Túc Minh Thuận Thánh Hoàng hậu

Hoàng hậu nhà Đường

Túc Minh Thuận Thánh hoàng hậu (chữ Hán: 肅明順聖皇后, ? - 693), là Hoàng hậu của Đường Duệ Tông Lý Đán, một vị Hoàng đế nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Túc Minh Hoàng hậu
肅明皇后
Đường Duệ Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Đường
Tại vị684690
Tiền nhiệmTrung Tông Vi hoàng hậu
Kế nhiệmTrung Tông Vi hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh?
Từ Châu
Mất693
Trường An, Nhà Đường
An tángKiều lăng (桥陵)
Phối ngẫuĐường Duệ Tông
Lý Đán
Hậu duệ
Thụy hiệu
Túc Minh Thuận Thánh hoàng hậu
(肅明順聖皇后)
Thân phụLưu Diên Cảnh

Tiểu sử

sửa

Lưu hoàng hậu xuất thân từ gia tộc ở Bành Thành, Từ Châu, gia cảnh nhiều đời làm quan. Tằng tổ phụ là Lưu Tử Tương (劉子将), làm Thứ sử Hòa Châu thời Bắc Tề, ông nội là Hình bộ Thượng thư Lưu Đức Uy (劉德威), một đại thần thời Đường Thái Tông, sau khi mất tặng Thượng thư bộ Lễ, U Châu Đô đốc, còn được táng vào nơi chuyên nhập táng các danh thần thời Đường là Hiến lăng (獻陵). Cha của Lưu hoàng hậu là Thiểm Châu thứ sử Lưu Diên Cảnh (劉延景), là con trai thứ của Lưu Đức Uy với Bình Thọ huyện chúa (平寿县主).

Khoảng năm Nghi Phượng (từ 676 - 679), dưới triều của Đường Cao Tông Lý Trị, Lưu thị trở thành thiếp của Tương vương Lý Đán, hiệu Nhụ nhân (孺人). Sau đó, Lưu thị hạ sinh ra ba con là Ninh vương Lý Thành Khí và hai công chúa là Thọ Xương công chúa (壽昌公主) và Đại Quốc công chúa (代國公主), nên chính thức trở thành Vương phi. Đương thời bà có tiếng hiền, được Cao Tông trong một yến hội đánh giá cao[1].

Năm Văn Minh nguyên niên (684), sau khi Đường Cao Tông Lý Trị băng hà, Hoàng thái tử Lý Hiển nối ngôi, trở thành Đường Trung Tông. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 2 tháng là bị mẹ là Hoàng thái hậu Võ Tắc Thiên phế truất. Em trai của Trung Tông là Lý Đán được đưa lên làm Hoàng đế thay thế, tức Đường Duệ Tông. Lưu vương phi được lập làm Hoàng hậu. Con trai Lưu hoàng hậu là Lý Thành Khí được lập làm Hoàng thái tử.

Năm Tái Sơ thứ 2 (690), dưới áp lực của các phe cánh, Duệ Tông nhường ngôi cho mẹ mình là Võ hậu, bà chính thức trở thành Hoàng đế Võ Chu, làm gián đoạn nhà Đường. Với tư cách con trai của Võ Hoàng, Duệ Tông trở thành Trữ quân, nhưng nhận tước hiệu [Hoàng tự; 皇嗣] thay vì Thái tử, đổi họ Lý thành họ Võ. Lưu hậu sau 7 năm tại ngôi bị giáng xuống làm [Hoàng tự phi; 皇嗣妃].

Bị Võ hậu giết

sửa

Năm Trường Thọ thứ 2 (693), dưới Triều đại của Võ Tắc Thiên, đại thần Võ Thừa Tự (武承嗣) được Võ Tắc Thiên tin tưởng, do có mâu thuẫn với Võ Đán (đã đổi họ Lý thành họ Võ), đã vu cáo Lưu thị cùng người thiếp của Hoàng tự Võ Đán là Đậu thị lập đàn bùa phép mưu hại Võ hậu. Vào một dịp khi Lưu thị và Đậu thị đến thỉnh an Võ Tắc Thiên tại Vạn Phụng Thần cung (萬象神宮), chờ đến khi cả hai đi khỏi, Võ Tắc Thiên đã sai người giết cả hai. Thi thể cả hai người được giấu kín trong cung. Trước sự mất tích của hai người vợ, Võ Đán lo sợ không biết mẹ mình sẽ làm gì tiếp theo.

Năm Cảnh Vân nguyên niên (710), Đường Duệ Tông đăng cơ trở thành Hoàng đế lần thứ 2, Lưu thị được truy thụy hiệuTúc Minh Thuận Thánh hoàng hậu (肅明順聖皇后). Tuy nhiên, do không tìm được thi hài của Lưu hoàng hậu và Đậu Đức phi, Duệ Tông chỉ an táng trên danh nghĩa Lưu hoàng hậu vào lăng mộ hoàng tộc là Huệ lăng (惠陵), lập miếu gọi là Nghi Khôn miếu (儀坤廟).

Sau khi Duệ Tông qua đời, Túc Minh Lưu Hoàng hậu được phụ táng cùng ông và Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu (mẹ của Đường Minh Hoàng) ở Kiều lăng (桥陵). Do Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu là mẹ của Đường Minh Hoàng, bà được truy tôn Hoàng thái hậu và cùng phụ vào Thái Miếu với Duệ Tông. Dù Túc Minh Lưu Hoàng hậu là chính thất, nhưng mãi đến năm Khai Nguyên thứ 20 (732), bà mới được thăng phụ Thái Miếu cùng Duệ Tông và Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu[2].

Hậu duệ

sửa

Lưu hoàng hậu có với Đường Duệ Tông 3 người con, 1 hoàng tử và 2 hoàng nữ:

  1. Hoàng trưởng tử Lý Thành Khí [李成器; 679 - 15 tháng 1, 742], sau đổi tên là Lý Hiến (李憲), con trai trưởng của Duệ Tông. Ông tính người tài hoa, trọng thi ca, hưởng thụ. Khi Duệ Tông phục vị, ông nhường ngôi Hoàng thái tử cho người em là Lý Long Cơ, sau khi Long Cơ đăng ngôi, rất coi trọng ông, phong chức Thái tử Thái sư, Thái úy, tước vị Ninh vương (寧王). Sau khi qua đời, ông được tôn phong làm Nhượng hoàng đế (让皇帝).
  2. Hoàng trưởng nữ Thọ Xương công chúa [壽昌公主; 680 - ?], hạ giá Thôi Trân (崔珍).
  3. Hoàng tứ nữ Đại Quốc công chúa [代國公主; 689 - 734], tên Hoa (华), tiểu tự Hoa Uyển (華婉), sơ phong Thọ Quang huyện chúa (壽光縣主), hạ giá lấy Trịnh Vạn Quân (鄭萬鈞). Duệ Tông phục vị, tấn phong Vĩnh Xương công chúa (永昌公主), Huyền Tông tấn phong Đại Quốc Trưởng công chúa (代國長公主). Bà sinh được 2 trai và 4 gái, con trưởng Trịnh Tiềm Diệu (鄭潛曜), về sau lấy Lâm Tấn công chúa (臨晉公主).

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《旧唐书·本纪第五·高宗下》(仪凤)三年......秋七月丁巳,宴近臣诸亲于咸亨殿。上谓霍王元轨曰:“去冬无雪,今春少雨,自避暑此宫,甘雨频降,夏麦丰熟,秋稼滋荣。又得敬玄表奏,吐蕃入龙支,张虔勖与之战,一日两阵,斩馘极多。又太史奏,七月朔,太阳合亏而不亏。此盖上天垂祐,宗社降灵,岂虚薄所能致此!又男轮最小,特所留爱,比来与选新妇,多不称情;近纳刘延景女,观其极有孝行,复是私衷一喜。思与叔等同为此欢,各宜尽醉。”
  2. ^ 《旧唐书·卷五十一·列传第一·后妃上》:睿宗肃明顺圣皇后刘氏,刑部尚书德威之孙也。父延景,陕州刺史,景云元年,追赠尚书右仆射、沛国公。仪凤中,睿宗居籓,纳后为孺人,寻立为妃,生宁王宪、寿昌代国二公主。文明元年睿宗即位,册为皇后;及降为皇嗣,后从降为妃。长寿中,与昭成皇后同被谴,为则天所杀。景云元年,追谥肃明皇后,招魂葬于东都城南,陵曰惠陵。睿宗崩,迁祔桥陵。以昭成太后故,不得入太庙配飨,常别祀于仪坤庙。开元二十年,始祔太庙。