Tê giác Na Dương

loài động vật có vú

Tê giác Na Dương (danh pháp hai phần: Epiaceratherium naduongense) là hóa thạch tê giác thuộc chi Epiaceratherium O. Abel, 1910) được phát hiện tại thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam năm 2013.

Tê giác Na Dương
Thời điểm hóa thạch: 39–35 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Eutheria
Bộ (ordo)Perissodactyla
Họ (familia)Rhinocerotidae
Chi (genus)Epiaceratherium
Loài (species)E. naduongense
Danh pháp hai phần
Epiaceratherium naduongense
Madelaine Böhme, Manuela Aiglstorfer, 2014

Phát hiện và đặt tên

sửa

Năm 2013 phát hiện hoá thạch tại mỏ than lộ thiên Na Dương, Lộc Bình, Lạng Sơn Việt Nam. Được Giáo sư Tiến sĩ Madelaine Böhme từ Trung tâm Tiến hoá Loài người và Cổ môi trường Senckenberg (HEP) tại Đại học Tübingen, Đức và cộng sự đặt tên theo địa danh Na Dương

Mô tả

sửa

Tê giác na dương Epiaceratherium naduongense có hình dạng với loài tê giác Epiaceratherium  bolcense đã được tìm thấy ở Italy (Monteviale)

Xem thêm

sửa

Phát hiện hóa thạch củaEpiaceratherium magnum từ Bayern, Đức đã từng tồn tại khoảng 33 triệu năm trước đây cùng với hoá thạch tê giác Epiaceratherium  bolcense đã được tìm thấy ở Italy (Monteviale). Cho thấy sự xâm nhập, phát tán phân bố các loài tê giác ở Đông Nam Á vào lục địa châu Âu vào thời cuối thế Thủy Tân. Khi đó, lục địa châu Âu có hình dạng rất khác so với hiện nay,. Italia và Bulgaria là một phần của một chuỗi đảo ở Biển Tethys. Những hòn đảo này kéo dài vài ngàn km và sau này trở thành châu Âu và Ấn Độ.  

Chú thích

sửa

Ngoài Tê giác na dương, nhóm các nhà khoa học từ Đức, Pháp, Ốt-xtrây-li-a và Việt Nam đã phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú trước đây khác mới sống khoảng 37 triệu năm trước đó là loài Thú than phương đông Bakalovia orientalis. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tìm thấy rất nhiều hoá thạch khác gồm các loài sinh vật cổ đại như cá sâu, cá nước ngọt, rùa, và rất nhiều loài Trai

Tham khảo

sửa