Từ Lâm Tự[1] hay chùa Gò Kén, chùa Thiền Lâm là một ngôi chùa Phật giáo nằm tại ấp Long Trung, phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đây là một trong những kiến trúc Phật giáo có mặt sớm nhất ở Tây Ninh khi có tuổi đời hơn 100 năm tuổi.[2][3] Đây cũng là nơi mà Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài SangPhạm Công Tắc mượn làm nơi khai sinh ra đạo Cao Đài.[1][4] Trụ trì chùa hiện nay là Thích Thiện Nghĩa.[5] Cùng với Tòa Thánh Tây Ninhnúi Bà Đen, cả ba được xem là ba kiến trúc tâm linh gần như thẳng hàng ở Tây Ninh.[6]

Từ Lâm Tự
Chùa Gò Kén, Chùa Thiền Lâm
Cổng chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) vào năm 2022.
Tôn giáo
Giáo pháiĐạo Phật
TỉnhTây Ninh
VùngNam Bộ Việt Nam
Giáo hội hoặc trạng thái tổ chứcđang hoạt động
Lãnh đạoThích Thiện Nghĩa
Năm thánh hiến1904 - năm khánh thành
Vị trí
Vị tríLong Thành Trung, Hòa Thành, Tây Ninh
Quốc gia Việt Nam
Tọa độ địa lý11°16′27″B 106°06′15″Đ / 11,2742284°B 106,104204°Đ / 11.2742284; 106.104204

Ngôi chùa được xây dựng trên một gò đất cao mọc đầy dây kén. Cũng vì vậy mà mọi người đã gọi chùa Thiền Lâm là chùa Gò Kén.[7][2] Tên gọi đó vẫn còn tồn tại đến hiện nay dù loại dây kén này đã không còn. Mục tiêu của chùa là trở thành Trung tâm Phật giáo của tỉnh Tây Ninh.[2][8]

Lịch sử

sửa
 
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở chùa Thiền Lâm năm 2022.

Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng năm 1904 bằng tre lá đơn sơ bởi hòa thượng Thích Trí Lượng.[2] Vào năm 1925, hòa thượng Thích Từ Phong, đệ tử của hòa thượng Thích Trí Lượng cùng các tín đồ phật giáo đã xây dựng ngôi chùa lại kiên cố trên khuôn viên rộng 20.000 m2 (hiện nay diện tích này đã bị thu hẹp lại còn hơn 6.000 m2).[2][9]

Từ 15 tháng 10 năm Bính Dần (1926) âm lịch đến rằm tháng giêng Đinh Mão (1927) âm lịch, Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài SangPhạm Công Tắc đã mượn Từ Lâm Tự làm nơi khai đạo Cao Đài.[1]

Chùa Gò Kén được trùng tu năm 1970 sau khi bị hư hại, hoang tàn do chiến tranh. Tháng 7 năm 2007, Đại đức Thích Thiện Nghĩa được Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm giữ chức trụ trì chùa cho đến nay.[2][3]

Sáng ngày 7 tháng 1 năm 2022, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tây Ninh đã long trọng tổ chức lễ ra mắt Ban Trị sự Phật giáo thị xã Hòa Thành, nhiệm kỳ 2021-2026 tại Từ Lâm Tự.[10] Đại đức Thích Thiện Nghĩa làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo thị xã Hòa Thành.[11]

Kiến trúc

sửa

Chùa được xây dựng theo bản vẽ của kiến trúc sư Học Đình có chiều dài 30 m và rộng 15 m.[12] Quần thể chùa là kiến thúc giữa văn hóa phương Đông và Tây, nửa cổ kính, nửa hiện đại.[3]

Trước sân chùa, nổi bật là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni tham thiền dưới bóng cây bồ đề được xây dựng vào năm 2009. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 25 m đứng trên con rồng cao 7 m;[13] tượng Phật nhập niết bàn dài 25 m cũng hoàn thành và an vị 18 tượng phật La Hán trong năm 2017.[3][5]

Ngoài ra còn có nhiều công trình khác như cổng tam quan, điện thờ Đức Phật Di Lạc, vườn Lâm Tỳ Ni, Ngũ Hành Sơn và công trình bảo tháp xá lợi cao 9 tầng đang được xây dựng.[3]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d e f Giang Phương (2 tháng 5 năm 2018). “Độc đáo ngôi chùa trăm tuổi ở Tây Ninh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c d e Giang Phương; Hữu Nhân. “Chùa Gò Kén- đổi thay sau 100 trăm”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ “Thử bàn về Ngày khai đạo của đạo Cao đài”. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. 5 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ a b Giang Phương (1 tháng 9 năm 2022). “Chùa Gò Kén đổi thay sau 100 năm”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Trần Vũ. “Chùa Gò Kén- Thiền Lâm: Thời vàng son trở lại”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ M.Mai (7 tháng 7 năm 2022). “[Photo] Khám phá điểm đến tuyệt đẹp ở Tây Ninh cùng Á hậu Hoàng My | Điểm đến | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ “Tây Ninh – mảnh đất trầm tích lịch sử và tâm linh”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 4 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ “Cuối tuần vi vu Tây Ninh với 800.000 đồng”. Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam. 19 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Ban TT-TT Phật giáo Tây Ninh (9 tháng 1 năm 2022). “Tây Ninh: Lễ ra mắt Ban Trị sự GHPGVN thị xã Hòa Thành, nhiệm kỳ 2021-2026”. Báo Giác Ngộ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Ph.V (23 tháng 8 năm 2022). “Phật tử thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận) cúng dường các tự viện tại Tây Ninh”. Báo Giác Ngộ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Thanh Trí; M.Tú (4 tháng 9 năm 2020). “Hành hương xuyên Việt đừng bỏ qua Tây Ninh”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Hữu Thiện. “Chùa Thiền Lâm – Gò Kén: Khánh thành tượng Bồ tát Quán Thế Âm”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.