Tần Tuyên thái hậu

Mị Bát Tử
(Đổi hướng từ Tần Tuyên Thái hậu)

Tần Tuyên Thái hậu (chữ Hán: 秦宣太后, 348 TCN - 245 TCN), cũng gọi Mị Thái hậu (羋太后) hay Tuyên Thái hậu (宣太后), là một Thái hậu nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bà là phi tần của Tần Huệ Văn vương Doanh Tứ, và là mẫu thân của Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc. Bà thọ tới 93 tuổi, nhiếp chính cùng Tần Chiêu Tương Vương 35 năm.

Tần Tuyên Thái hậu
秦宣太后
Tần Chiêu Tương vương sinh mẫu
Nhiếp chính nước Tần
Nhiếp chính306 TCN - 271 TCN
Quân chủTần Chiêu Tương vương
Doanh Tắc
Vương thái hậu nước Tần
Tại vị306 TCN - 245 TCN
Tiền nhiệmThái hậu đầu tiên
Kế nhiệmHoa Dương Thái hậu
Hạ Thái hậu
Thông tin chung
Sinh338 TCN
nước Sở
Mất245 TCN (93 tuổi)
Hàm Dương, nước Tần
Phối ngẫuTần Huệ Văn vương
Doanh Tứ
Hậu duệ
Tước hiệuTuyên Thái hậu (宣太后)

Trong lịch sử Trung Quốc, Tuyên Thái hậu là người phụ nữ đầu tiên lấy thân phận mẹ của Vua mà tiến hành nhiếp chính một cách công khai. Tước hiệu ["Thái hậu"] bắt đầu xuất hiện cũng từ bà, truyền thống Thái hậu chuyên quyền cũng bắt đầu từ thời kỳ bà nắm quyền[1].

Xuất thân

sửa

Tiểu sử của bà được ghi lại không nhiều, chỉ biết bà mang họ Mị thuộc dòng dõi công thất nước Sở, không rõ là con cái nhà ai. Bà làm phi tần của Tần Huệ Văn vương, có hiệu là "Bát Tử", nên còn được gọi là Mị Bát Tử (芈八子)[2][3][4].

Không rõ thời gian bà xuất hiện, cũng như khoảng thời gian bà trở thành phi thiếp của Tần Huệ Văn vương. Năm 325 TCN, Mị Bát Tử sinh hạ công tử Doanh Tắc (tức Tần Chiêu Tương vương.[5]. Sau đó, bà sinh tiếp hai con trai, là Công tử Thị [zh] tức Cao Lăng quân (高陵君); cùng Công tử Khôi [zh] tức Kinh Dương quân (泾阳君) [6].

Năm thứ 14 (311 TCN), Tần Huệ Văn vương qua đời, Thái tử Đãng kế thừa ngôi vị, tức là Tần Vũ vương. Tuy nhiên, Tần Vũ vương chỉ ở ngôi được 4 năm thì chết vì tai nạn Cửu Đỉnh. Tần Vũ vương có vợ là tông thất nước Ngụy, nhưng không có con trai. Các em trai của Tần Vũ vương tranh đoạt Vương vị, đứng đầu là Công tử Tráng [zh]. Lúc đó, Triệu Vũ Linh vương vì muốn can thiệp nội bộ nước Tần, đem Doanh Tắc cùng mẹ từ vị thế con tinnước Yên trở về. Công tử Doanh Tắc lên ngôi, tức Tần Chiêu Tương vương. Mẹ là Mị thị được tôn làm Tuyên Thái hậu (宣太后)[7][8][9].

Tần quốc Thái hậu

sửa

Năm Chiêu Tương vương thứ 2 (305 TCN), Công tử Tráng liên hợp đại thần và các công tử khác nổi loạn. Thái hậu Mị Bát Tử và em trai cùng mẹ Ngụy Nhiễm bình định nổi loạn, xử tử Tần Huệ Văn hậu, Công tử Ung cùng Công tử Tráng[10][11][12][13]. Bà cũng cho đuổi Tần Vũ Vương hậu về lại nước Ngụy, lần lượt diệt trừ các Công tử bất hòa với Chiêu Tương vương. Vì Chiêu Tương vương còn nhỏ tuổi, bà đứng ra phụ trách triều chính, với sự phụ chính của Ngụy Nhiễm[14]. Sau khi lên nắm quyền chính, Mị Thái hậu trọng dụng em trai cùng mẹ là Ngụy Nhiễm phong làm Thừa tướng, tước Nhương hầu (穰侯); em trai cùng cha là Mị Nhung (羋戎) được phong làm Hoa Dương quân (華陽君), còn hai người con khác của bà là Công tử Thị và Công tử Khôi cũng được phong Kinh Dương quânCao Lăng quân[15], gọi là [Tứ quý; 四貴], nắm nhiều quyền lực, lấn át Chiêu Tương vương.

Căn cứ Chiến Quốc sách ghi lại, vào năm 307 TCN[16], Sở Hoài vương đánh nước Hàn, vây đất Ung[17]. Chiến sự kéo dài suốt năm tháng, Hàn Tương vương sai Công Tôn Muội đến nước Tần cầu viện[18]. Lúc đầu, Mị Bát Tử cử quân giúp nhưng chưa tiến quân. Hàn vương lại phải nhờ Thượng Cận tới xin, Mị Bát Tử nhớ tới quê hương mình là nước Sở, bèn lựa lời từ tạ không giúp. Vua Hàn lại sai Trương Thúy đến cầu cứu lần nữa. Trương Thúy nhờ Thừa tướng Cam Mậu mới mượn được binh. Quân Sở rút lui[19]. Năm thứ 20 (287 TCN), khi ấy 5 nước gồm Tề, Triệu, Ngụy, HànSở hợp tung chống Tần[20][21], nhưng chỉ tới Thành Cao[22] thì rút lui. Sau lần hợp tung đó, Tần Chiêu Tương vương thấy thế lực các chư hầu còn mạnh, muốn cho Công tử nước Hàn là Thành Dương quân đang ở Tần làm tướng quốc hai nước Ngụy, Hàn nhưng hai nước không đồng ý. Mị Bát Tử lại nhờ Ngụy Nhiễm kiến nghị vua Tần không nên dùng Thành Dương quân vì sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ với Ngụy, Hàn[23].

Nước Nghĩa Cừ là một bộ lạc Nhung Địch ở phía bắc nước Tần, thường xuyên xảy ra chiến tranh với Tần. Dưới thời Tần Huệ Văn vương, năm thứ 7 (331 TCN), Nghĩa Cừ phát sinh nội loạn, Tần Huệ Văn vương phái binh đi bình định. Sang năm thứ 11 (327 TCN), Tần Huệ Văn vương thiết lập huyện đất ở Nghĩa Cừ, Vua của tộc Nghĩa Cừ (gọi Nghĩa Cừ vương) đành phải xưng thần với Tần quốc. Sau đó, trải qua nhiều xung đột chính trị về đất đai, Tần Huệ Văn vương cùng Nghĩa Cừ giao tranh rất nhiều, và Nghĩa Cừ đối với nước Tần vẫn là đối thủ chính trị không ổn định. Năm Chiêu Tương vương đầu tiên (306 TCN), Nghĩa Cừ vương triều kiến Tần Chiêu Tương vương nhân dịp Tân vương kế vị, Mị Thái hậu đã cùng Nghĩa Cừ vương đem lòng tư thông, sinh ra hai con trai. Sau đó, Chiêu Tương vương lại cùng Thái hậu lên kế hoạch tiêu diệt Nghĩa Cừ.

Năm thứ 35 (272 TCN), Mị Thái hậu dụ dỗ Nghĩa Cừ vương vào cung, sát hại ở Cam Tuyền cung (甘泉宫)[24]. Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận[25][26]. Đánh giá về chuyện này, các sử gia hiện đại cho rằng Mị Bát Tử hi sinh bản thân, dùng kế mỹ nhân quyến rũ Nghĩa Cừ vương, cùng ông ta sinh hạ hai con chỉ vì muốn tiêu diệt thế lực của nước Nghĩa Cừ, giành được đất đai. Thực tế, thế lực của Nghĩa Cừ giống Hung Nô đối với nhà Hán về sau, luôn ở thế giằng co, Mị Bát Tử dùng chuyện tình cảm có thể dẹp bỏ chướng ngại mà cả Huệ Văn vương cũng không làm được, dĩ nhiên được đánh giá cao[27].

Bị tước quyền lực

sửa

Năm Tần Chiêu Tương vương thứ 36 (271 TCN), người nước NgụyPhạm Thư đến Tần, được trọng dụng. Phạm Thư tâu với Tần Chiêu Tương vương rằng: 「"Người bên ngoài chỉ nghe nước Tần có Thái hậu, Nhương hầu, Hoa Dương, Cao Lăng và Kinh Dương, chẳng bao giờ nghe đến Tần vương"」. Tần Chiêu Tương vương nghe mà bực mình, phế Mị Thái hậu, ép buộc Nhương hầu về phong ấp, đuổi Hoa Dương quân, Cao Lăng quân và Kính Dương quân ra biên cương[28].

Năm (245 TCN), Thái hậu Mị thị ngày càng già, lâm bệnh nặng. Sau khi bị giam, Thái hậu có tình nhân trẻ là Ngụy Sửu Phu [zh]. Khi Thái hậu hấp hối, liền muốn cho Sửu Phu tuẫn táng theo mình. Nghe ý của Thái hậu mà Sửu Phu sợ hãi, nhờ Dung Nhuế đến thuyết phục bà bãi lệnh tuẫn táng[29]. Tháng 7 năm đó, bà qua đời[30]. Thi hài của bà được chôn cất ở Dương Ly Sơn (陽酈山; nay thuộc khu vực Lâm Đồng, Tây An của tỉnh Thiểm Tây).

Sử sách ghi nhận bà hoạt động từ khi sinh Tần Chiêu Tương vương năm 324 TCN đến lúc mất là tổng cộng là 59 năm, thọ 93 tuổi

Tương quan

sửa

Sách Sự vật khởi nguyên (事物紀原) của Cao Thừa (高承) thời nhà Tống:「Sử ký - Tần bản kỷ viết: "Chiêu vương mẫu Mị thị, hiệu Tuyên Thái hậu. Từ đó Vương mẫu đều gọi như vậy"; 《史記秦本紀》曰:昭王母羋氏,號宣太后。王母於是始以為稱。」

Trong các thư tịch đương thời, chỉ đến khi Mị Bát Tử xuất hiện thì mới có tôn xưng "Thái hậu", cho nên nhiều lý giải cho rằng bà là người đầu tiên trong lịch sử có danh xưng này. Bản thân Tuyên Thái hậu cũng là vị nữ chúa đầu tiên trong lịch sử các nước Hán quyển thực hiện "can chính" từ hậu cung, là tiền đề và hình tượng lớn, trước cả Lữ hậu, Võ Tắc Thiên hay Từ Hi Thái hậu. Danh xưng "Thái hậu", do duyên cố của Tuyên Thái hậu mà bắt đầu về sau đều dùng để gọi các mẫu hậu của vua chúa, trở thành một trong những danh vị quyền lực nhất trong văn hóa Đông Á.

Có một học giả tên Trần Cảnh Nguyên (陈景元) đưa ra giả thuyết chính Tuyên Thái hậu là chủ nhân của các Đội quân đất nung nổi tiếng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Giả thuyết này dựa vào việc trên các tượng đất nung có những văn tự kỳ dị, được ông phiên ra là "Tỳ" (脾). Theo những luận cứ không rõ ràng của mình, Trần Cảnh Nguyên đưa ra sự liên hệ của chữ này với chữ "Nguyệt Mị" (月芈), có liên hệ với chữ "Mị Nguyệt" (芈月) được khắc trên các miếng ngói của di chỉ cung A Phòng. Luận điểm này của Trần Cảnh Nguyên rất thiếu cơ sở, không rõ ràng và bị giới học giả cùng khảo cổ phản bác[31].

Tuy nhiên, dường như tác giả tiểu thuyết Mị Nguyệt truyện (芈月传) là Tưởng Thắng Nam dựa vào những chi tiết này để sáng tác, hư cấu hóa Tuyên Thái hậu, xây dựng nên câu chuyện trong tiểu thuyết. Theo câu chuyện của "Mị Nguyệt truyện", Tuyên Thái hậu tên Mị Nguyệt, là công chúa nước Sở, con gái Sở Uy vương, đi theo chị cả Mị Xu đến nước Tần, nhân vật Mị Xu là hư cấu hóa từ Tần Huệ Văn hậu.

