Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân

Trường THPT công lập ở Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1993 theo Quyết định số 5315/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là trường trung học phổ thông công lập đầu tiên của quận Thanh Xuân.[2]

Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân
Địa chỉ
Map
Ngõ 477 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân
, ,
Thông tin
Loạiphổ thông công lập
Thành lậpNgày 10 tháng 10 năm 1993 (31 năm trước) (1993-10-10)
Hiệu trưởngNguyễn Thế Quân
Khuôn viên25000m²
Bài hátBài ca Trường Trần Hưng Đạo[1]
Thành tíchHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Websitehttp://tranhungdaothanhxuan-hanoi.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • Hoàng Khởi Lai
  • Giang Thị Kim Anh

Lịch sử

sửa

Trường THPT Trần Hưng Đạo được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1993 theo quyết định số 5315/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, đây là trường Trung học phổ thông công lập đầu tiên của quận Thanh Xuân. Năm học đầu tiên 1993-1994, toàn trường có tổng số 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cho 13 lớp của bậc Trung học phổ thông và 03 lớp 6 của bậc Trung học cơ sở với tổng số 768 học sinh. Sau 3 năm số lớp trường có tổng cộng 41 lớp trong đó có 30 lớp bậc Trung học phổ thông. Từ năm học 1998 – 1999, nhà trường chỉ đào tạo duy nhất bậc Trung học phổ thông.Năm học 2018-2019, năm học thứ 25, nhà trường có 83 cán bộ, giáo viên, nhiên viên (trong đó, 31 thầy cô có học vị thạc sĩ) thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cho 1561 học sinh của 36 lớp hệ Trung học phổ thông (số liệu tính đến 30 tháng 9 năm 2018)[2]

Ngày 18/11/2018, trường THPT Trần Hưng Đạo đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.[3]

Hội đồng Sư phạm đầu tiên

sửa
NGƯT. Nguyễn Văn Giao Đoàn Hoài Vĩnh NGƯT. Nguyễn Thị Chinh Hoàng Lệ MInh Nguyễn Trọng Sự
Vũ Trí Tường Trần Trung Hưng
Đoàn Đức Long Nguyễn Tường Lân Trương Hán Lai
Thạch Quang Nam Ngô Doãn Anh Tạ Việt Đồng Nguyễn Văn Thữc Nguyễn Vũ Ưng
Nguyễn Văn Ngọc Hoàng văn Bính Dướng Đức Thắng Nguyễn T Kim Dung Thái Văn Khoa
Trần Thị Kim Liên Đỗ Thị Hiển Lê Minh Nguyệt Bùi Thanh Hương Vũ Hoàng Phố

Đào tạo

sửa

Hệ thống lớp học của trường Trung học phổ Thông Trần Hưng Đạo được tổ chức thành: Hệ thống lớp Chất lượng caoHệ thống các lớp Đại trà.

Trường nằm trong nhóm đào tạo top giữa của thành phố Hà Nội.[4]

Thế hệ lãnh đạo nhà trường

sửa
Họ và Tên Vai trò Nhiệm kì
NGƯT Nguyễn Giao Hiệu Trưởng 1993-1999
NGƯT Nguyễn Thị Chinh Hiệu Phó/Hiệu Trưởng (1994-1999)/(1999-2008)
Nhà giáo Phạm Thị Tâm Hiệu Trưởng 2008-2018
Nhà giáo Vũ Đình Hà Hiệu Trưởng 2018 - hiện tại
Nhà giáo Đoàn Hoài Vĩnh Hiệu Phó 1993-1998
Nhà giáo Lê Hồng Vũ Hiệu Phó 1998-2003
Nhà giáo Nguyễn Quốc Bình Hiệu Phó 1999-2002
Nhà giáo Chử Xuân Dũng Hiệu Phó 2003-2006
Nhà giáo Nguyễn Thị Đoan Trang Hiệu Phó 2002-2010
Nhà giáo Phạm Văn Hoan Hiệu Phó 2007-2011
Nhà giáo Nguyễn Thị Phương Hiệu Phó 2008-
Nhà giáo Đặng Việt Hà Hiệu Phó 2011-2012
Nhà giáo Hoàng Đình Xuân Hiệu Phó 2013-2016
Nhà giáo Giang Thị Kim Anh Hiệu Phó 2018 - hiện tại
Nhà giáo Nguyễn Quang Minh Hiệu Phó 2018 - hiện tại


