Tôn Thất Đàm

(Đổi hướng từ Tôn Thất Đạm)

Tôn Thất Đàm (18641888) là một trong những người chỉ huy của phong trào Cần Vương (1885 - 1896), với mục đích giúp vua cứu nước, khôi phục lại chế độ phong kiến Việt Nam.

Tôn Thất Đàm
尊室談
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1864
Nơi sinh
Huế
Mất
Ngày mất
15 tháng 11, 1888(1888-11-15) (23–24 tuổi)
Nơi mất
Hà Tĩnh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tôn Thất Thuyết
Anh chị em
Tôn Thất Tiệp
Quốc giaĐại Nam, Liên bang Đông Dương
Thời kỳNhà Nguyễn

Thân thế

sửa

Tôn Thất Đàm quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế, là con trai trưởng của Tôn Thất Thuyết, anh trai của Tôn Thất Tiệp.[1]

Cuộc đời

sửa

Ngày 4 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra thành Quảng Trị, sau đó lên Sơn Phòng Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hoá, Quảng Bình. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Tôn Thất Đàm nhận chức Khâm sai Chưởng lý quân vụ đại thần, thay cha điều hành triều đình Hàm Nghi. Ông cùng Tôn Thất Tiệp được cha giao cho nhiệm vụ bảo vệ vua Hàm Nghi trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1886 đến tháng 10 năm 1888.[2]

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị thuộc hạ cũ là Trương Quang Ngọc dẫn theo bọn Nguyễn Định Trình, Cao Viết Lượng gồm hơn hai mươi tên tới bắt. Tôn Thất Tiệp bảo vệ vua và bị giết chết.[3] Tôn Thất Đàm đã tự sát vào ngày 15 tháng 11 năm 1888 khi hay tin vua Hàm Nghi bị lọt vào tay quân Pháp.[2]

Có nguồn cho rằng khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Đàm đang đóng quân ở Hà Tĩnh. Nghe tin, ông viết cho Hàm Nghi một bức thư tạ tội đã không bảo vệ được vua.[2] Và một bức thư cho Thiếu tá Dabat, đóng ở đồn Thuận Bài xin cho thủ hạ ra đầu thú về làm ăn.[4] Sau đó ông thắt cổ tự vẫn ở chùa Vàng Liêu (Hương Khê, Hà Tĩnh).[5][6]

Tưởng nhớ

sửa

Tên ông được đặt cho các con đường ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nam Định. Tuy nhiên, con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh bị ghi sai thành Tôn Thất Đạm.[7] Phố Tôn Thất Đàm (Ba Đình, Hà Nội) là nơi đặt trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.[8] Trên đường Tôn Thất Đạm (phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) có một tòa chung cư cổ được xây từ năm 1886[9], cùng một ngôi chợ thường được người dân gọi là "chợ quê" hay "chợ nhà giàu".[10][11][12]

Bên lề

sửa

Năm 2018, căn nhà của ông được phục dựng trong Bảo tàng nhà ViệtĐiện Bàn, Quảng Nam.[13]

Chú thích

sửa
  1. ^ Lê Gia Lộc (15 tháng 10 năm 2011). “Tôn Thất Đạm, người đi vào lịch sử khi mới 22 tuổi”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b c Trần Vĩnh Thành (15 tháng 10 năm 2021). “Hàm Nghi - Ông vua kháng chiến”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Tôn Thất Thiệp”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Huế. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Lê Nguyễn (3 tháng 10 năm 2021). “Cái chết oanh liệt, tận trung với vua Hàm Nghi của Khâm sai Tôn Thất Đạm”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Minh Tân (26 tháng 2 năm 2016). “Đường phố Thành Nam: Phố Tôn Thất Đàm”. Báo Nam Định. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ “Tôn Thất Đàm”. Ban quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Hữu Công; Mạnh Tùng (25 tháng 9 năm 2020). “Vì sao 38 tên đường ở TP HCM bị đặt sai?”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ Thiên Ân (9 tháng 3 năm 2017). “Tòa nhà trụ sở Bộ Ngoại giao: Điển hình nét đẹp kiến trúc”. Báo Lao động Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ Lê Vân (11 tháng 12 năm 2021). “Chuyện đời ở những chung cư xưa cũ - Kỳ 1: Chung cư 130 tuổi ở phố tài chính Sài Gòn”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ Thiên Ân (19 tháng 2 năm 2017). "Chợ quê" Tôn Thất Đạm, đặc sản giữa trung tâm Sài Gòn”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Thúy Vy (17 tháng 12 năm 2021). “Dự kiến giải tỏa chợ Tôn Thất Đạm ở TP. HCM vào năm 2022”. Báo điện tử Công Luận. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ Khánh Linh; Anh Tú (23 tháng 12 năm 2021). “Nỗi buồn của tiểu thương khi "chợ nhà giàu" giữa lòng TPHCM sắp đóng cửa”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ H.X.Huỳnh (26 tháng 11 năm 2018). “Phục dựng ngôi nhà cụ Tôn Thất Đạm ở Bảo tàng nhà Việt”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.