Tự tính
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Tự tính (zh. 自性, sa. svabhāva, ja. jishō) chỉ cái tính nằm sau mọi hiện tượng, cái ngã. Theo quan điểm Đại thừa, tất cả mọi sự đều không có tự tính (sa. asvabhāva), vô ngã, tức là không có một cái gì chắc thật, riêng biệt đứng đằng sau các trình hiện. Điều đó không có nghĩa sự vật không có thật, chúng hiện diện nhưng chúng chỉ là những dạng xuất hiện của tính Không, tự tính là tính Không (tự tính không 自性空, sa. svabhāva-śūnyatā). Đây là quan điểm trung tâm của tư tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā) và Trung quán (sa. madhyamaka).
Tuy nhiên, trong Thiền tông và các tông phái của Đại thừa tại Trung Quốc, danh từ "tự tính" được dùng để chỉ cho bản thể thật sự của chúng sinh, vạn vật, đồng nghĩa với Phật tính (sa. buddhatā, ja. busshō) và nên phân biệt nó với cái tiểu ngã mà Phật đã bác bỏ.
Tham khảo
sửa- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |