Tự do ngôn luận

(Đổi hướng từ Tự do diễn đạt)

Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền "tự do biểu đạt" (freedom of expression) đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp. Các thuật ngữ tự do ngôn luậntự do biểu đạt thường được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các diễn ngôn chính trị. Tuy nhiên, trong ngôn từ pháp lý, tự do biểu đạt bao hàm tất cả hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào thông qua mọi phương tiện truyền thông.

Eleanor RooseveltTuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền (1949)— Điều 19 quy định rằng "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cũng như phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia"[1]
Orator at Speakers' Corner in London, 1974

Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó bổ sung điều này với việc chỉ ra rằng việc thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng phải mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".[2]

Do đó, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt không được nhìn nhận như là "quyền tuyệt đối" mà phải tuân theo những giới hạn được quy định trong pháp luật. Những hạn chế chung về tự do ngôn luận liên quan đến hành động phỉ báng, tôn giáo, vu khống, tục tĩu, khiêu dâm, kích động, ngôn từ gây hấn, thông tin bí mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn dán thực phẩm, thỏa thuận bảo mật thông tin, quyền riêng tư, quyền được lãng quên, an ninh công cộng, và khai man.

Những hạn chế này được biện minh bằng "nguyên tắc gây hại" (harm principle), được đề xuất bởi John Stuart Mill trong tác phẩm Bàn về tự do (On Liberty), trong đó có nêu: "mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên nào của một cộng đồng văn minh, ngược lại ý chí của anh ta, là nhằm ngăn chặn sự tổn hại cho người khác." [3] Nếu không có những giới hạn này, thì như tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Havel bình luận: "Tự do ngôn luận luôn tràn đầy nguy hiểm, vì cùng với tự do nói điều Thiện cũng sẽ có tự do nói điều Ác"

Ý tưởng về "nguyên tắc xúc phạm" (offense principle) cũng được sử dụng để biện minh cho các hạn chế với ngôn luận, theo đó các hình thức biểu đạt được coi là gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị hạn chế, tùy theo các yếu tố như mức độ, thời lượng, động cơ của người nói và mức độ dễ dàng trong việc tránh khỏi các ngôn luận đó.[3] Cùng với sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, việc đưa tự do ngôn luận vào thực tế càng gây nhiều tranh cãi hơn khi ngày càng có nhiều phương tiện để giao tiếp cũng như hạn chế ngôn luận. Đơn cử như Dự án Chiếc Khiên Vàng (Golden Shield Project), dự án của Bộ Công an Trung Quốc nhằm lọc dữ liệu có nguy cơ gây bất lợi từ nước ngoài.

Nguồn gốc

sửa

Tự do ngôn luận và biểu đạt có một lịch sử lâu đời trước cả các văn kiện nhân quyền quốc tế của ngày nay.[4] Người ta cho rằng nguyên tắc dân chủ của người Athen (Athenian democratic principle) cổ đại về tự do ngôn luận có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.[5] Các giá trị của nền Cộng hòa La Mã đã bao gồm quyền tương tự đối với tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.[6]

Các khái niệm về tự do ngôn luận cũng có thể được tìm thấy trong các tài liệu nhân quyền từ sớm.[4] Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân (Declaration of the Rights of Man and of the Citizen), được thông qua trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đặc biệt khẳng định quyền tự do ngôn luận như một quyền không thể thay đổi.[4] Tuyên ngôn quy định quyền tự do ngôn luận trong Điều 11, trong đó nêu rõ rằng:

Quyền tự do trao đổi ý kiến và quan điểm là một trong những điều quý giá nhất về quyền của con người. Mọi công dân có thể, theo đó, có quyền tự do phát biểu, viết và in ấn, nhưng sẽ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quyền tự do này theo luật định.[7]

Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thông qua năm 1948, tuyên bố:

Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.[8]

Ngày nay, tự do ngôn luận, hoặc tự do biểu đạt, được công nhận trong luật nhân quyền của quốc tế và từng khu vực. Quyền này được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 10 của Công ước châu Âu về Nhân quyền, Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về Quyền Con người và Quyền các Dân tộc.[9] Dựa trên lập luận của John Milton tự do ngôn luận được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền biểu đạt, hoặc phổ biến, thông tin và ý kiến, mà còn là ba khía cạnh riêng biệt:

  1. quyền tìm kiếm thông tin và ý kiến;
  2. quyền tiếp nhận thông tin và ý kiến;
  3. quyền truyền đạt thông tin và ý kiến

Các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia cũng công nhận rằng tự do ngôn luận, cũng như tự do biểu đạt, bao gồm bất kỳ phương tiện biểu đạt nào, có thể bằng lời nói, bằng văn bản, in ấn, thông qua Internet hoặc thông qua các hình thức nghệ thuật. Điều này có nghĩa là việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền chính đáng không chỉ bao gồm nội dung, mà còn cả phương tiện biểu đạt.[9]

Quan hệ với các quyền khác

sửa

Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt có liên quan chặt chẽ với các quyền khác. Nó có thể bị hạn chế khi xung đột với các quyền khác (xem Hạn chế với quyền tự do ngôn luận).[9] Quyền tự do biểu đạt cũng liên quan đến quyền được xét xử công bằng và quá trình tố tụng ở tòa án, quá trình này có thể hạn chế tiếp cận với việc tìm kiếm thông tin, hoặc việc xác định cơ hội và phương tiện mà ở đó quyền tự do biểu đạt có thể phát huy tác dụng trong phạm vi tố tụng.[10] Theo nguyên tắc chung, quyền tự do biểu đạt không được xâm phạm quyền riêng tư, cũng như danh dự và uy tín của người khác. Tuy nhiên, sự chỉ trích các gương mặt của công chúng được nới rộng hơn.[10]

Quyền tự do biểu đạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với truyền thông báo chí vì truyền thông giữ vai trò đặc biệt trong việc mang quyền tự do biểu đạt chung đến cho tất cả mọi người.[9] Tuy nhiên, tự do báo chí không nhất thiết hỗ trợ cho tự do ngôn luận. Judith Lichtenberg đã chỉ ra các tình huống trong đó tự do báo chí có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận. Đơn cử như khi tất cả những người kiểm soát các phương tiện báo chí cùng ngăn chặn thông tin hoặc đàn áp các ý kiến đa chiều vốn là một phần của tự do ngôn luận. Sự hạn chế này có thể được tóm lược trong câu nói nổi tiếng: "Tự do báo chí được đảm bảo chỉ cho những người sở hữu một [tờ báo .ND] (Freedom of the press is guaranteed only to those who own one)". Lichtenberg lập luận rằng tự do báo chí chỉ đơn giản là một dạng quyền sở hữu được tóm gọn trong nguyên tắc "Không tiền, không tiếng nói (No money, no voice)".[11]

Một quyền thụ động

sửa

Quyền tự do ngôn luận thường được nhìn nhận như một quyền thụ động (negative right).[12] Điều này có nghĩa rằng chính phủ về mặt pháp lý bắt buộc không được đưa ra hành động chống lại một người nói nào đó mà chỉ căn cứ trên quan điểm của người nói đó, nhưng không ai bị bắt buộc phải giúp đỡ bất cứ người nói nào công bố quan điểm của họ, và không ai bị yêu cầu phải nghe, đồng ý hay ghi nhận người nói hay quan điểm của người nói.

Dân chủ và tương tác xã hội

sửa
 
Bức tường tự do ngôn luận vĩnh viễn tại Charlottesville, Virginia, Hoa Kỳ

Bản thân tự do ngôn luận được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ. Các quy phạm về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận có nghĩa là một cuộc tranh luận công khai không thể bị triệt tiêu hoàn toàn ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.[10] Một trong những người ủng hộ nổi trội nhất về mối liên hệ giữa tự do ngôn luận và dân chủ chính là Alexander Meiklejohn. Ông lập luận rằng khái niệm về dân chủ là khái niệm tự quản của nhân dân. Để một hệ thống như vậy có thể hoạt động được, một cử tri cần phải được cung cấp đầy đủ thông tin. Để có thể được trang bị các kiến thức đầy đủ, luồng thông tin và ý kiến không được ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Theo Meiklejohn, nền dân chủ sẽ không đúng với lý tưởng chủ đạo của nó nếu những người cầm quyền có thể thao túng cử tri bằng cách kìm hãm thông tin và đàn áp các ý kiến chỉ trích. Meiklejohn thừa nhận rằng mong muốn thao túng ý kiến có thể xuất phát từ động cơ hướng đến các lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, ông lập luận rằng bằng cách lựa chọn phương thức thao túng, tự bản thân nó đã trái lại với lý tưởng dân chủ.[13]

Eric Barendt cho rằng biện luận về quyền tự do ngôn luận dựa trên nền tảng dân chủ này "có lẽ là lý thuyết về tự do ngôn luận hấp dẫn nhất và hiển nhiên là hợp thời nhất trong các nền dân chủ Tây phương cận đại".[14] Thomas I. Emerson đã củng cố thêm cho biện luận này khi ông lập luận rằng tự do ngôn luận giúp mang đến cân bằng giữa sự ổn định và sự thay đổi xã hội. Tự do ngôn luận có tác dụng như một cái "van an toàn" để xả hơi hạ nhiệt khi mọi người bắt đầu có xu hướng chuyển biến thành một cuộc cách mạng. Ông lập luận rằng "Nguyên tắc thảo luận mở là một phương pháp hướng đến một cộng đồng với khả năng thích nghi tốt hơn và đồng thời ổn định hơn, giúp duy trì sự cân bằng mong manh giữa vấn đề chia rẽ tất yếu và sự đồng thuận thiết yếu." Emerson tiếp tục kiên định rằng "Các phe đối lập có vai trò như một chức năng quan trọng của xã hội để bù đắp hoặc cải thiện tình trạng suy đồi không tránh khỏi của chế độ quan liêu."[15]

Nghiên cứu được thực hiện bởi dự án Chỉ số Quản trị Toàn cầu tại Ngân hàng Thế giới, cho thấy tự do ngôn luận, và quy trình trách nhiệm giải trình, có tác động đáng kể đến chất lượng quản trị của một quốc gia. "Tiếng nói và Trách nhiệm Giải trình" của một quốc gia, được định nghĩa là "mức độ công dân của một quốc gia có thể tham gia lựa chọn chính phủ của họ, cũng như tự do ngôn luận, tự do hội họptự do báo chí" là một trong sáu khía cạnh quản trị mà dự án Chỉ số Quản trị Toàn cầu dùng để đo lường cho hơn 200 quốc gia.[16] Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các cơ quan phát triển phải tạo cơ sở hỗ trợ hiệu quả cho báo chí tự do ở các nước đang phát triển.[17]

Richard Moon đưa ra một lập luận rằng giá trị của tự do ngôn luận và tự do biểu đạt nằm ở các hoạt động tương tác xã hội. Moon viết rằng "bằng cách giao tiếp, một cá nhân sẽ xây dựng các mối quan hệ và liên kết với những người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hội thánh và những người đồng hương. Bằng cách tham gia thảo luận với những người khác, một cá nhân sẽ góp phần phát triển kiến thức cũng như hướng về cộng đồng."[18]

Hạn chế với quyền tự do ngôn luận

sửa
 
Các thành viên của nhà thờ Westboro Baptist Church (pictured in 2006) đã bị cấm vào Canadaphát ngôn thù ghét.[19]
 
Các quốc gia có luật chống lại sự phủ nhận Holocaust

Tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối. Hệ thống luật pháp của hầu hết các nước đều đặt ra giới hạn với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt khi quyền tự do ngôn luận xung đột với các quyền và sự bảo vệ khác, chẳng hạn như trong các trường hợp phỉ báng, vu khống, khiêu dâm, tục tĩu, phát ngôn gây thù hằn và sở hữu trí tuệ. Tại Châu Âu, sự báng bổ tôn giáo không được tính là nằm trong khuôn khổ tự do ngôn luận.[20][21][22][23] Những tổ chức công cộng nhất định cũng có thể ban hành các chính sách hạn chế với quyền tự do ngôn luận, ví như quy định về ngôn từ tại các trường công lập. Có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận thông qua trừng phạt pháp lý, thông qua sự lên án xã hội hay cả hai.[24]

Nội dung gây hại hoặc xúc phạm

sửa

Không thể phát ngôn một số quan điểm vì nó có thể gây hại cho người khác. Điều này thường bao gồm các phát ngôn vừa sai vừa nguy hiểm, chẳng hạn như hô to: "Cháy rồi!" (khi không cháy) trong rạp hát đông người và gây ra hoảng loạn[25]. Người ta thường tham chiếu đến "nguyên tắc gây hại" và "nguyên tắc xúc phạm" để giải thích cho sự giới hạn với tự do ngôn luận.

Trong tác phẩm Bàn về Tự do, John Stuart Mill lập luận rằng "... phải tồn tại sự tự do đầy đủ nhất để bày tỏ và thảo luận, như một nguyên tắc đạo đức, bất kỳ luận thuyết (doctrine) nào, dẫu cho vô đạo đức, đều có thể được xem xét."[24]. Mill cho rằng một sự tự do ngôn luận đầy đủ nhất là cần thiết để thúc đẩy các lập luận đến giới hạn của sự hợp lý của chúng, chứ không phải giới hạn của sự khó chịu xã hội (social embarrassment). Tuy nhiên, Mill cũng đưa ra "nguyên tắc gây hại", khi đặt ra hạn chế cho quyền tự do biểu đạt: "mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên nào của cộng đồng văn minh, ngược lại ý chí của anh ta, là nhằm ngăn chặn tổn hại cho người khác."[24]