Gia quyến

sửa
  1. Nghĩa Cừ vương (義渠王), Địch Ly, vua của tộc Nghĩa Cừ.
  2. Ngụy Sửu Phu (魏丑夫), người nước Tần.
  • Em trai:
  1. Ngụy Nhiễm, tước Nhương hầu (穰侯).
  2. Mị Nhung, tước Hoa Dương quân (華陽君).
  • Con cái:
  1. Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc.
  2. Doanh Thị (嬴巿), tước Cao Lăng quân (高陵君).
  3. Doanh Khôi (嬴悝), tước Kinh Dương quân (涇暘君).
  4. Hai người con với Nghĩa Cừ vương.

Trong văn học và điện ảnh

sửa

Trong Đông Chu liệt quốc

sửa

Nhân vật Tuyên Thái hậu xuất hiện trong hồi 97 tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long. Đông Chu liệt quốc không nói đến phần lớn sự nghiệp chính trị của bà, chỉ ghi lại sự việc Phạm Thư đến thuyết phục Tần Chiêu Tương vương bãi bỏ quyền lực của bà. Vua Tần bèn đày bà vào thâm cung, không cho tham gia chính sự.

Văn hóa đại chúng

sửa
Năm Tên phim Diễn viên
1999 Khuất Nguyên
(屈原)
Mã Thu Bình
(马秋萍)
2012 Đại Tần đế quốc chi Tung hoành
(大秦帝国之纵横)
Ninh Tịnh
(宁静)
2014 Đại Tần đế quốc chi Quật khởi
(大秦帝国之崛起)
Ninh Tịnh
(宁静)[32]
2015 Mị Nguyệt truyện
(芈月传)
Tôn Lệ
(孙俪)[33]
2016 Tư mỹ nhân
(思美人)
Hoàng Hiểu Uyển
(黄晓)婉

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên
    • Tần bản kỉ
    • Nhương hầu liệt truyện
    • Triệu thế gia
    • Phạm Thư Thái Trạch liệt truyện
  • Hậu Hán thư, quyển 87: Tây Khương truyện
  • Chiến Quốc sách, quyển 4: Tần sách
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Chú thích

sửa
  1. ^ 《後漢書·皇后紀·第十上》: 唯秦羋太后始攝政事,故穰侯權重於昭王,家富於嬴國。
  2. ^ Sử ký, quyển 72, phần "Nhương hầu liệt truyện", chép: "Mẹ của [Tần] Chiêu [Tương] vương có hiệu là Mị Bát Tử. Khi Chiêu [Tương] vương tức vị, Mị Bát Tử được tôn hiệu là Tuyên thái hậu"
  3. ^ Sử ký, quyển 5, "Tần bản kỷ", chép: "Mẹ Chiêu Tương [vương] là người nước Sơ, là người họ Mị, hiệu là Tuyên thái hậu".
  4. ^ "Sử ký tác ẩn", phần "Nhương hầu liệt truyện", chép: "Tuyên thái hậu là phi tần của [Tần] Huệ vương, họ Mị, gọi là Mị Bát Tử"
  5. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 5, Tần bản kỉ”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ 《史记·卷七十二·穰侯列传》:而昭王同母弟曰高陵君、泾阳君。
  7. ^ 《史记·卷五·秦本紀·第五》: 昭襄母楚人,姓羋氏,號宣太后。
  8. ^ 《史记·卷七十二·穰侯列傳·第十二》: 秦武王卒,無子,立其弟為昭王。昭王母故號為羋八子,及昭王即位,羋八子號為宣太后。
  9. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 43, Triệu thế gia”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  10. ^ Sử ký, quyển 72, phần "Nhương hầu liệt truyện" ghi: "Vũ vương chết, chư đệ tranh lập, riêng Ngụy Nhai [tức Ngụy Nhiễm] đủ khả năng lập [Tần] Chiêu vương. Chiêu vương tức vị, lập Nhai làm Tướng quân, bảo vệ Hàm Dương, dẹp loạn Quý quân [tức công tử Tráng]".
  11. ^ Sách "Sử ký tác ẩn", phần "Nhương hầu liệt truyện" chép: "Quý quân tức Công tử Tráng, tiếm lập ngôi vị xưng hiệu là Quý quân. Nhương hầu có thực lực, lập Chiêu vương, được phòng làm Tướng quân, bảo vệ Hàm Dương, giết Quý quân cùng với Huệ Văn [hậu]".
  12. ^ Sách "Cổ bản trúc thư kỷ niên", phần "Ngụy kỷ" chép: "Tần nội loạn, [Ngụy Nhiễm] giết Thái hậu cùng với công tử Ung, công tử Tráng".
  13. ^ Sử ký, Tần bản kỷ đệ ngũ: "Thứ trưởng Tráng cùng đại thần và các công tử nổi loạn, bị giết, làm Huệ Văn hậu cũng không thoát khỏi".
  14. ^ 《史记·卷七十二·穰侯列传》:武王卒,诸弟争立,唯魏厓力为能立昭王。昭王即位,以厓为将军,卫咸阳。诛季君之乱,而逐武王后出之魏,昭王诸兄弟不善者皆灭之,威振秦国。昭王少,宣太后自治,任魏厓为政。
  15. ^ 《史记·卷七十二·穰侯列传》: 宣太后二弟:其異父長弟曰穰侯,姓魏氏,名冉;同父弟曰羋戎,為華陽君。而昭王同母弟曰高陵君、涇陽君。
  16. ^ có lẽ nhầm vì thời gian này vẫn là thời của Tần Vũ vương, có lẽ là năm 306 TCN, thời điểm đầu Chiêu Tương vương lên ngôi.
  17. ^ Nay thuộc đông bắc Vũ Châu, Hà Nam
  18. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 45, Hàn thế gia”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  19. ^ “Chiến Quốc sách, quyển 27”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp): 楚围雍氏五月。韩令使者求救于秦,冠盖相望也,秦师不下崤。韩又令尚靳使秦,谓秦王曰:"韩之于秦也,居为金笔,出为雁行。今韩已病矣,秦师不下崤。臣闻之,唇揭者其齿寒,愿大王之熟计之。"宣太后曰:"使者来者众矣,独尚之之言是。"召尚子入。宣太后谓尚子曰:"妾事先王也,先王以其髀加妾之身,妾困不疲也;尽置其身妾之上,而妾弗重也,何也?以其少有利焉。今佐韩,兵不众,粮不多,则不足以救韩。夫救韩之危,日费千金,独不可使妾少有利焉。"尚靳归书报韩王,韩王遣张翠。张翠称病,日行一县。张翠至,甘茂曰:"韩急矣,先生病而来。"张翠曰:"韩未急也,且急矣。"甘茂曰:"秦重国知王也,韩之急缓莫不知。今先生言不急,可乎?"张翠曰:"韩急则折而入于楚矣,臣安敢来?"甘茂曰:"先生毋复言也。"甘茂入言秦王曰:"公仲柄得秦师,故敢捍楚。今雍氏围,而秦师不下崤,是无韩也。公仲且抑首而不朝,公叔且以国南合于楚。楚、韩为一,魏氏不敢不听,是楚以三国谋秦也。如此则伐秦之形成矣。不识坐而待伐,孰与伐人之利?"秦王曰:"善。"果下师于崤之救韩。
