Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền

Trường Trung học phổ thông công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Đổi hướng từ THPT Nguyễn Thượng Hiền)

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền là một trường trung học phổ thông công lập có lớp chuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào cuối năm 1969, với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Tân Bình.[3]

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Thượng Hiền High School
Địa chỉ
Map
Cổng chính: 544 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, quận Tân Bình
, ,
Tọa độ10°47′35,07″B 106°39′16,62″Đ / 10,78333°B 106,65°Đ / 10.78333; 106.65000 (10.793075, 106.654617)
Thông tin
Tên khácNTH (tên viết tắt)
Tên cũTrường Trung học Tân Bình
LoạiTrung học phổ thông
(Có lớp chuyên)
Thành lập1970; 54 năm trước (1970)
Cơ quan quản lýSở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệu trưởngLâm Triều Nghi
Nhân viên24 (2019)[1]
Giáo viên125 (2019)[1]
Số học sinh1895 (2019)[2]
Khuôn viên21.606,6 m²
Bài hát
Websitehttps://thptnguyenthuonghien.hcm.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTrần Thị Phụng
Nguyễn Ảnh Nam

Trường hiện có gần 2000 học sinh học ở ba khối lớp 10, 11 và 12 gồm các học sinh lớp chuyên, lớp chọn, lớp tích hợp (học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh) và các lớp thường. Hiện nay, tất cả học sinh của trường đều được học tăng cường tiếng Anh.

Nhà trường tổ chức hoạt động phong trào sôi nổi cùng với chất lượng đào tạo hàng đầu thành phố, tỉ lệ học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp thành phố và tỉ lệ đậu đại học rất cao. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền cũng là trường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 công lập đứng đầu thành phố trong suốt hơn 20 năm liên tục.[4]

Ngoài cổng chính, trường có cổng tại địa chỉ 649 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử

sửa

Trước 1975

sửa
 
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền trong niên khóa 1972 - 1973

Tháng 11 năm 1969, trường Trung học Tân Bình (tên trước đây của trường) khai giảng niên khóa đầu tiên tại một ngôi trường đi thuê để học tạm là Trường tư thục Nhân Văn (nay là trường tiểu học Bành Văn Trân). Lúc ấy, trường Tân Bình mới thu nhận mười lớp học ở bậc Trung học đệ nhất cấp (cấp hai). Giáo viên khoảng hơn mười người.[3][5]

Năm thứ hai, niên khóa 1970-1971, trường mới được xây xong. Thầy trò trường Tân Bình dời về ngôi trường mới chính là vị trí của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền ngày nay, tọa lạc tại số 544 đường Lê Văn Duyệt, quận Tân Bình (nay là 544 đường Cách mạng Tháng 8). Trường gồm một dãy lầu hai tầng, 12 phòng. Tám phòng ở hai tầng trên dùng làm phòng học, bốn phòng dãy trệt làm khu hành chính.[5]

Năm thứ ba, cơ sở trường xây dựng bổ sung thêm dãy lầu bên phải, hai tầng, 12 phòng. Lúc này, cả 24 phòng đều được sử dụng làm phòng học và ngày nay thường được gọi là khu A hay khu Cách mạng Tháng Tám.[5]

Khoảng năm 1973, khi quân đội viễn chinh Ðại Hàn rút về nước, các khoảng đất trước đây do quân Hàn Quốc chiếm đóng làm doanh trại, nay được giao cho trường Tân Bình sử dụng. Từ đó, diện tích của trường mở rộng hơn. Ngày nay đó là khu vực thể thao và dãy lớp khu B của trường. Trường mở thêm các lớp đệ nhị cấp (cấp ba).

Niên khóa 1973-1974, trường đổi tên mới là Trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền.

Từ 1975 đến nay

sửa

Năm 1985, Nhà nước quyết định đổi tên trường thành Trường Cấp ba Nguyễn Văn Trỗi. Sau đó vào năm 1987 đến nay,[khi nào?] nhà trường lại được đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thượng Hiền, vinh danh nhà nho học giỏi, hiếu nghĩa và yêu nước Nguyễn Thượng Hiền.[6]

Từ năm 1984, trường đã ổn định và bắt đầu nhận bằng khen trường xuất sắc của ngành giáo dục thành phố, luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến, lá cờ đầu của ngành, lá cờ đầu toàn quốc, các Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba... Trường có tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông thuộc loại cao nhất, điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất thành phố trong suốt hơn 20 năm liên tục,[4] tỉ lệ đỗ đại học cao, các giải cao trong các cuộc thi các thành phố, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra trường cũng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động về văn thể khác.