Năm 1985, Joel Feinberg đã đưa ra nguyên tắc có tên "nguyên tắc xúc phạm". Ông viết: "Có lý do tốt để ủng hộ một lệnh cấm về mặt hình sự được đề xuất (a proposed criminal prohibition) khi nó hầu như chắc chắn sẽ là cách thức hiệu quả để ngăn chặn sự xúc phạm-gây phản cảm nghiêm trọng (mà không gây ra chấn thương hay gây hại) đối với những người không phải là tác nhân, và khi nó hầu như chắc chắn là phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó.[26] Do đó, Feinberg lập luận rằng nguyên tắc gây hại đã đặt ra tiêu chuẩn quá cao [cho sự gây hại .ND] và rằng một số dạng thức biểu đạt có thể bị cấm bằng luật chỉ vì chúng gây ra sự xúc phạm-phản cảm. Tuy nhiên, vì xúc phạm ai đó ít nghiêm trọng hơn việc gây tổn hại cho họ, nên các hình phạt áp dụng đối với hành vi gây tổn hại sẽ cao hơn.[26] Trái lại, Mill không ủng hộ sự xử phạt mang tính pháp lý trừ khi nó đặt trên cơ sở nguyên tắc gây hại .[24] Vì mức độ mà mọi người cảm thấy bị xúc phạm-phản cảm là khác nhau ở mỗi người, Feinberd đề xuất rằng một số yếu tố cần phải được tính đến khi áp dụng nguyên tắc xúc phạm. Các yếu tố này bao gồm: mức độ, thời lượng và giá trị xã hội của phát ngôn, mức độ dễ dàng tránh được, các động cơ của người nói, số lượng người bị xúc phạm, cường độ của sự xúc phạm và lợi ích chung của cộng đồng nói chung .[24]

Jasper Doomen lập luận rằng sự tổn hại nên được xác định từ quan điểm của cá nhân công dân, không chỉ giới hạn trong sự tổn hại về mặt vật lý khi mà có những tổn hại là phi vật lý; ông chỉ trích sự phân biệt giữa sự gây hại (harm) và sự xúc phạm (offence) của Feinberg khi sự xúc phạm gây hại là khá hiển nhiên.[27]

Năm 1999, Bernard Harcourt viết về sự sụp đổ của nguyên tắc gây hại: "Ngày nay, cuộc tranh luận này được đặc trưng bởi sự bất hòa khắc nghiệt của các lập luận về sự gây hại cạnh tranh với nhau mà không có cách thức nào để giải quyết. Không còn có một lập luận nào nằm trong cấu trúc của cuộc tranh luận này để giải quyết các tuyên bố cạnh tranh với nhau về sự gây hại. Nguyên tắc gây hại nguyên gốc chưa bao giờ được trang bị để xác định tầm quan trọng tương đối này của các sự gây hại."[28]

Sự diễn giải cho cả nguyên tắc gây hại và nguyên tắc xúc phạm với giới hạn của tự do ngôn luận đều mang tính tương đối về mặt văn hóa và chính trị. Đơn cử, ở Nga, nguyên tắc gây gại và nguyên tắc xúc phạm đã được sử dụng để biện minh cho Luật chống tuyên truyền LGBT của Nga, nhằm hạn chế ngôn luận (và hành động) liên quan đến vấn đề LGBT. Nhiều quốc gia châu Âu vốn đề cao quyền tự do ngôn luận cũng cấm những ngôn luận có thể bị diễn giải là sự phủ nhận vấn đề diệt chủng người Do Thái (Holocaust). Các quốc gia này bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Israel, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia,Thụy Sĩ và Romania.[29] Sự phủ nhận cuộc diệt chủng người Armenia cũng bị coi là bất hợp pháp ở một số quốc gia.

Ở một số quốc gia, báng bổ tôn giáo là phạm tội. Đơn cử, ở Áo, việc nói xấu Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo, không được bảo vệ như là tự do ngôn luận. Trái lại, ở Pháp, luật tự do ngôn luận bảo vệ sự báng bổ và nói xấu Muhammad.

Một số tổ chức công lập cũng có thể ban hành các chính sách hạn chế quyền tự do ngôn luận, chẳng hạn như quy tắc ngôn luận tại các trường học do nhà nước điều hành ở Mỹ.

Ở Hoa Kỳ, nhận định mang tính bước ngoặt về phát ngôn chính trị là ở án lệ Brandenburg v. Ohio (1969),[30] bác bỏ Whitney v. California.[31]Trong Brandenburg, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã đề cập đến quyền được nói công khai về hành động bạo lực và cách mạng theo nghĩa rộng:

Các quyết định [của chúng tôi] áp dụng nguyên tắc rằng các đảm bảo hiến pháp đối với tự do ngôn luận và tự do báo chí không cho phép nhà nước cấm hoặc không ủng hộ việc vận động sử dụng vũ lực hoặc các hành vi phạm pháp trừ khi những vận động này hướng tới việc kích động hoặc tạo ra các hành động vô pháp và có khả năng kích động hoặc gây ra các hành động như vậy.[32]

Quan điểm trong Brandenburg đã loại bỏ thử nghiệm trước đây về "mối nguy hiểm rõ ràng và tức thời" (clear and present danger) và khiến cho quyền tự do bảo vệ phát ngôn (về chính trị) tại Hoa Kỳ thành gần như tuyệt đối.[33][34] Phát ngôn thù hận (hate speech) cũng được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ, như đã quyết định trong án lệ R.A.V. v. City of St. Paul, (1992), trong đó Tòa án Tối cao phán quyết rằng ngôn từ kích động thù hận được cho phép, ngoại trừ trong trường hợp bạo lực sắp xảy ra.[35] Xem Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ để biết thêm thông tin chi tiết về quyết định này cũng như bối cảnh lịch sử của nó.

Internet và xã hội thông tin

sửa
 
Cờ tự do ngôn luận được tạo ra trong cuộc tranh cãi Mã khóa AACS là "biểu tượng thể hiện sự hỗ trợ cho các quyền tự do cá nhân."[36]

Jo Glanville, biên tập viên của Bảng xếp hạng sự kiểm duyệt, cho rằng "Internet là một cuộc cách mạng cho kiểm duyệt cũng giống như cho tự do ngôn luận".[37] Tiêu chuẩn của các khu vực, quốc gia và quốc tế về tự do ngôn luận như một dạng của tự do biểu đạt được á dụng cho bất cứ phương tiện biểu đạt nào, bao gồm cả Internet.[9] Luật Communications Decency Act (CDA) làm năm 1996 là nỗ lực đáng ghi nhận của Hạ viện Hoa Kỳ trong việc kiểm soát các tài liệu khiêu dâm trên Internet. Năm 1997, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần của luật này trong một vụ án có tính bước ngoặt về luật an ninh mạng giữa Reno và ACLU. Thẩm phán Stewart R. Dalzell, một trong 3 thẩm phán liên bang, người đã tuyên bố một phần của luật CDA là vi viến vào tháng 6 năm 1996. Ý kiến của ông như sau:[38]

Internet đã vượt xa hơn là một phương tiện để thúc đẩy tự do ngôn luận so với in ấn, hay thư từ. Bởi vì tầm quan trọng của Internet, luật CDA đã hạn chế khả năng lên tiếng của người trưởng thành trên phương tiện truyền thông này. Điều này dẫn đến sự bất dung được luật hóa. Một vài cuộc trao đổi trên internet chắc chắn kiểm tra giới hạn của các diễn ngôn thông thường. Các ngôn luận trên internet có thể không bị lọc, không bị đánh bóng, trái với tập tục, thậm chí gợi dục và thô tục- nói ngắn ngọn là không đúng đắng trong nhiều cộng đồng. Nhưng chúng ta nên mong đợi những ngôn luận đó xuất hiện trên truyền thông nơi mà các công dân từ mọi thành phần có thẻ có tiếng nói. Chúng ta nên bảo vệ sự hấp dẫn của truyền thông cũng như sự ẩn danh thứ mà phương tiện truyền thông có thể trao cho những người thường dân […] Những lập luận của tôi không loại bỏ những phương tiện bảo vệ trẻ em của chính phủ từ những nguy hiểm trên Internet. Chính phủ có thể tiếp tục bảo vệ trẻ em từ các ấn phẩm khiêu dâm trên Internet thông qua các sự nghiêm khắc của các đạo luật vốn đang tồn tại với mục đích ngăn chặn sự tục tữu và các sản phẩm khiêu dâm trẻ em. […] Như chúng ta đã biết ở buổi xét xử, tồn tại một nhu cầu thiết thực trong giáo dục công chúng về lợi ích cũng như tác ại của phương tiện truyền thông mới, và chính phủ phải làm nhiệm vụ này. Theo quan điểm của tôi, các hành động của chúng tôi hôm nay chỉ có nghĩa là sự kiểm duyệt của chính phủ với các nội dung trên Internet chỉ nên giới hạn trong các ngôn luận không được bảo vệ. […] Sự vắng mặt các quy định của chính quyền trong việc điều chỉnh các nội dung trên Internet tạo ra một kiểu hỗn loạn không thể nghi ngờ, nhưng như một trong các chuyên gia của nguyên đơn đã phản bác tại tòa: "Những thành công đã có chính là sự hỗn loạn mà Internet có. Sức mạnh của Internet là sự hỗn loạn." Chỉ có sức mạng của Internet là sự hỗn loạn, vì vây sức mạng của tự do phụ thuộc vào sự hỗn loạn và các hợp âm hỗn loạn của một ngôn luận không bị kiểm duyệt được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ.[38]

Tuyên bố về các nguyên tắc của Hội nghị thế giới về xã hội thông tin World Summit on the Information Society năm 2013 đã tạo ra một tài liệu tham khảo cụ thể cho tầm quan trọng của quyền tự do biểu đạt trong xã hội thông tin như sau:

Chúng tôi tái khẳng định rằng, một nền tảng quan trọng của xã hội thông tin như đã vạch ra trong Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát, rằng mọi người đều có quyền tự do ý kiến và biểu đạt; và quyền này bao gồm quyền được bảo lưu ý kiến mà không bị can thiệp, quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin, ý tưởng thông qua bất cứu phương tiện nào không phân biệt ranh giới quốc gia. Truyền thông là quá trình xã hội cơ bản, là nhu cầu cơ bản của con người và là nền tảng của tất cả các tổ chức xã hội. Nó là trung tâm của xã hội thông tin. Tất cả mọi người ở mọi nơi nên có cơ hội được tham gia và không ai nên bị loại trừ khỏi lợi ích mà Xã hội Thông tin có thể đem lại.[39]

Theo Bernt Hugenholtz và Lucie Guibault, phạm vi công cộng đang chịu áp lực từ "hàng hóa thông tin" vì thông tin có ít hoặc không có giá trị kinh tế trước đây đã có được giá trị kinh tế độc lập trong thời đại thông tin. Điều này bao gồm dữ liệu thực tế, dữ liệu cá nhân, thông tin di truyềný tưởng thuần túy. Việc hàng hóa thông tin đang diễn ra thông qua luật sở hữu trí tuệ, luật hợp đồng, cũng như luật phát thanh và viễn thông.[40]

Internet và tự do ngôn luận đang là tâm điểm khá thường xuyên gần đây. Việc Facebook và Youtube loại bỏ tài khoản của Alex Jones đã dấy lên các câu hỏi về quyền tự do ngôn luận và làm thế nào những người tự do có thể sử dụng chúng trên Internet.[41][42]

Tự do thông tin

sửa

Tự do thông tin là phần mở rộng của tự do ngôn luận nơi mà phương tiện biểu đạt là Internet. Tự do thông tin có thể được đề cập đến quyền riêng tư trên Internet và các công nghệ thông tin. Cùng với quyền tự do biểu đạt, quyền tiêng tư được công nhận như một quyền con người và tự do thông tin được hiểu như một sự mở rộng của quyền này.[43] Tự do thông tin có thể liên quan đến sự kiểm duyệt thông tin trong một bối cảnh công nghệ thông tin cụ thể, ví dụ như khả năng truy cập vào các nội dung của một trang mạng mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế.[44]

Tự do thông tin cũng gồm cả việc được bảo vệ rõ ràng bởi các luật như Tự do thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của Ontario ở Canada.[45]

Kiểm duyệt Intetnet

sửa

Khái niệm tự do thông tin đã nổi lên để đáp lại các kiểm duyệt của nhà nước, điều khiển và theo dõi trên internet. Kiểm duyệt internet bao gồm sự kiểm soát và đàn áp các ấn phẩm hoặc việc truy cập thông tin trên Internet.[46] Hiệp hội tự do Internet toàn cầu Global Internet Freedom Consortium yêu cầu loại bỏ việc ngăn chặn các dòng chảy thông tin ở những "xã hội đóng" mà họ liệt kê.[47] Theo Tổ chức các quốc gia không biên giới "danh sách kẻ thù của Internet" liệt kê các quốc gia sau trong việc tham gia vào việc kiểm duyệt Internet một cách phổ biến: Trung Quốc, Cuba, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam.[48]

Một ví dụ được công bố rộng rãi về kiểm duyệt internet là "Tường lửa vĩ đại của Trung Quốc" (liên quan đến cả vai trò của nó như một tường lửa mạngVạn Lý Trường Thành cổ đại của Trung Quốc). Hệ thống chặn nội dung bằng cách ngăn chặn các địa chỉ IP được chuyển qua và bao gồm các máy chủ proxy và tường lửa tiêu chuẩn tại các cổng Internet. Hệ thống cũng chọn lọc tham gia đầu độc DNS khi các trang web cụ thể được yêu cầu. Chính phủ dường như không kiểm tra một cách có hệ thống nội dung Internet, vì điều này dường như không thực tế về mặt kỹ thuật.[49] Kiểm duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện theo nhiều luật và quy định hành chính khác nhau, bao gồm hơn sáu mươi quy định hướng vào Internet. Các hệ thống kiểm duyệt được triển khai mạnh mẽ bởi các chi nhánh của các ISPs, công ty kinh doanh và tổ chức thuộc sở hữu nhà nước.[50][51]

Lịch sử bất đồng chính kiến và sự thật

sửa
 
Ảnh bìa cuốnIndex Librorum Prohibitorum, hay là Danh sách các sách bị cấm, (Venice, 1564)

Trước khi phát minh ra báo in, một tác phẩm bằng văn bản được tạo ra chỉ có thể được nhân lên một cách vật lý thông qua việc sao chép thủ công vốn rất tốn công và dễ bị lỗi. Không có hệ thống kiểm duyệt và kiểm soát công phu nào tồn tại, những người chép văn bản tồn tại cho đến thế kỷ 14 bị giới hạn trong các tổ chức tôn giáo, và các tác phẩm của họ hiếm khi gây ra tranh cãi rộng hơn..Đáp lại báo in và những điều dị giáo mà nó cho phép lan truyền, Giáo hội Công giáo La Mã đã chuyển sang áp đặt kiểm duyệt.[52] In ấn cho phép nhiều bản sao chính xác của một tác phẩm, dẫn đến sự lưu thông nhanh chóng và rộng rãi hơn các ý tưởng và thông tin (xem văn hóa in).[53] Nguồn gốc của luật bản quyền ở hầu hết các nước châu Âu nằm trong nỗ lực của Giáo hội Công giáo La Mã và các chính phủ để điều chỉnh và kiểm soát đầu ra của máy in.[53]

Trong Panegyricae orationes septem (1596), Henric van Cuyck, a Giám mục người Hà Lan, bảo vệ cho việc cần thiết của kiểm duyệt và lập luận rằng các tờ báo in của ông Johannes Gutenberg đã dẫn đến một thế giới bị lây nhiễm bởi "lời nói dối đồi trụy", vì vậy Cuyck đã loại bỏ TalmudQu’ran, cùng các tác phẩm củaMartin Luther, Jean CalvinErasmus of Rotterdam.[54]]]

Năm 1501, Giáo hoàng Alexander VI đã ban hành Dự luật chống lại việc in sách không có giấy phép và năm 1559, Expurgatorius Index, hay Danh sách các sách bị cấm, đã được ban hành lần đầu tiên..[52] Danh sách các sách bị cấm là ví dụ nổi tiếng và lâu dài nhất về các danh mục "sách xấu" do Giáo hội Công giáo La Mã ban hành, được cho là có thẩm quyền đối với những suy nghĩ và ý kiến riêng tư, và đàn áp những quan điểm đi ngược lại các học thuyết của nó. Index Expurgatorius được quản lý bởi Toà án dị giáo La Mã, nhưng được thi hành bởi chính quyền địa phương, và đã trải qua 300 phiên bản. Trong đó, nó đã cấm hoặc kiểm duyệt các cuốn sách được viết bởi René Descartes, Giordano Bruno, Galileo Galilei, David Hume, John Locke,Daniel Defoe, Jean-Jacques RousseauVoltaire.[55] Trong khi các chính phủ và nhà thờ khuyến khích in ấn bằng nhiều cách vì nó cho phép phổ biến Kinh Thánh và thông tin chính phủ, các tác phẩm bất đồng chính kiến và phê bình cũng có thể lưu hành nhanh chóng. Do đó, các chính phủ đã thiết lập quyền kiểm soát đối với các máy in trên khắp châu Âu, yêu cầu họ phải có giấy phép chính thức để giao dịch và sản xuất sách.[53]

 
Trang đầu của tác phẩm Areopagitica của John Milton viết năm 1644, trong đó ông đã lập luận mạnh mẽ chống lại Lệnh cấp phép năm 1643

Quan niệm cho rằng sự thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến hoặc lật đổ cần được dung thứ, không bị kiểm duyệt hoặc trừng phạt bởi pháp luật, được phát triển cùng với sự phát triển của báo inbáo chí. Areopagitica, được xuất bản năm 1644, là phản ứng của John Milton trước đề xuất trở lại của chính phủ Anh về việc cấp phép cho các nhà in, do đó bao gồm cả các nhà xuất bản.[56] Chính quyền nhà thờ trước đây đã đảm bảo rằng bài tiểu luận về quyền ly hôn essay on the right to divorcecủa Milton bị từ chối giấy phép xuất bản. Trong Areopagitica, được xuất bản mà không có giấy phép,[57] Milton đã đưa ra một lời biện hộ không khoan nhượng cho tự do ngôn luận và lỗi lầm:,[56] stating:

Hãy cho tôi sự tự do để biết, để nói ra, và tranh luận một cách tự do theo lương tâm, trên hết là tự do.[56]

 
Phiên bản Golden Legendnăm 1688 của Jacobus de Voragine (1260) bị kiểm duyệt theo Index Librorum Expurgatorum năm 1707, trong đó liệt kê các đoạn sách cụ thể đã được lưu hành cần kiểm duyệt[58][59]

Sự bảo vệ tự do ngôn luận của Milton được đặt nền tảng trong một thế giới quan Tin lành và ông nghĩ rằng người dân Anh có sứ mệnh tìm ra sự thật của Cải cách, điều này sẽ dẫn đến sự giác ngộ của tất cả mọi người. Nhưng Milton cũng nói rõ các vấn đề chính của các cuộc thảo luận trong tương lai về tự do ngôn luận. Bằng cách xác định phạm vi tự do ngôn luận và phát ngôn "có hại", Milton lập luận chống lại nguyên tắc kiểm duyệt trước và ủng hộ sự khoan dung đối với một loạt các quan điểm.[56] Anh đã cho phép Tự do báo chí quay trở lại vào năm 1695 khi Lệnh cấp phép năm 1643 hết hiệu lực sau khi Dự luật Nhân quyền 1689 được giới thiệu ngay sau Cách mạng Vinh quang.[60][61] Sự xuất hiện của các ấn phẩm như Tatler (1709) và Spectator (1711) được công nhận trong việc tạo ra một "lĩnh vực công tư sản" ở Anh, nơi cho phép trao đổi ý tưởng và thông tin tự do.

Khi "mối đe dọa" của việc in ấn lan rộng, nhiều chính phủ đã cố gắng tập trung kiểm soát.[62] Hoàng Gia Pháp đã đàn áp việc in ấn và máy in Etienne Dolet đã bị đốt cháy trên giàn hỏa thiệu vào năm 1546. Năm 1557, Vương quốc Anh nghĩ rằng sẽ ngăn chặn dòng chảy của những cuốn sách dị giáo và lạc giáo bằng cách ban đặc quyền cho Công ty xuất bản Stationers' Company. Quyền in ấn được giới hạn trong thành viên của hiệp hội,và 30 năm sau công ty in Star Chamber đã được chỉ định để cắt giảm "sự lạm dụng to lớn" của "những người thợ nhuộm, những kẻ gây rối hoặc những người in và bán sách lậu." Quyền in được giới hạn ở 2 trường đại học với 21 máy in tồn tại ở thành phố London city of London, nơi từng có 53 máy in báo printing presses. Khi Hoàng Gia Anh nắm quyền kiểm soát việc thành lập nhà in, 1637 máy in được chuyển sang Hà Lan. Cuộc đối đầu với chính quyền đã khiến các nhà in trở nên cực đoan và nổi loạn, với 800 tác giả, nhà in và đại lý sách bị giam giữ ở Bastille ở Paris trước khi nó bị thổi bay vào năm 1789.[62]

Hậu duệ của các nhà tư tưởng Anh đã đi đầu trong các cuộc thảo luận ban đầu về quyền tự do ngôn luận, trong đó có John Milton (1608 -1674) và John Locke (1632 -1704). Locke thiết lập cá nhân là đơn vị giá trị và là người mang quyền sống, quyền tự do, tài sảnmưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, các ý tưởng của Locke phát triển chủ yếu xoay quanh khái niệm về quyền tìm kiếm sự cứu rỗi cho linh hồn của một người, và do đó chủ yếu liên quan đến các vấn đề thần học. Locke không ủng hộ một sự khoan dung phổ quát của các dân tộc cũng như tự do ngôn luận; theo ý tưởng của ông, một số nhóm, chẳng hạn như người vô thần, không nên được cho phép.[63]

Tập tin:Tượng George Orwell - BBC London (38562767202).jpg
George Orwell statue tại trụ sở của BBC. Một người bảo vệ tự do ngôn luận trong xã hội mở, bức tường phía sau bức tượng được khắc dòng chữ "Nếu tự do là bất cứ điều gì, có nghĩa là quyền được nói với mọi người điều mà họ không muốn nghe", lời đề tự của George Orwell trong cuốn sách Trại súc vật viết năm (1945).[64]

Vào nửa sau của thế kỉ 17 trên lục địa châu Âu, các nhà triết học như Baruch SpinozaPierre Bayle đã phát triển các ý tưởng bao gồm một khía cạnh tự do ngôn luận và khoan dung hơn so với các nhà triết học Anh đầu tiên.[63] Vào thế kỷ 18, ý tưởng về tự do ngôn luận đã được thảo luận bởi các nhà tư tưởng trên khắp thế giới phương Tây, đặc biệt là các triết gia Pháp như Denis Diderot, Baron d'HolbachClaude Adrien Helvétius.[65] Ý tưởng bắt đầu được kết hợp trong lý thuyết chính trị cả về lý thuyết cũng như thực tiễn; sắc lệnh nhà nước đầu tiên trong lịch sử tuyên bố tự do ngôn luận hoàn toàn là bản phát hành ngày 4 tháng 12 năm 1770 tại Đan Mạch-Na Uy trong thời kỳ nhiếp chính của Johann Friedrich Struensee.[66] Tuy nhiên, bản thân Struensee đã áp đặt một số hạn chế nhỏ cho sắc lệnh này vào ngày 7 tháng 10 năm 1771 và nó thậm chí còn bị hạn chế hơn sau khi Struensee sụp đổ với luật được đưa ra vào năm 1773, mặc dù việc kiểm duyệt không được giới thiệu lại.[67]

John Stuart Mill (1806 -1873) lập luận rằng nếu con người không có tự do thì không thể có tiến bộ về khoa học, luật pháp hay chính trị, theo đó Mill yêu cầu việc tự do thảo luận và nêu ý kiến. Tác phẩm Bàn vệ tự do của Mill, xuất bản năm 1859 đã trở thành một sự phòng thủ kinh điển cho quyền tự do ngôn luận.[56] Mill lập luận rằng sự thật xua đuổi sự giả dối, do đó không nên sợ sự thể hiện ý tưởng tự do, dù nó đúng hay sai. Sự thật không ổn định hoặc cố định, mà phát triển theo thời gian. Mill lập luận rằng phần lớn những gì chúng ta từng coi là đúng đã trở thành sai. Do đó, các quan điểm không nên bị cấm cho dù nó có sai lầm hiển nhiên. Mill cũng lập luận rằng thảo luận tự do là cần thiết để ngăn chặn "sự chậm trễ sâu sắc của một ý kiến dứt khoát ". Thảo luận sẽ thúc đẩy sự tiến lên của sự thật và bằng cách xem xét các quan điểm sai lầm, cơ sở của các quan điểm thực sự có thể được xác nhận lại.[68] Hơn nữa, Mill lập luận rằng một ý kiến chỉ mang giá trị nội tại cho chủ sở hữu của ý kiến đó, do đó, buộc phải im lặng việc biểu hiện ý kiến đó là một sự bất công đối với một quyền cơ bản của con người. Đối với Mill, trường hợp duy nhất trong đó lời nói có thể bị triệt tiêu một cách chính đáng là để ngăn chặn tác hại từ mối đe dọa rõ ràng và trực tiếp. Không có ý nghĩa kinh tế hay đạo đức, cũng như việc người nói không sở hữu tài sản có thể biện minh cho việc đàn áp ngôn luận..[69]

Trong tiểu sử Voltaire của Evelyn Beatrice Hall, bà đã đặt ra câu sau đây để minh họa cho niềm tin của Voltaire: "Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến cùng điều bạn nói cho dù phải chết." Câu nói này thường xuyên được trích dẫn để mô tả nguyên tắc của tự do ngôn luận.[70] Hall's quote is frequently cited to describe the principle of freedom of speech.[70] Trong Thế kỷ 20, Noam Chomsky tuyên bố rằng: "Nếu bạn tin vào tự do ngôn luận, bạn tin vào tự do ngôn luận cho những quan điểm mà bạn không thích. Những kẻ độc tài như StalinHitler, chỉ ủng hộ tự do ngôn luận cho những quan điểm mà họ ưu thích. Nếu bạn ủng hộ tự do ngôn luận, điều đó có nghĩa là bạn ủng hộ tự do ngôn luận cho những quan điểm mà bạn coi thường. "[71] Lee Bollinger lập luận rằng "nguyên tắc tự do ngôn luận liên quan đến một hành động đặc biệt được khắc sâu trong lĩnh vực tương tác xã hội để tự kiềm chế phi thường, mục đích của nó là phát triển và thể hiện năng lực xã hội nhằm kiểm soát cảm xúc được gợi lên bởi một loạt các cuộc gặp gỡ xã hội." Bollinger lập luận rằng sự khoan dung là một giá trị mong muốn, không hiển nhiên. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng xã hội nên được quan tâm bởi những người trực tiếp phủ nhận hoặc ủng hộ, ví dụ, tội diệt chủng (xem các hạn chế ở trên).[72]

Cuốn tiểu thuyết Người tình của Lady Chatterley viết năm 1928 của D. H. Lawrence đã bị cấm vì những điều được cho là tục tĩu ở một số quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc và Canada. Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, các phán quyết của tòa án mang tính bước ngoặt đã chứng kiến lệnh cấm đối với những điều tục tĩu bị lật đổ. Dominic Sandbrook của tờ The Telegraph ở Anh đã viết: "Bây giờ sự tục tĩu công khai đã trở nên phổ biến, thật khó để lấy lại bầu không khí của một xã hội phù hợp để cấm những cuốn sách như Người tình của Lady Chatterley vì nó gây "đồi trụy và suy đồi" đối với độc giả của nó. " [73] Fred Kaplan của tờ New York Times tuyên bố việc đảo ngược các luật tục tĩu" đặt ra một vụ nổ của tự do ngôn luận "ở Mỹ.[74]

Quyền tự do ngôn luận đã được giải thích bao gồm quyền chụp và xuất bản ảnh của người lạ ở khu vực công cộng mà cho dù họ không biết hoặc không cho phép.[75][76]. Điều này không áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Việt Nam

sửa

Đánh giá của Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc

sửa

Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (CCPR) vào ngày 11/11/2022 vừa qua công bố phúc trình về công tác theo dõi tiếp sau Nhận xét Kết luận được thông qua vào ngày 25/3/2022. Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm E, thấp nhất trong thang từ A xuống. CCPR bày tỏ quan ngại về công tác thông qua những nghị định nhằm hạn chế thêm nữa quyền tự do ngôn luận. CCPR cũng lấy làm tiếc việc Việt Nam không cung cấp thông tin về các bước thực hiện trong lĩnh vực thúc đẩy truyền thông đa chiều, không bị chính phủ can thiệp.[77]

Xem thêm

sửa

Nguồn

sửa
  1. ^ Universal Declaration of Human Rights
  2. ^ “Article 19”. International Covenant on Civil and Political Rights. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights; adopted and opened for signature, ratification and accession by UN General Assembly resolution 2200A (XXI) of ngày 16 tháng 12 năm 1966, entry into force ngày 23 tháng 3 năm 1976. ngày 23 tháng 3 năm 1976. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  3. ^ a b van Mill, David (ngày 1 tháng 1 năm 2016). Zalta, Edward N. (biên tập). The Stanford Encyclopedia of Philosophy .
  4. ^ a b c Smith, David (ngày 5 tháng 2 năm 2006). “Timeline: a history of free speech”. The Guardian. London. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ Raaflaub, Kurt; Ober, Josiah; Wallace, Robert (2007). Origins of democracy in ancient Greece. University of California Press. tr. 65. ISBN 0-520-24562-8.
  6. ^ M. P. Charlesworth (tháng 3 năm 1943). “Freedom of Speech in Republican Rome”. The Classical Review. The Classical Association. 57 (1): 49. doi:10.1017/s0009840x00311283.
  7. ^ Arthur W. Diamond Law Library at Columbia Law School (ngày 26 tháng 3 năm 2008). “Declaration of the Rights of Man and of the Citizen”. Hrcr.org. www.hrcr.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  8. ^ United Nations (ngày 10 tháng 9 năm 1948). “The Universal Declaration of Human Rights”. UN.org. www.un.org. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ a b c d e Andrew Puddephatt, Freedom of Expression, The essentials of Human Rights, Hodder Arnold, 2005, p. 128
  10. ^ a b c Brett, Sebastian (1999). Limits to tolerance: freedom of expression and the public debate in Chile. Human Rights Watch. tr. xxv. ISBN 978-1-56432-192-3.
  11. ^ Sanders, Karen (2003). Ethics & Journalism. Sage. tr. 68. ISBN 978-0-7619-6967-9.
  12. ^ Nossel, Suzanne (28 July 2020). Dare to Speak: Defending Free Speech for All. HarperCollins. p. 10. ISBN 978-0-06-296606-3.
  13. ^ Marlin, Randal (2002). Propaganda and the Ethics of Persuasion. Broadview Press. tr. 226–27. ISBN 978-1551113760.
  14. ^ Marlin, Randal (2002). Propaganda and the Ethics of Persuasion. Broadview Press. tr. 226. ISBN 978-1551113760.
  15. ^ Marlin, Randal (2002). Propaganda and the Ethics of Persuasion. Broadview Press. tr. 228–29. ISBN 978-1551113760.
  16. ^ “A Decade of Measuring the Quality of Governance” (PDF). World Bank. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  17. ^ Matschke, Alexander (ngày 25 tháng 12 năm 2014). “Freedom of expression promotes democracy”. D+C Development and Cooperation.
  18. ^ Marlin, Randal (2002). Propaganda and the Ethics of Persuasion. Broadview Press. tr. 229. ISBN 978-1551113760.
  19. ^ Church members enter Canada, aiming to picket bus victim's funeral, CBC News, ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  20. ^ Brennan, David (ngày 26 tháng 10 năm 2018). “Calling Prophet Muhammad a Pedophile Not Protected by Free Speech, Court Rules”. Newsweek. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. The European Court of Human Rights (ECHR) ruled that calling the Prophet Muhammad a pedophile was not protected by freedom of speech laws.
  21. ^ Chase Winter (ngày 26 tháng 10 năm 2018). “Calling Prophet Muhammad a pedophile does not fall within freedom of speech: European court”. Deutsche Welle. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. An Austrian woman's conviction for calling the Prophet Muhammad a pedophile did not violate her freedom of speech, the European Court of Human Rights ruled Thursday.
  22. ^ Lucia I. Suarez Sang (ngày 26 tháng 10 năm 2018). “Defaming Muhammad does not fall under purview of free speech, European court rules”. Fox News. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. The freedom of speech does not extend to include defaming the prophet of Islam, the European Court of Human rights ruled Thursday.
  23. ^ Bojan Pancevski (ngày 26 tháng 10 năm 2018). “Europe Court Upholds Ruling Against Woman Who Insulted Islam”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. Europe’s highest human rights court ruled on Friday that disparagement of religious doctrines such as insulting the Prophet Muhammad isn’t protected by freedom of expression and can be prosecuted.
  24. ^ a b c d e “Freedom of Speech”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. ngày 17 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  25. ^ Schenck v. United States in 1919
  26. ^ a b Harcourt. “Conclusion”. The Collapse of the Harm Principle. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ Doomen 2014, pp. 111, 112.
  28. ^ Kenneth Einar Himma. “Philosophy of Law”. Internet Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2014.
  29. ^ https://www.upi.com/Italian-Parliament-introduces-holocaust-denial-legislation/32801381924558/
  30. ^ Brandenburg v. Ohio, 395 U.S. 444 (1969)
  31. ^ Jasper 1999, tr. 32.
  32. ^ Brandenburg, at 447
  33. ^ Brandenburg, at 450–01
  34. ^ Lewis 2007, tr. 124.
  35. ^ “ABA Division for Public Education: Students: Debating the "Mighty Constitutional Opposites": Hate Speech Debate”. www.americanbar.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2016.
  36. ^ Marcotte, John (ngày 1 tháng 5 năm 2007). “free speech flag”. Badmouth. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  37. ^ Glanville, Jo (ngày 17 tháng 11 năm 2008). “The big business of net censorship”. The Guardian. London. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2014.
  38. ^ a b Rowland, Diane (2005). Information Technology Law. Routledge-Cavendish. tr. 463–65. ISBN 978-1859417560.
  39. ^ Klang, Mathias; Murray, Andrew (2005). Human Rights in the Digital Age. Routledge. tr. 1. ISBN 978-1-904385-31-8.
  40. ^ Guibault, Lucy; Hugenholtz, Bernt (2006). The future of the public domain: identifying the commons in information law. Kluwer Law International. tr. 1. ISBN 9789041124357.
  41. ^ “Should the tech giants be liable for content?”. The Economist (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
  42. ^ “In what looked like a coordinated effort, Facebook, Apple, and YouTube banned Internet conspiracy theorist Alex Jones from their platforms, each citing its hate-speech policy.(The Week)(Brief article)”. National Review, Inc. 70: 6. tháng 9 năm 2018.
  43. ^ Clarke, Ian; Miller, Scott G.; Hong, Theodore W.; Sandberg, Oskar; Wiley, Brandon (2002). “Protecting Free Expression Online with Freenet” (PDF). Internet Computing. IEEE: 40–49. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019.
  44. ^ Pauli, Darren (ngày 14 tháng 1 năm 2008). “Industry rejects Australian gov't sanitized Internet measure”. The Industry Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  45. ^ Martin, Robert; Adam, G. Stuart (1994). A Sourcebook of Canadian Media Law. McGill-Queen's Press. tr. 232–34. ISBN 0886292387.
  46. ^ Deibert, Robert; Palfrey, John G; Rohozinski, Rafal; Zittrain, Jonathan (2008). Access denied: the practice and policy of global Internet filtering. MIT Press. ISBN 978-0262541961.
  47. ^ “Our Mission”. Global Internet Freedom Consortium. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  48. ^ “Internet Enemies” (PDF). Paris: Reporters Without Borders. tháng 3 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2011.
  49. ^ Watts, Jonathan (ngày 20 tháng 2 năm 2006). “War of the words”. London: The Guardian.
  50. ^ “II. How Censorship Works in China: A Brief Overview”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2006.
  51. ^ Chinese Laws and Regulations Regarding Internet Lưu trữ 2012-02-20 tại Wayback Machine
  52. ^ a b de Sola Pool, Ithiel (1983). Technologies of freedom. Harvard University Press. tr. 14. ISBN 978-0-674-87233-2.
  53. ^ a b c MacQueen, Hector L; Waelde, Charlotte; Laurie, Graeme T (2007). Contemporary Intellectual Property: Law and Policy. Oxford University Press. tr. 34. ISBN 978-0-19-926339-4.
  54. ^ “6. Henric van Cuyck, Bishop of Roermond (1546–1609). Panegyricae orationes septem. Louvain: Philippus Zangrius, 1596”. Ecclesiastical Censorship, "Heresy and Error": The Ecclesiastical Censorship of Books, 1400–1800. Bridwell Library. ngày 17 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  55. ^ Castillo, Anastasia (2010). Banned Books: Censorship in Eighteenth-Century England. GRIN Verlag. tr. 12. ISBN 978-3-640-71688-3.
  56. ^ a b c d e Sanders, Karen (2003). Ethics & Journalism. Sage. tr. 66. ISBN 978-0-7619-6967-9.
  57. ^ “13. John Milton (1608–1674). Areopagitica; A Speech of Mr. John Milton for the Liberty of Unlicenc'd Printing, to the Parlament of England. London: [s.n.], 1644”. Early Censorship in England, "Heresy and Error": The Ecclesiastical Censorship of Books, 1400–1800. Bridwell Library. ngày 17 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  58. ^ “The index of expurgations”. "Heresy and Error": The Ecclesiastical Censorship of Books, 1400–1800. Bridwell Library. ngày 17 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  59. ^ “52. Jacobus de Voragine (c. 1230–1298). Legenda aurea sanctorum. Madrid: Juan Garcia, 1688”. The Index of Expurgations, "Heresy and Error": The Ecclesiastical Censorship of Books, 1400–1800. Bridwell Library. ngày 17 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  60. ^ Rayner, Gordon (ngày 7 tháng 10 năm 2011). “Leveson Inquiry: British press freedom is a model for the world, editor tells inquiry”. The Telegraph. Telegraph Media Group Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018. Mr Rusbridger said: "When people talk about licensing journalists or newspapers the instinct should be to refer them to history. Read about how licensing of the press in Britain was abolished in 1695.
  61. ^ Nelson, Fraser (ngày 24 tháng 11 năm 2012). “David Blunkert warns MPs against regulating the Press”. The Spectator. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018. Jeremy Paxman famously said he went into journalism after hearing that the relationship between a journalist and a politician was akin to that of a dog and a lamppost. Several MPs now want to replace this with a principle whereby MPs define the parameters under which the press operates – and "work together". It is a hideous idea that must be resisted. The last time this happened was under the Licensing Order of 1643, which was allowed to expire in 1695 after the introduction of the 1688 Bill of Rights shortly after the Glorious Revolution. As I wrote in my Daily Telegraph column yesterday, it’s amazing that so many Tory MPs should want to turn the clock back 300 years.
  62. ^ a b de Sola Pool, Ithiel (1983). Technologies of freedom. Harvard University Press. tr. 15. ISBN 978-0-674-87233-2.
  63. ^ a b Jonathan Israel (2002). Radical Enlightenment. Oxford University Press. tr. 265–67.
  64. ^ Jennings, Martin (ngày 7 tháng 11 năm 2017). “Orwell statue unveiled”. BBC. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  65. ^ Jonathan Israel (2006). Enlightenment Contested. Oxford University Press. tr. 155ff, 781ff.
  66. ^ Jonathan Israel (2010). A Revolution of the Mind. Princeton University Press. tr. 76.
  67. ^ H. Arnold Barton (1986). Scandinavia in the Revolutionary Era – 1760–1815. University of Minnesota Press. tr. 90–91.
  68. ^ Sanders, Karen (2003). Ethics & Journalism. Sage. tr. 67. ISBN 978-0-7619-6967-9.
  69. ^ Warburton, Nigel (2009). Free Speech: A Very Short Introduction. Oxford. tr. 24–29. ISBN 978-0-19-923235-2.
  70. ^ a b Boller, Jr., Paul F.; George, John (1989). They Never Said It: A Book of Fake Quotes, Misquotes, and Misleading Attributions. New York: Oxford University Press. tr. 124–26. ISBN 0-19-505541-1.
  71. ^ Bản mẫu:Cite AV Media
  72. ^ Bollinger, Lee C. (1986). The Tolerant Society: Freedom of Speech and Extremist Speech in America. Oxford University Press. ISBN 0195040007.
  73. ^ Sandbrook, Dominic (ngày 16 tháng 10 năm 2010). “Lady Chatterley trial - 50 years on. The filthy book that set us free and fettered us forever”. The Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018. Though few then could have realised it, a tiny but unmistakeable line runs from the novel Lawrence wrote in the late 1920s to an international pornography industry today worth more than £26 billion a year. Now that public obscenity has become commonplace, it is hard to recapture the atmosphere of a society that saw fit to ban books such as Lady Chatterley’s Lover because it was likely to "deprave and corrupt" its readers. Although only half a century separates us from Harold Macmillan’s Britain, the world of 1960 can easily seem like ancient history. In a Britain when men still wore heavy grey suits, working women were still relatively rare and the Empire was still, just, a going concern, D H Lawrence’s book was merely one of many banned because of its threat to public morality.
  74. ^ Kaplan, Fred (ngày 20 tháng 7 năm 2009). “The Day Obscenity Became Art”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018. TODAY is the 50th anniversary of the court ruling that overturned America’s obscenity laws, setting off an explosion of free speech — and also, in retrospect, splashing cold water on the idea, much discussed during Sonia Sotomayor’s Supreme Court confirmation hearings, that judges are "umpires" rather than agents of social change.
  75. ^ Kenworthy, Bill (tháng 4 năm 2012). “Photography & First Amendment”. Newseum Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019.
  76. ^ “Photographers' Rights”. aclu.org. American Civil Liberties Union. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018. Taking photographs and video of things that are plainly visible in public spaces is a constitutional right—and that includes transportation facilities, the outside of federal buildings, and police and other government officials carrying out their duties. Unfortunately, law enforcement officers have been known to ask people to stop taking photographs of public places. Those who fail to comply have sometimes been harassed, detained, and arrested
  77. ^ “Việt Nam bị Ủy ban Nhân quyền LHQ xếp vào nhóm chót bảng về tự do ngôn luận”. RFA. ngày 18 tháng 11 năm 2022.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Mill 1859 1-5” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Mill 1859 2-19” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Ten Cate 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Wragg 2015” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Censorship Bản mẫu:Liberty Bản mẫu:Particular human rights Bản mẫu:Internet censorship Bản mẫu:Media culture Bản mẫu:Sexual revolution