Cơ sở vật chất

sửa

Trường được xây dựng trong một khuôn viên rộng rãi với diện tích mặt bằng là 25 000m². Trường có khu vực dành cho hoạt động văn hóa, thể thao như: Hội trường lớn, nhà thể chất, sân bóng đá, sân bóng rổ, hệ thống 3 phòng Tin học, 3 phòng thực hành bộ môn Vật lý - Hóa học - Sinh học, 2 phòng chức năng và Hội trường lớn, nhà thể chất....[5][6][7]

Năm 2023, ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Trường THPT Trần Hưng Đạo, với tổng mức đầu tư 240,821 tỷ đồng. Quy mô Dự án bao gồm các công tác phá dỡ công trình xuống cấp như khối hiệu bộ, khối nhà A, B, nhà đa năng và hội trường; cải tạo lại và xây mới một số công trình đảm bảo quy mô các phòng học, các phòng bộ môn, phòng chức năng, phòng hiệu bộ và công trình phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh. Công trình đã được khởi công vào cuối tháng 11/2023 và đưa vào sử dụng cuối năm 2025.[8][9][10]

Thành tích

sửa

Danh hiệu

sửa
  • Ngày 29 tháng 2 năm 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao bằng công nhận Trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia.[11]
  • Huân chương lao động hạng Ba  (2008)
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2006)
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2018)[3]

Các cuộc thi

sửa

Ngoại khóa

sửa
  • Học sinh Thủ đô hào hứng với Cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô trên internet 2019[18][19]
  • hoạt động truyền thông Sức Khỏe Sinh Sản - Giáo dục giới tính.[20]
  • Hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường.[21]
  • Các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo: tại Mộc Châu – Sơn La (2019)[22],...

Câu lạc bộ

sửa
  • Humans of Tran Hung Dao - TX (HoTHD)[23]
  • CLB Thanh niên xung kích trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân[24]
  • Bóng rổ Trần Hưng Đạo-TX[cần dẫn nguồn]
  • Trần Hưng Đạo FC
  • The Sound of Tran Hung Dao
  • W.O.S Crew - We Own The Space [25]
  • RnS – Rise and Shine
  • ECoT - English Club of Tran Hung Dao - Thanh Xuan[26]
  • SAR – Shuttle and Racket

Bài hát trường

sửa

Bài ca Trường Trần Hưng Đạo[27][28]

Tiêu cực

sửa

Ngày 15/1/2014, sau cuộc họp với các nhân viên hợp đồng, trường này đã quyết định cho 4 lao động nghỉ việc. Sau khi số lao động nêu trên bị chấm dứt hợp đồng, họ khiếu nại quyết định của bà Hiệu trưởng Phạm Thị Tâm. Sau gần một năm các lao động trên đòi quyền lợi, cuối cùng, Lãnh đạo trường đã phải chi 60 triệu đồng tiền đền bù vì phạm luật.[29]

Tháng 1/2014, em Đỗ Hồng Sơn, sinh năm 1997, học sinh lớp 11A5, bị nhà trường buộc thôi học do không có hộ khẩu ở Hà Nội. Ngày 18/2/2014, đích thân em Đỗ Hồng Sơn đã viết tâm thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ nguyện vọng đi học trở lại. Sau đó, trường THPT Dân lập Phan Bội Châu tại Hà Nội đã nhận và tạo điều kiện cho nam sinh tiếp tục học tập.[30][31][32]

Theo phản ánh của phụ huynh, học sinh phải tới trường ngày 2/1/2017, dù theo quy định các em được nghỉ bù Tết Dương lịch.

Nguyên nhân được cho là ngày 24/12/2016, hiệu trưởng và một số giáo viên đi nghỉ ở Quy Nhơn, Bình Định nên học sinh được nghỉ và phải đi học bù vào ngày 2/1/2017. Nhiều phụ huynh bức xúc vì việc này. Theo phản ánh của phụ huynh, học sinh và giáo viên trường, ngày 2/1/2017 theo quy định, người lao động cả nước được nghỉ làm, nghỉ học bù ngày nghỉ Tết Dương lịch 1/1 nhưng học sinh vẫn phải tới trường.

Buổi học bù cho ngày nghỉ trước đó vào ngày 24/12/2016 vì Hiệu trưởng Phạm Thị Tâm và một số giáo viên bận đi nghỉ mát ở Quy Nhơn, Phú Yên.[33]

Đầu năm 2018, một số giáo viên phản ánh về việc trường có những dấu hiệu bất thường trong công tác quản lý, bổ nhiệm, thu chi quỹ phụ huynh học sinh trường, quỹ phụ huynh học sinh lớp không minh bạch, việc thu chi tiền dạy thêm học thêm học sinh, cho học sinh chuyển trường trái quy định. Họ tố cáo hiệu trưởng Phạm Thị Tâm chuyên quyền, thâu tóm quyền lực khi mà bà vừa là bí thư chi bộ kiêm chủ tịch hội đồng Nhà trường và đồng thời cũng là chủ tài khoản của nhà trường. Nhà trường tăng cường thời gian học thêm và đề nghị học sinh mua đồng phục trường trên tinh thần tự nguyện trong các năm học mặc dù học sinh đã có đồng phục. Trường cũng đồng ý cho nhiều học sinh chuyển trường: cứ cuối mỗi học kì I hàng năm, hiệu trưởng ký đồng ý cho khoảng từ 60 đến 80 học sinh lớp 10 chuyển về các trường Trung học phổ thông Kim Liên, Thăng Long, Việt Đức, Nhân Chính, không cần biết các học sinh đó có đủ điều kiện được chuyển hay không. Có những lớp bị chuyển đi từ 10 đến 15 học sinh.[34]

Lộ đề

Năm 2018, một giáo viên dạy Ngữ văn bị một giáo viên dạy Toán tố cáo hai năm liên tiếp "đoán đề" kiểm tra giữa kỳ cho học sinh lớp 11 và lớp 12 trong các năm học 2016-2017 và 2017-2018 với mục đích xây dựng thương hiệu, gián tiếp ép học sinh học thêm. Tuy nhiên, giáo viên này cho biết: "Cô không nằm trong ban ra đề thi và cũng không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm nào cả". Sáng ngày 16 tháng 5 năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã lập một tổ công tác về trường để xác minh, làm việc theo phản ánh của giáo viên trường.[35]

Sự cố

sửa

Ngày 16/11/2014, một học sinh nam trong trường bị rơi từ ban công tầng 3 xuống đất. Nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn có thể do học sinh nam này cùng một số bạn học nô đùa ngoài ban công tầng 3, trong lúc sơ ý, đã ngã từ ban công trúng vào cây trước khi tiếp đất. Một lúc sau, học sinh nam này vẫn có thể đứng dậy bình thường dù bị ngã từ khoảng cách cao.[36]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “bài hát trường trần hưng đạo”.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b “Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội”. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ a b “Kỉ niệm 25 năm”.
  4. ^ “9 trường THPT công lập top giữa ở Hà Nội”. CCBook. 14 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ “Mô hình trường”. Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Hà Nội. 25 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “Hình ảnh các phòng chức năng”. Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Hà Nội. 24 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ “Sơ đồ phòng học”.
  8. ^ Thế Lợi (18 tháng 10 năm 2023). “Hà Nội chi 240 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Trường THPT Trần Hưng Đạo”. Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ Khánh Ngọc (22 tháng 11 năm 2023). “Liên danh 7 thành viên trúng gói thầu 224 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội)”. Báo Đấu thầu. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Phương Bình (16 tháng 10 năm 2023). “Hà Nội: 240 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Trần Hưng Đạo”. Báo Đấu thầu. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ “Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân: Xứng danh trường chuẩn quốc gia”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. 1 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ Vân Anh (7 tháng 2 năm 2024). “Nữ sinh Hà Nội đa tài đoạt giải học sinh giỏi quốc gia”. Báo Giáo dục và Thời đại. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ “Thi chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng tại 4 quận, huyện”. Báo Hànộimới. 14 tháng 9 năm 2019.
  14. ^ “Hà Lam Khang - THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội đã giành vòng nguyệt quế Tuần”.
  15. ^ Trần Thuỳ (16 tháng 1 năm 2022). “Đường lên đỉnh Olympia 22: "Choáng" với điểm tổng kết của 4 thí sinh”. Báo điện tử VTV.
  16. ^ “Nam sinh 10 điểm tổng kết Toán giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia”. Báo điện tử VTC News. 16 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ “Về đích xuất sắc, nam sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần Olympia”. giaoducthoidai.vn.
  18. ^ Ngọc Tú (29 tháng 8 năm 2019). “[Ảnh] Học sinh Thủ đô hào hứng với Cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô trên internet 2019”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.
  19. ^ Linh Nhi (29 tháng 8 năm 2019). “Phát động Cuộc thi tìm hiểu An toàn giao thông Thủ đô trên internet”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  20. ^ N. Phương (12 tháng 12 năm 2018). “Thiết thực hoạt động truyền thông SKSS cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên”. Báo Lao động Thủ đô.
  21. ^ Bảo Thoa (9 tháng 11 năm 2019). “Giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống xâm hại”. Báo Lao động Thủ đô.
  22. ^ “Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo tại Mộc Châu – Sơn La cho học sinh khối 10 và 11”. Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Hà Nội. 15 tháng 1 năm 2020.
  23. ^ “Page của HoTHĐ-TX”.
  24. ^ “Facebook CLB Thanh Niên Xung Kích”. www.facebook.com. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ “Facebook”. www.facebook.com. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ “Facebook”. www.facebook.com. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  27. ^ “bài hát trường trần hưng đạo”.[liên kết hỏng]
  28. ^ “Bài ca trường Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân”. Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Hà Nội. 9 tháng 10 năm 2011.
  29. ^ M. Anh; C. Tâm (ngày 16 tháng 5 năm 2016). “Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội: Lộ nhiều "mảng tối" gây bất ngờ”. Chuyên trang Gia đình và Xã hội - Báo điện tử Sức khoẻ và Đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  30. ^ “Những trường hợp bị đuổi học, cấm thi gây tranh cãi”. Zing News. 9 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2020.
  31. ^ Nguyễn Quân (19 tháng 2 năm 2014). “Nam sinh nghèo bị buộc thôi học gửi thư cầu cứu Chủ tịch nước”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
  32. ^ Thống Nhất (21 tháng 2 năm 2014). “HS bị đình chỉ đã được tiếp nhận vào trường Phan Bội Châu”. Báo Hànộimới.
  33. ^ Quang Anh; Kiều Trang (3 tháng 1 năm 2017). “Bắt học sinh tới trường dịp Tết Dương lịch”. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2017.
  34. ^ Trần Cường (4 tháng 1 năm 2018). “Những bất thường trong công tác quản lý tại trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân”. Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  35. ^ Hà Linh (ngày 16 tháng 5 năm 2018). “Cô giáo 'đoán đề' siêu giỏi bị tố: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  36. ^ “Sự thực nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống không sao”.

Liên kết ngoài

sửa