  20. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 72
  21. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 65
  22. ^ Nay nằm ở phía Tây Huỳnh Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  23. ^ 《战国策·卷五·秦策三·五国罢成皋》:五国罢成皋,秦王欲为成阳君求相韩、魏韩、魏弗听。秦太后为魏冉谓秦王曰:"成阳君以王之故,穷而局于齐,今王见其达收之,亦能翕其心乎?"王曰:"未也。"太后曰:"穷而不收,达而报之,恐不为王用;且收成阳君,失韩、魏之道也。"
  24. ^ Phạm Diệp. “Hậu Hán thư, quyển 87, Tây Khương truyện”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  25. ^ 《后汉书·卷八十七·西羌传》:后四年(秦惠文王未改元七年),义渠国乱,秦惠王遣庶长操将兵定之,义渠遂臣于秦。后八年秦伐义渠取郁郅。后二年,义渠败秦师于李伯。后三年秦伐义渠,取徒泾二十五城。及昭王立,义渠王朝秦,遂与昭王母宣太后通,生二子。至王赧四十三年,宣太后诱杀义渠王于甘泉宫,因起兵灭之,始置陇西、北地、上郡焉。
  26. ^ 《史记·卷七十九·范雎蔡泽列传》:昭王至,闻其与宦者争言,遂延迎,谢曰:"寡人宜以身受命久矣,会义渠之事急,寡人旦暮自请太后;今义渠之事已,寡人乃得受命。"
  27. ^ 马非百. 《秦集史·人物传一之二》. 北京市王府井大街36号: 中华书局. 1982年8月: 第108页. 宣太后以母后之尊,为国家歼除顽寇,不惜牺牲色相,与义渠王私通生子。谋之达三十余年之久,始将此二百年来为秦人心腹大患之敌国巨魁手刃于宫廷之中,衽席之上。然后乘势出兵,一举灭之,收其地为郡县,使秦人得以一意东向,无复后顾之忧。此其功岂在张仪、司马错收取巴蜀下哉!
  28. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 79, Phạm Thư Thái Trạch liệt truyện”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp): 范睢日益亲,复说用数年矣,因请间说曰:"...聞秦之有太后、穰侯、華陽、高陵、涇陽,不聞其有王也...今臣聞秦太后、穰侯用事,高陵、華陽、涇陽佐之,卒無秦王,此亦淖齿、李兑之類也...昭王聞之大懼,曰:"善。"於是廢太后,逐穰侯、高陵、華陽、涇陽君於關外。
  29. ^ “Chiến Quốc sách, quyển 4”. Truy cập 22/05/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp): 秦宣太后爱魏丑夫。太后病将死,出令曰:"为我葬,必以魏子为殉。"魏子患之。庸芮为魏子说太后曰:"以死者为有知乎?"太后曰:"无知也。"曰:"若太后之神灵,明知死者之无知矣,何为空以生所爱,葬于无知之死人哉!若死者有知,先王积怒之日久矣,太后救过不赡,何暇乃私魏丑夫乎?"太后曰:"善。"乃止。
  30. ^ 《史记·卷五·秦本纪》记载为十月,梁玉绳认为十月是七月的误写,下文记载魏冉出奔的事情在九月可证。 唐朝卷子本《史记》记载为七月。
  31. ^ 秦兵马俑主人是宣太后一说系为造谣: 此观点由学者陈景元提出,但无证据证实观点。考古学界并不认同。兵马俑曾出土过刻着奇异文字的兵俑,当时的考古学家将其定义为"脾"。但学者陈景元提出质疑,左边的"月"字很容易就能辨认出来,当他翻遍《金文编》和徐文镜编写的《古籀汇编》时发现,右边"卑"字有很多形式的写法。然而,在众多的字形当中,没有一种写法符合兵马俑坑中发现的那个奇异的文字。一个偶然的机会,陈景元结识了古文字专家段熙仲教授,段教授认为,这应该是两个独体字,月边的应为"芈",兵马俑身上刻的"月芈"和阿房宫遗址筒瓦上刻的"芈月"应该是一回事。陈景元说,秦俑的一些特点其实是楚风体现。比如秦俑身上以红、紫为主色调的彩衣,其实是楚人的习惯。他还从军事、交通等角度对兵马俑进行了剖析,指出兵马俑的主人若是秦始皇的话,兵马俑的一些特征则成为难解的悬疑。他得出结论,兵马俑的主人并非秦始皇,很可能是秦始皇的高祖母秦宣太后。事实上,兵马俑大量证据均表明兵马俑主人是秦始皇,这是毫无疑问的事实。兵马俑出土的兵器戈胡部两侧均刻铭文,正面:"五年,相邦吕不韦造。诏事图、丞蕺、工寅。"背面:"诏事。属邦。" 表明兵马俑系相国吕不韦所造,吕不韦所造兵器绝不可能出现在宣太后年代。兵马俑身上以红、紫为主色调的彩衣不能作为兵马俑是宣太后的证据,秦国尚黑,但不可能人人皆穿黑,更何况秦国王室来自楚裔的不计其数,比如秦始皇祖母华阳太后。宣太后葬于芷阳骊山,兵马俑地址并不在芷阳。
  32. ^ “大秦帝国之纵横演员表” (bằng tiếng Trung). 电视猫.
  33. ^ “《芈月传》曝演员阵容刘涛方中信等加盟” (bằng tiếng Trung). 新浪娱乐. 19 tháng 8 năm 2014.