Năm 1997, trường xây dựng khu thí nghiệm và hành chính đối diện nằm với tòa nhà thư viện và hội trường ngày nay bằng kinh phí tự túc. Một số phòng hiện đã thay đổi chức năng. Thư viện ngoại văn của trường cũng thuộc khu này.

Năm 1999, trường được nhà nước đầu tư cho xây dựng, mở rộng, nâng cấp để trở thành một trường hoàn chỉnh, quy mô lớn. Nhà trường đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường vào năm 2000.[6]

Các thành tích nổi bật của nhà trường

sửa

Ngày 20 tháng 11 năm 2008, trường đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.[6] Cùng năm đó, nhà trường tiến hành nâng cấp phòng học vi tính, khu bán trú, xây dựng nhà thi đấu thể thao, xây mới hồ bơi và phòng tập thể hình với tổng kinh phí 33 tỷ đồng và khánh thành các hạng mục này tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường vào ngày 24 tháng 4 năm 2010.[7]

Năm 2012, trường là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận đạt tiêu chuẩn 'Chất lượng giáo dục cấp độ ba' - cấp độ cao nhất trong các cấp độ kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông.[7]

Năm học 2012-2013, nhà trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, là một trong số ít trường THPT tại thành phố được nhận vinh dự này.[7]

Trong các buổi lễ khai giảng, bế giảng và kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố. Trong buổi lễ khai giảng năm học 2012 - 2013, trường vinh hạnh được đón tiếp đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành Ủy thành phố và ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo. Tại buổi lễ, Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải tin tưởng và mong muốn học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền luôn luôn học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, say mê học tập, rèn luyện đạo đức và lối sống để báo hiếu gia đình, trở thành người công dân ưu tú của Thành phố Hồ Chí Minh, của đất nước Việt Nam.

Cơ sở vật chất

sửa

Tính đến năm học 2020-2021, cả trường có tất cả là 52 lớp, trong đó có 15 lớp chuyên, 8 lớp tích hợp và 33 lớp thường.

Năm học 2024-2025, trường thu nhỏ quy mô, giảm còn 16 lớp 10 gồm: 8 lớp thường, 5 lớp chuyên, 3 lớp tích hợp.

Phòng học

sửa

Trường có 60 phòng học dành cho cả ba khối lớp, hiện tại chỉ có 50 phòng đang sử dụng, các phòng còn lại dùng làm phòng học ngoại khóa, một số không sử dụng. Trước đây, trung bình mỗi lớp có 45 đến 50 học sinh. Tuy nhiên, từ năm học 2010-2011, trường giảm bớt chỉ tiêu nhằm giảm sĩ số của mỗi lớp xuống còn 40 đến 45 học sinh mỗi lớp thường và khoảng 30 đến 40 học sinh mỗi lớp chuyên và tích hợp. Từ năm học 2012 - 2013, trong mỗi phòng học đều được trang bị một bộ máy vi tính và một tivi LCD khổ lớn kết nối với máy tính để thực hiện việc trình chiếu trong giảng dạy.[5]

Tập tin:NTH-SFG.jpg
Nhà thi đấu thể thao đa năng của trường, bên cạnh sân bóng đá mini cỏ nhân tạo

Khu vi tính

sửa

Khu vi tính bao gồm 4 phòng vi tính riêng biệt để các học sinh thực hành môn tin học. Thế nhưng chỉ có 3 phòng được sử dụng, phòng còn lại nằm bên phải cửa vào khu vi tính có diện tích nhỏ, không còn đáp ứng được sĩ số các lớp nên không được sử dụng.[8]

Phòng thí nghiệm, thực hành

sửa

Trường có 3 phòng thí nghiệm, thực hành dành cho môn Vật lý, Hóa học và Sinh học ở tầng 3 và 4 của khu B với nhiều thiết bị chuyên dụng.[1]

Thư viện

sửa

Thư viện chính của trường nằm đằng sau phòng giáo viên, bao gồm rất nhiều đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của học sinh. Học sinh được yêu cầu làm thẻ thư viện để mượn sách. Thư viện ngoại văn của trường nằm trên tầng một của khu hành chính, bên cạnh phòng nghe nhìn số 1.

Khu vực thể thao

sửa
 
Hồ bơi của trường

Khu vực thể thao được nhà trường cho thuê, mở các lớp học dành cho mọi người chứ không chỉ riêng cho học sinh trong trường.

Nhà thể thao đa năng

sửa

Nhà thi đấu của trường có diện tích 800 m², có mái che toàn bộ và khán đài lớn hai bên, dùng chủ yếu cho các môn bóng rổ và cầu lông. Nhà thi đấu còn được sử dụng cho để dạy học môn thể dục và giáo dục quốc phòng - an ninh, bên cạnh chức năng thi đấu thể thao. Bên trong nhà thi đấu còn các phòng dùng riêng cho bộ môn khiêu vũ, võ thuật, và các kho chứa đồ.

Nhà thi đấu có một tầng hầm được sử dụng làm bãi giữ xe đạp và xe đạp điện cho học sinh.

Phòng tập thể hình và hồ bơi

sửa
 
Góc nhìn từ sân bóng đá đến dãy phòng học Khu B

Phòng tập thể hình nằm ở tầng trệt, thường được sử dụng cho môn ngoại khóa là thể hình và được trường cho thuê. Nằm ở tầng trên của phòng tập thể hình là hồ bơi. Cầu thang lên hồ bơi được lắp đặt ở bên ngoài phòng tập thể hình.

Sân bóng đá

sửa

Năm học 2010 - 2011, nhà trường nâng cấp sân bóng đá bằng việc lát mới loại cỏ nhân tạo, lắp đặt dàn đèn và lưới bảo vệ xung quanh sân. Sân có diện tích 1125 m².

Khác

sửa

Trường còn có một phòng y tế bên cạnh phòng giáo viên, 4 phòng bộ môn được chia theo khối và 3 hội trường. Ngoài ra còn có một dãy phòng bán trú nằm phía sau nhà thi đấu.

Các đời Hiệu trưởng - Hiệu phó

sửa
Năm học Hiệu trưởng Hiệu phó
1969-1970 Nguyễn Ngọc Xương
1970-1975 Nguyễn Tiến Thành
1975-? Lê Bền
1977-1979 Lê Thị Mỹ Bích
1978-1980 Lê Thị Phương Ngôn
1978-1982 Văn Đức Kim
1979-1982 Trần Kiết Hùng
1982-1998 Lê Bền Nguyễn Hoài Chương
1983-2003 Trương Quang Hiệp
1985-1998 Nguyễn Hữu Nghi Nguyễn Hoài Chương, Trương Quang Hiệp
1998-2003 Nguyễn Hoài Chương Hồ Cam Thanh, Trương Quang Hiệp
2003-2004 Hồ Cam Thanh, Trương Quang Dũng
2004-2012 Hồ Cam Thanh Trương Quang Dũng, Võ Văn Dũng
2012-2013 Võ Văn Dũng, Trần Thị Phụng
2013-7/2014 Võ Văn Dũng Trần Thị Phụng
7/2014-3/2018 Trần Thị Phụng, Nguyễn Ảnh Nam
3/2018 - 10/2018 Trần Thị Phụng (quyền) Nguyễn Ảnh Nam
10/2018 - nay Lâm Triều Nghi[9][10] Trần Thị Phụng, Nguyễn Ảnh Nam

Hoạt động ngoại khóa

sửa

Trường có mở nhiều lớp ngoại khóa cho học sinh trong năm học. Những hoạt động ngoại khóa này là bắt buộc và học sinh được lựa chọn những môn học yêu thích để đăng ký, bao gồm:

Đây cũng là một trong những ngôi trường hiếm hoi nổi tiếng trên cả phương diện học tập lẫn phong trào thể thao, nghệ thuật. Trường luôn tiên phong, đạt nhiều thành tích lớn nhỏ trên toàn thành phố và cả nước, nổi tiếng trong số đó có Đội tuyển Bóng rổ nữ, Đội tuyển Bơi, Đội tuyển Cheerleading (LCT),..

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “Công khai các thông tin trường học đầu năm”. 30 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Số liệu thống kê học sinh vào đầu năm học 2019-2020 do Nhà trường công bố vào buổi họp PHHS đầu năm.
  3. ^ a b “Giới thiệu về trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình - HCM-edu-website”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  4. ^ a b 10 trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất TP HCM. VnExpress.
  5. ^ a b c d “THPT Nguyễn Thượng Hiền - Giới thiệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ a b c “Thăm THPT Nguyễn Thượng Hiền, trường có điểm chuẩn đầu vào cao nhất TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên star
  8. ^ “Cơ sở vật chất, phòng học, chất lượng giảng dạy - THPT Nguyễn Thượng Hiền”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  9. ^ “TP.HCM: Thầy hiệu trưởng mới của teen THPT Nguyễn Thượng Hiền được đón tiếp như "ngôi sao hạng A" - Báo Hoa học đường”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ “trưởng trường Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền - Báo Người lao động”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa