Tất Điêu Khải
Tất Điêu tử (tiếng Trung: 漆雕子, 540 TCN - ?) là một học giả nước Thái cuối thời Xuân Thu, đồng thời là môn sinh của Khổng tử.
Tất Điêu tử (漆雕子) | |
---|---|
Họa phẩm thời Thanh mô tả Tất Điêu tử yết kiến Vệ Linh công. | |
Sinh | 540 TCN Nước Thái |
Mất | ? Nước Thái |
Thời kỳ | Xuân Thu |
Vùng | Nho giáo |
Trường phái | Khổng giáo |
Đối tượng chính | Luân lý học |
Tư tưởng nổi bật | Pháp gia |
Ảnh hưởng bởi | |
Ảnh hưởng tới |
Tiểu sử
sửaTất Điêu tử có tên gọi Tất Điêu Khải (漆雕啟), tự Tử Khải (子啟), Tử Nhược (子若), nguyên là người nước Thái, sinh vào năm 540 TCN[1]. Tên của ông từng bị người Hán sửa thành Khai (開) để tị húy Hán Cảnh đế[2].
Tất Điêu Khải theo học Khổng tử từ năm lên 11 tuổi, trong gia tộc còn có Sỉ (漆雕哆) và Đồ Phụ (漆雕徒父) cũng là môn sinh của Khổng. Tuân mệnh thầy, ông rất chăm nghiền ngẫm Thư kinh.
Rời cửa Khổng, Tất Điêu Khải đã phát triển tư tưởng của mình thành một trong tám nhánh của Nho giáo, sau được kế thừa bởi Hàn Phi tử. Tuy nhiên, các học thuyết của Tất Điêu Khải không còn lại đến nay. Phần Nghệ văn chí trong Hán thư có nhắc đến chương thứ 13 với nhan đề Tất Điêu tử[3], được cho là chính Tất Điêu Khải soạn, nhưng đã mất tích.
Vinh danh
sửaĐường Huyền Tông sắc phong Tất Điêu tử tước Đằng bá (滕伯)[4], đến Tống Chân Tông lại tôn làm Bình Dư hầu (平輿侯)[5].
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ 『漢書』芸文志「『漆雕子』十三篇。孔子弟子漆雕啓後。」
- ^ 漆彫開(前540年-?),〈又有人作漆雕開〉,名啟,字子開,蔡人,小孔子十一歲。為孔子一門生,曾受臏刑,傳習《尚書》。 《韓非子》記載,“儒分為八”,“有子張之儒,有子思之儒,有顏氏之儒,有孟氏之儒,有漆雕氏之儒,有仲良氏之儒,有孫氏之儒,有樂正氏之儒。” 漆雕氏之儒就是漆彫開的後學弟子。唐開元封滕伯,宋封平輿侯。
- ^ 『韓非子』顯學「漆雕之議、不色撓、不目逃。行曲則違於臧獲、行直則怒於諸侯。世主以為廉而禮之。」
- ^ 王充『論衡』本性「密子賎・漆雕開・公孫尼子之徒、亦論情性、與世子相出入、皆言性有善・有悪。」
- ^ Wu Xiaoyun. “Qidiao Kai” (bằng tiếng Trung). Taipei Confucius Temple. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
- Han, Zhaoqi (2010). “Biographies of the Disciples of Confucius”. Shiji 史记 (bằng tiếng Trung). Beijing: Zhonghua Book Company. ISBN 978-7-101-07272-3.
- Huang, Chichung biên tập (1997). The Analects of Confucius. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-506157-4.
- Legge, James (2009). The Confucian Analects, the Great Learning & the Doctrine of the Mean. Cosimo. ISBN 978-1-60520-644-8.
- Shen, Vincent (2013). Dao Companion to Classical Confucian Philosophy. Springer Science & Business Media. ISBN 978-90-481-2936-2.
- Slingerland, Edward (2003). Analects: With Selections from Traditional Commentaries. Hackett Publishing. ISBN 1-60384-345-0.