Tống (họ)

họ người Trung Quốc (宋)

Tống là một họ của người ở vùng Văn hóa Đông Á. Họ này phổ biến ở Trung Quốc (chữ Hán: 宋, Bính âm: Song hoặc Soong, Wade-Giles: Sung), Việt NamTriều Tiên (Hangul: 송, Romaja quốc ngữ: Song).

Tống
Chữ Tống viết theo lối triện thư (trên) và theo lối khải thư (dưới)
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữTống
Chữ Hán
Tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Trung Quốc đại lụcbính âmSòng - Soong
Đài LoanWade–GilesSung
Hồng KôngViệt bínhSung3
Quảng ĐôngYaleSung
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữSong

Họ Tống ở Việt Nam

sửa

Chưa có thông tin nào về nguồn gốc và thời điểm các chi họ Tống phát tích tại Việt Nam, nhưng theo điều tra dân số các địa phương, hiện nay người mang họ Tống sống tập trung đông nhất ở tỉnh Thanh hóa, thuộc đồng bằng sông Mã. Trong đó các huyện Hà trung, thị xã Bỉm sơn là nhiều nhất, ngoài ra, cũng có tại các huyện Thọ xuân, Vĩnh lộc, Hoằng hóa, Triệu sơn...

Ở miền Nam Việt Nam, rải rác ở các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh long, Long An, TP Huế, TP Hồ chí minh ... các chi họ Tống tập trung không đông lắm và phát tích của các chi họ Tống ở đây hầu hết đều bắt đầu từ cuộc di cư từ Thanh Hóa theo chúa Nguyễn năm 1558. Cá biệt, trong lịch sử cũng ghi nhận những nhân vật họ Tống có mặt ở các vùng đất phía Nam từ trước cuộc di cư của chúa Nguyễn ví dụ cụ Tống Phúc Trị đã là quận công, trấn thủ Thuận hóa từ trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào (xem Đại Việt sử ký toàn thư). Ở Điện Bàn, Quảng Nam có chi họ Tống vào lập đất trong cuộc di cư 24 gia đình dòng họ từ 4 tỉnh Cao Bằng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An trong đó cụ họ Tống Minh Hùng được ghi tên trong số 12 cụ di cư từ Cao bằng [1](xem Bắc địa tấu từ - Tạp chí Hán nôm số 04/1996).

Ở các tỉnh phía Bắc (so với Thanh Hóa) có ghi nhận các làng họ Tống sống rất tập trung từ rất sớm, ví dụ làng đúc đồng Tống xá thuộc Yên Khánh, Ninh Bình được ghi nhận lập làng bởi ông tổ Tống Phúc Thành từ năm 971. Làng An Thái, An Mỹ, Bình Lục, Hà Nam có Đô xuyên hầu Tống Đức Long được ghi trên bia chùa từ năm 1619[2]. Làng Nhất Trai, Lương Tài, Bắc Ninh có cụ Tống Phúc Lâm, đỗ đệ tam giáp tiến sĩ từ 1484 [3][4]

Người Việt Nam họ Tống nổi tiếng

sửa

Người Trung Hoa họ Tống nổi tiếng

sửa

Người Triều Tiên họ Tống có danh tiếng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Bài nghiên cứu văn bản cổ "Bắc địa tấu từ" phát hiện tại Điện bàn, Quảng nam, của nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá đăng trên tạp chí Hán nôm số 04/1996”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ “Bài nghiên cứu của tác giả Mai Khánh, Bảo tàng Hà Nam đăng trên Thông báo Hán Nôm học 2003. Nội dung bài khảo cứu tấm bia "Tạo quan Thế âm Phật ký" khắc năm 1619 dựng tại chùa làng An thái, An mỹ, Bình lục, Hà nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b “Bản dịch bia Văn miếu Bắc Ninh, Viện Nghiên cứu Hán nôm Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ a b Sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 13, bản kỷ, tờ 59a
  5. ^ Như một truyền thống từ thời Xuân thu - Chiến quốc, người dân nước này lấy chữ Tống làm họ và truyền lại tới nay.
  6. ^ “Bài giới thiệu bản sớ "Tống Cảo hành lục" rút từ An nam chí lược và nhiều nguồn khác”.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa