Tết Trùng cửu

ngày lễ của người Trung Quốc
(Đổi hướng từ Tết Trùng Cửu)

Tết Trùng Cửu (重九), cũng gọi là tết Trùng Dương (chữ Hán: 重九, tiếng Trung重阳 <重陽> (Trùng Dương)Chóng yáng ?) theo phong tục của người Trung Hoa là vào ngày 9 tháng 9 theo Âm lịch hàng năm.

Tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu
Viếng mộ ngày Tết Trùng Cửu ở Hồng Kông
Tên chính thứcTrùng Dương tiết (重陽節 hay 重阳节)[1]
Tên gọi khácChung Yeung Festival (重陽節)
Chōyō (重陽)
Jungyangjeol (중양절) [2][3]
Chrysanthemum Festival (菊の節句)
tiếng Việt: Tết Trùng Cửu
[4]
Cử hành bởiTrung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới [2]
Ngàyngày 9 tháng 9 âm lịch
Năm 202318 tháng 10
Năm 20247 tháng 10
Năm 202525 tháng 10
Tần suấthằng năm
Tết Trùng cửu
Phồn thể重陽節
Giản thể重阳节

Nguồn gốc lịch sử

sửa

Có nhiều điển tích về ngày Tết này:

  • Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: " Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

  • Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn... Tục ấy thành lệ.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên.

Phong tục ngày Tết Trùng Cửu

sửa

Trung Quốc

sửa

Trong các ngày Tết, ngày lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc còn một ngày lễ rất quan trọng mà những người làm con đều nên ghi nhớ, đó là Tết Trùng Cửu (còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già) được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu. Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác. Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là "Từ thanh", chính là "tạm biệt thảm cỏ xanh".

Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Tết Trùng Cửu cũng được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi hay Tết người già. Kính trọng người cao tuổi,quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc. Do vậy hằng năm đến Tết Trùng Dương, khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động mang đề tài kính lão trọng già.

Trong quan niệm phong tục dân gian vì chữ "cửu cửu 九 九" là 9 9, đồng âm với "cửu cửu 久 久" là lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ. Hằng năm cứ đến dịp Tết Trung Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, là nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thù du(một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh bò. Về gốc tích của ngày tết Trùng cửu, có một truyền thuyết mang đậm màu sắc thần thoại.

 
Bánh quế hoa Trung Quốc

Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 3 trước công nguyên, lúc đó có một người thần thông quảng đại, tên là Phí Trường Phòng. Ông không những có thể cầu mưa, gọi gió, mà còn có thể đuổi thần, bắt ma. Có một người thanh niên tên là Hoàn Cảnh biết được tin này, rất tôn kính ông, xin ông nhận làm trò. Do người thanh niên này có quyết tâm rất lớn, ông Phí Trường Phòng đành phải nhận làm học trò, dạy anh thần phép. Có một hôm thầy nói với trò: "đến ngày 9 tháng 9, cả gia đình con sẽ gặp một nạn lớn, con phải chuẩn bị trước đi." Hoàn Cảnh nghe vậy rất sợ hãi, liền quỳ xuống xin thầy dạy cho cách để tránh tai qua, nạn khỏi. Phí Trường Phòng nói: "Đến mồng 9 tháng 9, con làm mấy chiếc túi bằng vải đỏ, bỏ lá thủ dũ vào trong túi rồi buộc vào cánh tay, mang theo ít rượu ngâm với hoa cúc, đưa cả nhà già trẻ, gái trai lên uống rượu trên một dốc cao. Như vậy sẽ tai qua, nạn khỏi". Hoàn Cảnh làm theo lời căn dặn của thầy. Đến sáng sớm mồng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh đưa cả gia đình lên một dốc cao ở gần đó, ban ngày bình an vô sự. Thế nhưng lúc trời tối, Hoàn Cảnh và cả gia đình về đến nhà thấy, trâu bò, cừu, chó, gà đều chết hết, cả nhà đều rẫt đỗi kinh ngạc. Mọi người trong gia đình đều đã tránh được nạn. Từ đó, ngày trùng cửu trèo núi lên cao, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc trở đã thành phong tục và lưu truyền hơn 2 nghìn năm. Tết Trùng Dương leo núi đăng cao, nhưng tại vùng đồng bằng Trung Quốc không có núi để leo thì mọi người lấy gạo nếp, kê, táo đỏ v,v, làm bánh hấp, trên còn cắm lá cờ nhỏ 5 màu, gọi là "bánh quế hoa", ăn bánh quế hoa với ngụ ý là đã trèo núi.

Bánh quế hoa: tiếng Trung là 桂花糕 (guì huā gāo, âm Hán Việt: được miêu tả là mềm xốp không khô, vị ngọt mà thanh, đặc biệt còn lưu giữa được hương thơm tinh tế của quế hoa, khiến người ăn không ngấy, thử một miếng liền muốn dùng thêm miếng nữa. quế hoa tính ấm, có khả năng kháng viêm trị ho, chính vì vậy bánh quế hoa cũng có thể dùng để thanh nhiệt hạ hỏa.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên "bánh Trùng Cửu". Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với "cao điểm" – trong đó, "cao" nghĩa là bánh. Chữ "cao" này phát âm trùng với chữ "cao" trong từ "đăng cao", có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Nhật Bản

sửa

Tại Nhật Bản, lễ hội được gọi là Chōyō nhưng cũng là Lễ hội hoa cúc (菊の節句 Kiku no Sekku) và đây là một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng của Nhật Bản (sekku). [8] [9] [10] Nó thường được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 theo lịch Gregorian chứ không phải theo lịch âm, tức là vào ngày 9 tháng 9. Nó được tổ chức tại cả hai ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. Lễ hội được tổ chức với mong muốn kéo dài tuổi thọ của một người và được quan sát bằng cách uống rượu sake hoa cúc và ăn các món ăn như gạo hạt dẻ hoặc (kuri-gohan) và hạt dẻ với bánh giầy mochi.

Hàn Quốc

sửa

Tại Hàn Quốc, lễ hội được gọi là Jungyangjeol (중양절) và nó được tổ chức vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9. Người Hàn Quốc bánh kếp có chứa lá hoa cúc. Vì lễ hội là để tôn vinh và tăng cường sức khỏe, các hoạt động ngoài trời như mang củi, leo đồi hoặc núi để dã ngoại cũng như ngắm hoa cúc được thực hiện.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Zhao, Rongguang (2015). A History of Food Culture in China. SCPG Publishing Corporation. tr. 14. ISBN 978-1938368165.
  2. ^ a b Roy, Christian (2004). Traditional Festivals: A Multicultural Encyclopedia. tr. 116. ISBN 978-1576070895.
  3. ^ National Folk Museum of Korea (2015). Encyclopedia of Korean Seasonal Customs: Encyclopedia of Korean Folklore and Traditional Culture. Gil-Job-Ie Media. tr. 232.
  4. ^ https://lichvannien365.com/tet-trung-cuu-su-that-va-y-nghia-cua-no.html

Liên kết ngoài

sửa