Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ

chức sĩ quan cấp cao nhất Quân đội Hoa Kỳ, cố vấn quân sự chính cho Tổng tư lệnh

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tên tiếng Anh: Chairman of the Joint Chiefs of Staff viết tắt là: CJCS, một số tài liệu tiếng Việt còn gọi là Tổng tham mưu trưởng Liên quân, theo luật, là chức vụ sĩ quan cấp cao nhất của Quân đội Hoa Kỳ,[2] và là cố vấn quân sự chính của Tổng thống Hoa Kỳ, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.[3][4]

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
Quân kỳ của CJCS
Đương nhiệm
Đại tướng Không quân Charles Q. Brown Jr.

từ 1 tháng 10 năm 2023[1]
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
Thể loạiSĩ quan cấp cao nhất trong quân đội
Báo cáo tớiTổng thống
Bộ trưởng Quốc phòng
Đề cử bởiBộ trưởng Quốc phòng
Bổ nhiệm bởiTổng thống, với sự phê chuẩn của Thượng viện
Nhiệm kỳ4 năm
Thành lập19 tháng 8 năm 1949
Người đầu tiên giữ chứcThống tướng Lục quân Omar Bradley
Websitewww.jcs.mil

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân là chức vị cao hơn tất cả những người đứng đầu các quân chủng nhưng không có thực quyền tư lệnh tác chiến đối với những người đứng đầu này hay quân chủng của họ.[2] Ông là người chủ trì các cuộc họp và điều hợp những nỗ lực của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (JCS) gồm có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tham mưu trưởng Lục quân, Tham mưu trưởng Không quân, Chủ nhiệm Tác chiến Hải quân, Chỉ huy trưởng Thủy quân lục chiến.[3] Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân có các văn phòng đặt trong Ngũ Giác Đài.

Mặc dù Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân được xem là rất quan trọng và quyền lực cao nhưng cả hai Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân không có bất cứ thực quyền tư lệnh nào đối với các lực lượng tác chiến. Đạo luật Goldwater-Nichols đặt thứ tự chỉ huy từ Tổng thống Hoa Kỳ đến Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ rồi trực tiếp đến các tư lệnh các Bộ tư lệnh Tác chiến Thống nhất.[5] Tuy nhiên các thành viên Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân có thực quyền điều động nhân sự và trông coi việc phân bố nhân lực và nguồn lực cho các bộ tư lệnh tác chiến trong các quân chủng của mình. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cũng có thể gởi thông điệp từ Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng đến các tư lệnh tác chiến[6] cũng như phân phối ngân sách phụ đến cho các vị tư lệnh tác chiến nếu cần thiết.[7] Ông cũng thực thi tất cả các chức năng khác được diễn tả dưới Mục 153, Điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ hay phân bố các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm cho các sĩ quan khác trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân dưới danh nghĩa của mình.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ được một vị tướng 3-sao có chức vụ là "Giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân" giúp đỡ về mặt điều hành Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân mà gồm có những thành phần với các con số sĩ quan bằng nhau từ các quân chủng Hải, Lục, Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được điều động đến để giúp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân về phương hướng, hoạt động chiến lược thống nhất cũng như liên kết các lực lượng hải, lục, không quân.

Thủy sư đô đốc William D. Leahy của Hải quân Hoa Kỳ đã phục vụ trong vai trò Tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh từ 20 tháng 7 năm 1942 đến 21 tháng 3 năm 1949. Chức danh này của Leahy là tiền thân của chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử và phải được đa số phiếu của Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận mới được bổ nhiệm.[2] Theo luật, Tổng tham mưu trưởng được bổ nhiệm với cấp bậc đại tướng hay đô đốc 4-sao.[2]

Tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh

sửa
# Tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh Thời gian đảm nhiệm Nhánh phục vụ Tổng thống
1   Thủy sư đô đốc
William Daniel Leahy
(1875–1959)
20.7.1942 — 21.3.1949
(6 năm, 244 ngày)
 
Hải quân Hoa Kỳ
Franklin D. Roosevelt
Harry S. Truman

Danh sách các Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân

sửa
# Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Thời gian đảm nhiệm Nhánh phục vụ Tổng thống
1   Thống tướng Lục quân
Omar Bradley
(1893–1981)
19.8.1949 — 15.8.1953
(3 năm, 361 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Harry Truman
Dwight Eisenhower
2   Đô đốc
Arthur W. Radford
(1896–1973)
15.8.1953 — 15.8.1957
(4 năm)
 
Hải quân Hoa Kỳ
Dwight Eisenhower
3   Đại tướng
Nathan F. Twining
(1897–1982)
15.8.1957 — 30.9.1960
(3 năm, 46 ngày)
 
Không quân Hoa Kỳ
Dwight Eisenhower
4   Đại tướng
Lyman Lemnitzer
(1899–1988)
1.10.1960 — 30.9.1962
(2 năm)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Dwight Eisenhower
John Kennedy
5   Đại tướng
Maxwell D. Taylor
(1901–1987)
1.10.1962 — 1.7.1964
(1 năm, 275 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
John Kennedy
Lyndon Johnson
6   Đại tướng
Earle Wheeler
(1908–1975)
3.7.1964 — 2.7.1970
(5 năm, 364 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Lyndon Johnson
Richard Nixon
7   Đô đốc
Thomas H. Moorer
(1912–2004)
2.7.1970 — 1.7.1974
(5 năm, 364 ngày)
 
Hải quân Hoa Kỳ
Richard Nixon
8   Đại tướng
George S. Brown
(1918–1978)
1.7.1974 — 20.6.1978
(5 năm, 364 ngày)
 
Không quân Hoa Kỳ
Richard Nixon
Gerald Ford
Jimmy Carter
9   Đại tướng
David C. Jones
(1921–2013)
21.6.1978 — 18.6.1982
(3 năm, 262 ngày)
 
Không quân Hoa Kỳ
Jimmy Carter
Ronald Reagan
10   Đại tướng
John W.Vessey Jr.
(1922–2016)
18.6.1982 — 30.9.1985
(3 năm, 104 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Ronald Reagan
11   Đô đốc
William J. Crowe
(1925–2007)
1.10.1985 — 30.9.1989
(3 năm, 364 ngày)
 
Hải quân Hoa Kỳ
Ronald Reagan
George H. W. Bush
12   Đại tướng
Colin Powell
(1937–2021)
1.10.1989 — 30.9.1993
(3 năm, 364 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
George H. W. Bush
Bill Clinton
  Đô đốc
David E. Jeremiah
(1934–2013)
Quyền
1.10.1993 — 24.10.1993
(23 ngày)
 
Hải quân Hoa Kỳ
Bill Clinton
13   Đại tướng
John Shalikashvili
(1936–2011)
25.10.1993 — 30.9.1997
(3 năm, 341 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Bill Clinton
14   Đại tướng
Hugh Shelton
(sinh 1942)
1.10.1997 — 30.9.2001
(3 năm, 364 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Bill Clinton
George W. Bush
15   Đại tướng
Richard Myers
(sinh 1942)
1.10.2001 — 30.9.2005
(3 năm, 341 ngày)
 
Không quân Hoa Kỳ
George W. Bush
16   Đại tướng
Peter Pace
(sinh 1945)
1.10.2005 — 30.9.2007
(1 năm, 364 ngày)
 
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
George W. Bush
17   Đô đốc
Michael Mullen
(sinh 1946)
1.10.2007 — 30.9.2011
(3 năm, 364 ngày)
 
Hải quân Hoa Kỳ
George W. Bush
Barack Obama
18   Đại tướng
Martin Dempsey
(sinh 1952)
1.10.2011 — 30.9.2015
(3 năm, 364 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Barack Obama
19   Đại tướng
Joseph Dunford
(sinh 1955)
1.10.2015 — 30.9.2019
(3 năm, 364 ngày)
 
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
Barack Obama
Donald Trump
20   Đại tướng
Mark A. Milley
(sinh 1958)
1.10.2019 — 30.9.2023
(3 năm, 364 ngày)
 
Lục quân Hoa Kỳ
Donald Trump
Joe Biden
21   Đại tướng
Charles Q. Brown Jr.
(sinh 1962)
1.10.2023 — Nay
(1 năm, 43 ngày)
 
Không quân Hoa Kỳ
Joe Biden

Thống kê các Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân

sửa

Theo nhánh phục vụ

sửa
  • Lục quân Hoa Kỳ - 10
  • Không quân Hoa Kỳ - 5
  • Hải quân Hoa Kỳ - 4
  • Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ - 2
  • Lực lượng Không gian Hoa Kỳ - 0

Ghi chú: Danh sách này không tính Tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh (tiền thân của chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân) và các Quyền Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ General Charles Q. Brown Jr.- Chairman, Joint Chiefs of Staff
  2. ^ a b c d [1] 10 USC 152. Chairman: appointment; grade and rank
  3. ^ a b [2] 10 USC 151. Joint Chiefs of Staff: composition; functions
  4. ^ [3] Lưu trữ 2011-05-14 tại Wayback Machine Goldwater-Nichols Act of 1986
  5. ^ [4] 10 USC 162. Combatant commands: assigned forces; chain of command
  6. ^ [5] 10 USC 163. Role of Chairman of Joint Chiefs of Staff
  7. ^ [6] 10 USC 166a. Combatant commands: funding through the Chairman of Joint Chiefs of Staff

Liên kết ngoài

sửa