Tên máy chủ
Trong mạng máy tính, một tên máy chủ hay còn gọi là hostname (trước đây được gọi là nodename[1]) là nhãn được gán cho thiết bị được kết nối với mạng máy tính và nó được sử dụng để định danh thiết bị trong các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau như World Wide Web. Tên máy chủ có thể bao gồm một từ, cụm từ đơn giản hoặc một từ có cấu trúc. Mỗi tên máy chủ thường liên kết với ít nhất 1 địa chỉ mạng để định tuyến các gói tin nhằm tăng hiệu suất và một số các lý do khác.
Tên máy chủ trên Internet có thể được thêm tên miền qua hệ thống phân giải tên miền[2] (DNS), nó sẽ được phân tách khỏi nhãn định danh máy chủ ban đầu. Ở dạng này tên máy chủ được gọi là tên miền. Nếu tên miền hoàn toàn là tên miền cấp cao nhất thì tên máy chủ được này được xem là Tên miền đầy đủ (FQDN). Tên máy chủ có tên miền DNS thường được lưu trữ trong hệ thống tên miền cùng với các Địa chỉ IP đại diện của chúng nhằm mục đích ánh xạ tên máy chủ tới một địa chỉ và ngược lại.
Tên máy chủ trên mạng Internet
sửaTrên Internet, tên máy chủ là tên miền được gán cho máy tính chủ. Đây thường là sự kết hợp giữa tên cục bộ của máy chủ với tên miền mẹ của nó. Ví dụ vi.wikipedia.org có tên máy chủ cục bộ (vi) và tên miền là wikipedia.org. Kiểu tên máy chủ như thế này được dịch thành địa chỉ IP thông qua địa chỉ nằm ở tập tin host hoặc qua DNS resolver. Một máy chủ có thể có nhiều tên máy chủ; nhưng nói chung là một hệ điều hành máy chủ thường có một tên máy chủ thường xuyên được sử dụng cho chính nó.
Bất kỳ tên miền nào cũng có thể là một tên máy chủ miễn là tuân thủ theo một số hạn chế ở dưới. Lấy ví dụ, cả vi.wikipedia.org và wikipedia.org đều là tên máy chủ vì cả hai đều được gán địa chỉ IP. Tên máy chủ có thể là một tên miền nếu nó được cài đặt hợp lý vào hệ thống tên miền. Tên miền có thể là tên máy chủ nếu nó đã được gán cho máy chủ Internet có liên kết với địa chỉ IP.
Cú pháp
sửaTên máy chủ bao gồm một chuỗi các nhãn nối với nhau bằng các dấu chấm. Lấy ví dụ, "vi.wikipedia.org" là một tên máy chủ. Mỗi nhãn phải dài từ 1 đến 63 ký tự.[2] Toàn bộ tên máy chủ bao gồm cả các dấu chấm phân cách có độ dài tối đa là 253 ký tự ASCII.[3]
Các tiêu chuẩn Internet (Đề nghị duyệt thảo và bình luận) đối với các giao thức quy định rằng các nhãn chỉ có thể chứa được các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt chữ hoa chữ thường), các chữ số từ 0 đến 9 và ký tự gạch nối-trừ ('-'). Đặc tả kỹ thuật ban đầu cho tên máy chủ trong RFC 952 không cho phép các nhãn bắt đầu bằng chữ số hoặc ký tự gạch nối và không được kết thúc bằng dấu gạch nối. Tuy nhiên với đặc tả kỹ thuật tiếp theo (RFC 1123) thì các nhãn tên máy chủ đã được phép bắt đầu bằng các chữ số. Không cho phép các ký hiệu, ký tự dấu câu hoặc khoảng trắng khác. Các tên miền quốc tế hóa được lưu trữ trong hệ thống tên miền dưới dạng chuỗi ASCII bằng cách áp dụng mã hóa Punycode.[4]
