Tập tin gốc (6.290×666 điểm ảnh, kích thước tập tin: 642 kB, kiểu MIME: image/jpeg)

Miêu tả

Miêu tả

Họa phẩm Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển (朱印船交趾渡航図巻 / しゅいんせんこうちとこうずかん) có kích thước 32,8 cm x 1.100,7 cm hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Cửu Châu (九州国立博物館), thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka - Nhật Bản. Được vẽ vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII, đồ quyển này mô tả chuyến hải hành của một châu ấn thuyền (loại thương thuyền lớn của Nhật Bản, có vũ trang và chỉ thông hành khi đã có giấy phép đóng dấu đỏ của Mạc phủ Tokugawa) từ hải cảng Nagasaki tới thương cảng Hội An.

Đồ quyển nên được nhìn từ phải sang trái : ◆ Phần đầu mô tả cảnh sinh hoạt tại hải cảng Nagasaki. ◆ Phần thứ hai mô tả ba tiểu đĩnh đang kéo một châu ấn thuyền vào bến Hội An. ◆ Phần thứ ba mô tả sinh hoạt của người Nhật tại thương cảng Hội An, những hàng quán và túp nhà mọc san sát nhau. Các phụ nữ và nhi đồng chơi đùa dưới một giàn bầu ; xa xa là cổng Dinh trấn Thanh Chiêm (nay là làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thấp thoáng sau rặng tre, có súng thần công và quan binh bảo vệ. ◆ Phần thứ tư mô tả các thương gia Nhật Bản dâng lễ vật lên Tổng trấn Quảng Nam để được lập thương điếm ; phía ngoài là một vọng gác hướng ra bến nước Thu Bồn, có võ sĩ đứng canh ; trên sông còn có một giang đĩnh neo đậu. ◆ Phần cuối mô tả cảnh sinh hoạt tại thành Phú Xuân (thủ phủ xứ Đàng Trong).

Cứ theo chuẩn mực thẩm mỹ Á Đông cổ xưa, bức tranh này tất nhiên được vẽ theo lối "giả tá" và bút pháp mang tính ước lệ – tức là không hoàn toàn tả thực những gì đã diễn ra, nhưng nội dung mà nó chuyển tải đủ cho thấy : họa gia hẳn phải rất thông tường bối cảnh sinh hoạt tại thương cảng Hội An đương thời. Theo khảo sát của giáo sư Kikuchi Seiichi (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Đông Nam Á) và các đồng nghiệp của ông tại trường Nữ đại học Chiêu Hòa, có ít nhất ba nhân vật lịch sử hiện diện trong đồ quyển : Chúa Nguyễn Phước Nguyên [mặc áo màu lục, ngồi chính điện] (阮福源, 1563 – 1635) – bấy giờ là Thế tử và tại nhiệm Tổng trấn Quảng Nam ; thương gia Araki Sōtarō [mặc áo màu cánh trả, quỳ giữa điện] (荒木宗太郎, ? – 1636) – tên tiếng Việt là Nguyễn Thái Lang, hiệu Hiển Hùng, vốn là một võ sĩ đạo đến từ tỉnh Higo (Nam phần Nhật Bản) và được Thế tử Nguyễn Phước Nguyên ban hôn sự với dưỡng nữ của mình ; Công nữ Nguyễn Phước Ngọc Hoa [mặc áo màu vàng, đứng chầu ở sân điện] (阮福玉華, ? – 1649), tên tiếng Nhật là Okakutome, còn có tên thân mật Anio, phu nhân của thương gia Araki Sōtarō.
Ngày Thế kỷ XVII
Nguồn gốc http://chimviet.free.fr/dantochoc/giaoluu/glvietnhat/lvhs058.htm
Tác giả Họa sĩ Nhật Bản khuyết danh
Giấy phép
(Dùng lại tập tin)
Public domain

Tác phẩm này thuộc về phạm vi công cộng tại quốc gia gốc và các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bản quyềncuộc đời tác giả cộng thêm 70 trở xuống.


Bạn cũng cần phải kèm theo một thẻ phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ để ghi rõ tại sao tác phẩm này lại thuộc về phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
Tập tin này đã được đánh dấu là không bị hạn chế dưới luật bản quyền, kể cả tất cả những quyền liên quan và lần cận.

Giấy phép

Public domain

Tác phẩm này thuộc về phạm vi công cộng tại quốc gia gốc và các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bản quyềncuộc đời tác giả cộng thêm 70 trở xuống.


Bạn cũng cần phải kèm theo một thẻ phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ để ghi rõ tại sao tác phẩm này lại thuộc về phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
Tập tin này đã được đánh dấu là không bị hạn chế dưới luật bản quyền, kể cả tất cả những quyền liên quan và lần cận.

Lịch sử tập tin

Nhấn vào ngày/giờ để xem nội dung tập tin tại thời điểm đó.

Ngày/giờHình xem trướcKích cỡThành viênMiêu tả
hiện tại10:19, ngày 9 tháng 5 năm 2015Hình xem trước của phiên bản lúc 10:19, ngày 9 tháng 5 năm 20156.290×666 (642 kB)鴻雁飛傳奇雜錄{{Information |Description=Bức ''Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển'' (朱印船交趾渡航図巻 / しゅいんせんこうちとこうずかん) có kích thước 32,8 cm x 1.100,7 cm hiện đang được lưu trữ tại B...
Có 2 trang tại Wikipedia tiếng Việt có liên kết đến tập tin (không hiển thị trang ở các dự án khác):

Đặc tính hình