1990
Thông số
Khối lượng20 kg
Chiều dài1,95 m
Đường kính90 mm
Đầu nổ3 kg
Cơ cấu nổ
mechanism
va chạm / nổ cận đích

Động cơđộng cơ Tên lửa đẩy nhiên liệu rắn
Sải cánh216 mm
Chất nổ đẩy đạnnhiên liệu rắn
Tầm hoạt động0,5 – 6 km
Trần bay6 km
Độ cao bay0 – 6 km
Tốc độ> Mach 2
Hệ thống chỉ đạoIR
Nền phóngphóng từ máy bay hoặc phương tiện cơ giới

Thiết kế và phát triển

sửa

Người Trung Quốc xác định rằng các phiên bản tên lửa phòng không vác vai được trang bị cho trực thăng là không đủ, vì vậy một tên lửa không đối không hoàn toàn mới dành riêng cho trực thăng đã được phê duyệt, và tên lửa không đối không TY-90 ra đời phục vụ mục đích này. Đầu đạn 3 kg (6,6 lb) của tên lửa được thiết kế đặc biệt để cắt đứt các cánh quay chỉ bằng một phát bắn, và tên lửa có khả năng tấn công từ mọi hướng. Tên lửa được thiết kế để đảm bảo một phát bắn duy nhất sẽ đủ để hạ gục một trực thăng tấn công của đối phương hoặc ít nhất là loại bỏ nó khỏi vòng chiến đấu.[1]

Có ít nhất ba phiên bản bổ sung đã được phát triển ngoài phiên bản cơ bản, hai trong số đó là phiên bản không đối không. Phiên bản đầu tiên sử dụng dẫn đường băng tần kép, thêm kênh UV vào kênh dò tìm hồng ngoại trên tên lửa nguyên bản, trong khi phiên bản thứ hai áp dụng dẫn đường IR-hình ảnh (ImIR). Trong Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 5 được tổ chức vào cuối năm 2004, một phiên bản phòng không phóng từ mặt đất đã xuất hiện, với tên gọi là DY-90, về cơ bản là TY-90 nguyên mẫu, nhưng có thêm tùy chọn kết hợp động cơ đẩy để tăng tầm bắn theo yêu cầu của khách hàng.[1]

Một phiên bản phòng không trên hạm tàu của hải quân cũng được phát triển, sử dụng hệ thống FLS-1 và sử dụng dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại, do đó tên lửa có khả năng bắn và quên so với trường hợp sử dụng QW-3 . Tuy nhiên, phiên bản hải quân này vẫn chưa được đưa vào sử dụng tính đến năm 2008 và lý do được đưa ra là quân đội Trung Quốc muốn đợi cho đến khi phiên bản băng tần kép hoặc ImIR tiên tiến hơn có thể được tích hợp vào hệ thống FLS-1, vốn đang được phát triển. Tuy nhiên, tại Triển lãm hàng không Chu Hải, AVIC I, cơ quan phát triển TY-90, chỉ thừa nhận việc phát triển và tiếp thị tích cực các hệ thống như vậy, nhưng từ chối xác nhận thêm liệu quân đội Trung Quốc hay bất kỳ khách hàng nước ngoài nào đã đặt hàng hay chưa và nhà phát triển cũng không xác nhận các công việc phát triển như vậy được nhà phát triển tài trợ tư nhân hoặc nhận bất kỳ khoản tiền nào từ nhà nước hoặc khách hàng nước ngoài.[1]

Các phiên bản

sửa

SG-II ADS

sửa

Năm 2004, một phiên bản đất đối không của tên lửa TY-90 được giới thiệu rộng rãi, sau khi đã được quân đội Trung Quốc biên chế trong một thời gian. Hệ thống phòng không mới có tên gọi Shengong (Deity Bow, 神弓)-II Air Defense System (SG-II ADS) là một sự hiện đại hóa của hệ thống pháo phòng không xe kéo trước đó là SG ADS, với việc thay thế hệ thống pháo phòng không Type 80 23mm bằng tên lửa TY-90/DY-90. Giống như hệ thống tiền nhiệm, SG-II ADS cũng là một hệ thống kéo và sử dụng tất cả các hệ thống con khác của hệ thống tiền nhiệm ngoại trừ pháo. Vì TY/DY-90 là tên lửa bắn và quên nên không cần phải sửa đổi hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống SG ADS ban đầu.

Hệ thống phòng không Hunter

sửa

Trong Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 5 được tổ chức vào cuối năm 2004, một biến thể phòng không di động trên đất liền của TY-90 đã được tiết lộ, được gọi là LS ADS, viết tắt của Lie-Shou (猎手, nghĩa là Hunter) Air Defense System. Tám tên lửa đối không TY-90 chia thành hai cụm bốn tên lửa được lắp ở phía sau một chiếc Dongfeng EQ2050, và hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử bao gồm laser, hồng ngoại & truyền hình, được lắp giữa hai cụm tên lửa.

Hệ thống phòng không Hunter được phát triển bởi Norinco, với công ty Dongfeng Motor Corporation được chọn làm nhà thầu phụ phát triển khung gầm. LS ADS có khả năng được vận chuyển theo đường hàng không, kể cả được vận chuyển bằng trực thăng. Hệ thống được vận hành bởi hai người, lái xe và pháo thủ điều khiển vũ khí. Hệ thống cũng cóc thể được tích hợp vào mạng lưới phòng không lớn hơn. Một số lượng nhỏ đã được trang bị trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhằm mục đích đánh giá.

Type 92 Yitian

sửa

Tên lửa TY-90 được gắn trên xe bọc thép chở quân bánh lốp WZ-551 để làm phương tiện phòng không tầm ngắn cho bộ binh cơ giới. Năm 2005, hệ thống phòng không cơ động này đã được trình diễn trước công chúng, được đặt tên là Yi-Tian (tiếng Trung: 倚天) Air Defense System, hay YT ADS. Hệ thống gồm tám tên lửa TY-90, súng máy hạng nặng W85 cỡ nòng 12,7 mm, và 2 cụm 4 ống phóng đạn khói. Khung gầm WZ-551 giúp cho hệ thống có khả năng lội nước và bổ sung khả năng phòng vệ. Ngoài ra hệ thống được trang bị radar mảng pha 3-D điều khiển hỏa lực, ngay phía bên trên hệ thống quang-điện tử, giúp tổ hợp có phạm vi quan sát mục tiêu lớn hơn. Toàn bộ hệ thống radar có khả năng thu lại trong khi di chuyển.[2] Yi-Tian đã trải qua một số nâng cấp và cải tiến theo yêu cầu của các khách hàng, sau nâng cấp nó được đổi tên thành hệ thống SHORAD Tianlong 6 (Sky Dragon 6). Quân đội Lào là khách hàng đầu tiên của hệ thống Tianlong 6.[3][4]

Đặc tính kỹ thuật:

  • Độ cao bay tối đa (mục tiêu): 4 km
  • Độ cao bay tối thiểu (mục tiêu): 15 m
  • Khoảng cách tối đa (mục tiêu): 6 km
  • Khoảng cách tối thiểu (mục tiêu): 300 m
  • Tốc độ mục tiêu tối đa: > 400 m/s
  • Phạm vi tìm kiếm tối đa của radar: >20 km
  • Phạm vi bám bắt mục tiêu tối đa: 10 – 12 km
  • Thời gian phản ứng: 6 – 8 s

Yitian-L

sửa

Yitian-L là hệ thống phòng không tầm ngắn sử dụng 4 tên lửa TY-90 và radar tìm kiếm 3-D băng tần X được đặt trên khung gầm xe Dongfeng 4x4.[5]

Các nước vận hành

sửa

Đặc tính kỹ thuật (TY-90)

sửa

Với phiên bản không đối không:[1][8]

  • chiều dài: 1,9 m
  • đường kính: 0,09 m
  • trọng lượng: 20 kg
  • đầu đạn: 3 kg
  • Lực G tối đa: 20 g
  • điều khiển: đầu dò hồng ngoại
  • ngòi nổ: ngòi nổ cận đích laser / nổ chạm
  • tốc độ: > Mach 2
  • tầm bắn tối thiểu: 0,5 km
  • tầm bắn tối đa: 8 km
  • độ cao bay tối thiểu: 0 m
  • độ cao bay tối đa: 6 km
  • khả năng tiêu diệt bằng một phát bắn: > 80%
  • nhà phát triển: China Aviation Industry Corporation I

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e “TY-90”. missilery.
  2. ^ Andrew, Martin (16 tháng 3 năm 2009). “Yi Tian WZ551 Wheeled Self-Propelled Surface-to-Air Missile System”. ausairpower: 1.
  3. ^ “中国外贸型"天龙"6近程自行防空导弹武器系统亮相老挝建军70周年阅兵式”. Sohu News. 20 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ “天燕90导弹上车:防空霸主天龙6近程防空导弹发射车”. Sohu News. 6 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ a b “Mauritanian Army Acquires Chinese-Made Yitian-L Air Defense Systems with TY-90 Missiles”. armyrecognition. 14 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “Laos displays Chinese-made Yitian, or Tianlong 6, air defense missile system”. armyrecognition. 2 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ “China Provides Fighter Copters to Burma Armed Group: Report”. Radio Free Asia. 30 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “TY-90 DY-90 SHORAD Short range ground-to-air missile technical data sheet specifications pictures”. armyrecognition.

Bản mẫu:Chinese Missiles