Đám rối chân bướm

(Đổi hướng từ Tĩnh mạch màng não giữa)

Đám rối chân bướm (/ˈtɛrɪɡɔɪd/;[1] từ Hy Lạp pteryx, "cánh" và eidos, "hình dạng", tiếng Anh:Pterygoid plexus) là một đám rối tĩnh mạch kích thước lớn, nằm giữa cơ thái dương, cơ chân bướm ngoài, và một phần giữa hai cơ chân bướm.

Đám rối chân bướm
Tĩnh mạch vùng đầu và cổ
Chi tiết
Dẫn máu đếnTĩnh mạch hàm
Động mạchĐộng mạch hàm
Định danh
LatinhPlexus venosus pterygoideus,
plexus pterygoideus
TAA12.3.05.036
FMA50944
Thuật ngữ giải phẫu

Chi lưu nhận máu

sửa

Đám rối nhận máu từ các nhánh tĩnh mạch tương ứng với các nhánh của động mạch hàm.

Do đó, đám rối nhận máu từ các tĩnh mạch sau:

  • bướm - khẩu cái
  • màng não giữa
  • thái dương sâu (trước & sau)
  • chân bướm
  • cơ cắn
  • cơ mút
  • ổ răng
  • một số tĩnh mạch khẩu cái (tĩnh mạch khẩu cái phân chia thành tĩnh mạch khẩu cái lớn và bé)
  • một nhánh hòa với tĩnh mạch mắt thông qua khe ổ mắt dưới
  • tĩnh mạch dưới ổ mắt

Liên quan

sửa

Đám rối này cho các nhánh tự do đến tĩnh mạch mặt trước; nó cũng cho các nhánh với xoang hang, bằng các nhánh thông qua lỗ Vesalii (lỗ liên lạc bướm), lỗ trònlỗ rách. Do có liên quan với xoang hang, nhiễm trùng mặt ở vị trí nông có thể lan vào xoang hang, gây ra huyết khối xoang hang. Các biến chứng bao gồm phù mí mắt, kết mạc mắt và tê liệt thần kinh sọ đi qua xoang hang.

Đám rối tĩnh mạch chân bướm hợp lại thành tĩnh mạch hàm. Tĩnh mạch hàmtĩnh mạch thái dương nông hợp lại thành tĩnh mạch sau hàm. Nhánh sau của tĩnh mạch sau hàmtĩnh mạch tai sau hợp lại, hình thành tĩnh mạch cảnh ngoài, sau đó máu đổ vào tĩnh mạch dưới đòn.

Tham khảo

sửa

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 645 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

Liên kết ngoài

sửa