Mặc dù tên máy chủ có thể không chứa các ký tự khác, chẳng hạn như ký tự gạch dưới (_), các tên DNS khác có thể chứa dấu gạch dưới.[5][6] Hạn chế này đã được gỡ bỏ bởi RFC 2181. Các hệ thống như DomainKeys và bản ghi SRV sử dụng dấu gạch dưới như một cách để đảm bảo rằng ký tự đặc biệt của chúng không bị nhầm lẫn với tên máy chủ. Lấy ví dụ, _http._sctp.www.example.com chỉ định một con trỏ dịch vụ cho một máy chủ web SCTP (www) trong tên miền example.com. Bất chấp các tiêu chuẩn, Chrome, Firefox, Internet Explorer, Edge và Safari cho phép dấu gạch dưới trong tên máy chủ mặc dù cookie trong IE không hoạt động chính xác nếu bất kỳ phần nào của tên máy chủ chứa ký tự gạch dưới.[7]
Tuy nhiên vẫn sẽ hợp lệ trong việc cố phân giải một tên máy chủ có dấu gạch dưới. Ví dụ như _.example.com. Điều này được đặc tả trong bản RFC 7816 áp dụng để giảm lượng thông tin được cung cấp cho các máy chủ DNS trung gian trong một truy vấn lặp.[8] Tính năng thu nhỏ tên truy vấn được bật theo mặc định trong BIND 9.14.0.[9]
Tên máy chủ vi.wikipedia.org bao gồm các nhãn DNS vi (tên máy chủ hoặc tên miền phụ), wikipedia (tên miền cấp 2) và org (tên miền cấp cao). Các nhãn như 2600 và 3abc có thể được sử dụng trong các tên máy chủ nhưng -hi-, _hi_ và *hi* thì đều là các nhãn không hợp lệ.
Tên máy chủ được coi là một tên miền đầy đủ (FQDN) khi nó được xác định tất cả các nhãn và cả tên miền cấp cao nhất (TLD). Tên máy chủ vi.wikipedia.org kết thúc với tên miền cấp cao nhất org và do đó hoàn toàn đủ điều kiện được xem là một tên miền đầy đủ. Tùy thuộc vào việc triển khai phần mềm DNS của hệ điều hành thì một tên máy chủ không đủ tiêu chuẩn có thể được tự động kết hợp với một tên miền mặc định được cấu hình sẵn trong hệ thống để trở thành một tên miền đầy đủ. Lấy ví dụ một học sinh của MIT có thể gửi thư đến "joe@csail" và để nó tự động định danh tên miền đầy đủ bởi hệ thống gửi thư, cuối cùng thư sẽ được gửi tới joe csail.mit.edu.
Hướng dẫn chung về việc chọn một tên máy chủ tốt được nêu trong RFC 1178.
Ví dụ
sửasaturn và jupiter là tên máy chủ của hai thiết bị được kết nối với mạng có tên PC. Trong PC các thiết bị được định danh bằng tên máy chủ của chúng. Tên miền của các thiết bị là saturn.PC và jupiter.PC. Nếu PC được đăng ký dưới dạng tên miền cấp hai trên Internet, ví dụ như PC.net, các máy chủ có thể được tự động định danh bằng tên miền đầy đủ là saturn.PC.net và jupiter.PC.net.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ System V/AT Runtime System. Microport.
- ^ a b RFC 1034, Section 3.1 "Name space specifications and terminology"
- ^ Chen, Raymond (ngày 12 tháng 4 năm 2012). “What is the real maximum length of a DNS name?”. Microsoft devblog. Bản gốc (html) lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
- ^ RFC 3492, Punycode: A Bootstring encoding of Unicode for Internationalized Domain Names in Applications (IDNA), A. Costello, The Internet Society (March 2003)
- ^ “Underscores in DNS”. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Common DNS Operational and Configuration Errors”. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
- ^ Internet Explorer Cookie Internals (FAQ)
- ^ DNS Query Name Minimisation to Improve Privacy. RFC 7816. https://tools.ietf.org/html/rfc7816.
- ^ “QNAME Minimization and Your Privacy”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.