Phanh thây
Phanh thây (phân thây) hay phân xác (tiếng Anh: Dismemberment) là hành động chặt, xé, kéo, vặn hoặc cắt rời các chi của một sinh vật sống hoặc chết. Nó đã được thực hiện đối với con người như một hình thức tử hình nhưng có thể xảy ra do tai nạn, hoặc liên quan đến giết người, tự sát hoặc ăn thịt đồng loại. Trái ngược với phẫu thuật cắt cụt chi, việc chặt chân tay này thường với mục đích gây tử vong. Trong tội phạm học, có sự khác biệt giữa "việc phân thây mang tính tấn công" trong đó việc gây thương tổn cho nạn nhân là mục đích chính; và "việc phân thây mang tính phòng thủ" trong đó động cơ là để tiêu hủy bằng chứng.[1]
Tại phương Tây, "cắt xẻo cơ thể" ban đầu được dùng chung với "phanh thây", sau này hai khái niệm đã có sự tách biệt.
Các hình thức
sửaChặt, cắt bỏ
sửaĐây từng là hình thức trừng phạt người sống trong một số nền văn hóa. Thế kỷ 17 ở Ba Tư, tội phạm sẽ bị treo ngược và bị xẻ đôi cơ thể, các phần cỡ thể này bị kéo đi khắp phố; phương pháp này gọi là Shekkeh.[3]
Trong Đế chế La Mã thần thánh, Hiến pháp hình sự Carolina của hoàng đế Karl V đưa ra hình thức chặt cơ thể tội phạm làm bốn và treo chúng ở bốn con đường lớn.[4]
Thời Hán, Đường tại Trung Quốc, hình phạt phanh thây cũng được sử dụng, những kẻ phạm tội sẽ bị chém ngang hông.[5][6]
Xé, kéo rời
sửaPhanh thây bằng sức ngựa là hình phạt khá phổ biến trên thế giới, từ vua Charles V đến Louis XIII của Pháp[7] đến các triều đại Trung Quốc xưa đã có hình phạt "Tứ mã phanh thây". Nạn nhân sẽ bị trói tứ chi vào bốn con ngựa, mỗi con ngựa này bị kích động và chạy theo các hướng khác nhau khiến cơ thể nạn bị xé thành từng mảnh. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là "Ngũ mã phân thây" với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.
Ở các thời đại lại có những hình thức phanh thây khác nhau như: Hoàng đế Aurelian cho người kéo hai ngọn cây xuống và trói ngược hai chân nạn nhân lên hai ngọn cây này, khi thả hai ngọn cây về vị trí cũ thì cơ thể nạn nhân bị xé đôi.[8]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Persaud, Raj (8 tháng 6 năm 2012). “The Psychology of Corpse Dismemberment – The Motivation Behind the Most Grotesque of Crimes”. HuffPost UK. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
- ^ a b Stone, Michael H. & Brucato, Gary (2019). The New Evil: Understanding the Emergence of Modern Violent Crime. Amherst, New York: Prometheus Books. tr. 83–84. }}
- ^ Binning, Robert B. M. (1857). A Journal of Two Years' Travel in Persia, Ceylon, Etc (bằng tiếng Anh). W.H. Allen and Company.
- ^ Koch, Johann Christoph (1824). Hals- oder peinliche Gerichtsordnung Kaiser Carls V. und des H. Röm. Reichs nach der Originalausgabe vom J. 1533 auf das genaueste abgedruckt und mit der zweiten und dritten Ausgabe v. J. 1533 und 1534 verglichen: nebst dem horixischen Programma: wahre Veranlassung der P.H.G.O. und einer Vorrede,... (bằng tiếng Đức). J.C. Krieger.
- ^ Hulsewé, Anthony François Paulus (1 tháng 1 năm 1985). Remnants of Chʻin Law: An Annotated Translation of the Chʻin Legal and Administrative Rules of the 3rd Century B.C. Discovered in Yün-meng Prefecture, Hu-pei Province, in 1975 (bằng tiếng Anh). BRILL. ISBN 978-90-04-07103-2.
- ^ Benn, Charles D.; Benn, Charles (2004). China's Golden Age: Everyday Life in the Tang Dynasty (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-517665-0.
- ^ Tapié, Victor L. (12 tháng 7 năm 1984). France in the Age of Louis XIII and Richelieu (bằng tiếng Anh). CUP Archive. ISBN 978-0-521-26924-7.
- ^ Mariev, Sergei (26 tháng 2 năm 2009). Ioannis Antiocheni fragmenta quae supersunt omnia (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter. ISBN 978-3-11-021031-6.