Tưởng Tiệp
Tưởng Tiệp (Hán tự: 蔣捷; 1245 — 1301), tự Thắng Dục (勝欲), hiệu Trúc Sơn (竹山), là một nhà thơ vào cuối thời nhà Tống và đầu thời nhà Nguyên, cùng với Chu Mật (周密), Vương Nghi Tôn (王沂孫), Trương Viêm (張炎) được xếp vào hàng ngũ "Tống mạt tứ đại gia" 「宋末四大家」(tứ đại danh sư đời hậu Tống).
Tưởng Tiệp | |
---|---|
Tên chữ | Thắng Dục |
Tên hiệu | Trúc Sơn |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1245 |
Nơi sinh | Nghi Hưng |
Quê quán | Nghi Hưng |
Mất | 1301 |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | nhà văn, nhà thơ, người viết từ |
Quốc tịch | nhà Nguyên |
Tiểu sử
sửaTưởng Tiệp sinh ra tại Dương Tiện (陽羨) (nay là Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô). Ông làm Tiến Sĩ năm Hàm Thuần thứ mười (năm 1274) đời Tống Cung Đế, trong bài thơ "Nhất tiễn mai" của ông có câu "Hồng liễu anh đào, lục liễu ba tiêu." 「紅了櫻桃,綠了芭蕉」, nên khi được lưu danh, người đời thường gọi ông là "Anh Đào tiến sĩ" 「櫻桃進士」.
Tưởng Tiệp sống trong thời kỳ nhà Tống đang sụp đổ và nạn quân Mông Cổ xâm chiếm Giang Nam. Đặc biệt là sau khi nhà Nam Tống sụp đổ, ông đã nhiều lần bị buộc phải di cư, do đó cuộc sống của ông rất bấp bênh nhưng rồi được triều Nguyên tha thứ, cho tha triệu lại về làm quan nhưng ông lại "Tang Lục bối giao tiến kỳ tài, tốt bất khẳng khởi"[1] 「臧陸輩交薦其才,卒不肯起」(Được Tang Lục tiến cử, nhưng quân tiểu tốt không chịu động đậy), không làm nữa. Trong những năm cuối đời, ông định cư tại Thái Hồ, Trúc Sơn và viết nên bài "Trúc Sơn từ" (竹山詞).
Hầu hết các thi từ của Tưởng Tiệp đều kế thừa từ Tô Thức (蘇軾; 1037 — 1101), Tân Khí Tật (辛棄疾; 1140 — 1207). Nội dung hầu như là về hoài tưởng đến cố hương, nỗi buồn của sông của núi, theo phong cách đa dạng. Bài nổi tiếng nhất của ông là "Ngu mỹ nhân" (虞美人), thể hiện bước chuyển mình trong phong thái, tâm tưởng trữ tình trong cuộc đời ông.
Một số bài thơ
sửa
|
Nhất tiễn mai - Chu quá Ngô giang
|
|
Ngu mỹ nhân kỳ 1 - Thính vũ
|
|
Ngu mỹ nhân kỳ 2
|
Tài liệu tham khảo
sửa- Tưởng tiệp từ hiệu chú『蔣捷詞校注』, Tưởng Tiệp 蔣捷, Trung Hoa thư cục (中華書局), ISBN 978-7-101-07399-7
Chú thích
sửa- ^ Trần Đình Trác (陳廷焯): "Bạch vũ trai từ thoại" (白雨齋詞話) quyển thứ 5 có nói rằng, Trúc Sơn có nhân phẩm thật là cao tuyệt