Tân Phú Tây là một thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Tân Phú Tây
Xã Tân Phú Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBến Tre
HuyệnMỏ Cày Bắc
Trụ sở UBNDẤp Tân Lợi
Thành lập2009[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°12′17″B 106°17′33″Đ / 10,20472°B 106,2925°Đ / 10.20472; 106.29250
MapBản đồ xã Tân Phú Tây
Tân Phú Tây trên bản đồ Việt Nam
Tân Phú Tây
Tân Phú Tây
Vị trí xã Tân Phú Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích10,20 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng7.362 người[2]
Mật độ860 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính28912[3]
Mã bưu chính93415

Địa lý

sửa

Xã Tân Phú Tây có vị trí địa lý:

Xã Tân Phú Tây cách trung tâm huyện 3,5 km, có 6 ấp; diện tích tự nhiên 10,20 km²[2]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Tân Phú Tây có dân số 7.262 người [2].

Hành chính

sửa

Xã Tân Phú Tây được chia thành 6 ấp: Tân Thạnh, Tân Lợi, Tân Thuận Trong, Tân Thuận Ngoài, Tân Hòa Trong, Tân Hòa Ngoài.

Lịch sử

sửa

Người dân bắt đầu định cư tại khu vực xã Tân Phú Tây ngày nay bắt đầu từ thế kỷ thứ 18, đến năm 1892 người Pháp sắp xếp lại các đơn vị hành chính và làng Tân Phú Tây được hình thành thuộc tổng Minh Thiện.

Tháng 6 năm 1969, cơ quan lãnh đạo và các ngành của Đặc khu Sài Gòn- Gia Định (Y4) đã được đặt tại địa bàn xã Tân Phú Tây và Thành An.[4]

Ngày 31 tháng 12 năm 2000, nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Phú Tây đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 17 tháng 11 năm 2009, Tân Phú Tây được công nhận là Xã văn hóa.

Kinh tế

sửa

Xã Tân Phú Tây có 212 ha dừa, 305 ha vườn cây ăn trái, 194 ha ruộng lúa.

Hiện xã có 367 hộ giàu (đạt tỷ lệ 20,8%); 742 hộ khá (40,6%); 234 hộ nghèo (12,8%). Bình quân thu nhập đầu người 12,5 triệu đồng/năm. Trong việc phát triển kinh tế, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi đúng hướng, hiệu quả, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, chất lượng giáo dục được nâng cao, đạt phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Trường lớp phát triển, xã hội hóa giáo dục được quan tâm. Xã thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia; thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương vượt chỉ tiêu; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Toàn xã có 19,64 km đường giao thông chính, đã hoàn thành chương trình bê-tông các cầu và trục đường giao thông: 77 cây cầu, 6,05 km đường nhựa, 11,59 km đường bê tông, với tổng kinh phí gần 7,8 tỷ đồng; trong đó, dân đóng góp gần 2,6 tỷ đồng và trên 3 triệu ngày công lao động. Đường bê-tông ở Tân Phú Tây được thi công có chiều rộng từ 2,5m trở lên nên xe ô-tô có thể lưu thông đến tận các ấp.

Chợ Tân Phú Tây được đặt tại ấp Tân Lợi, với diện tích 3.000 m².[5]

Văn hóa

sửa

Sau hơn một năm tập trung xây dựng xã văn hóa, mới đây, ngày 17 tháng 11 năm 2009, Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tỉnh, huyện đã đến tổng kiểm tra, thẩm định các tiêu chí và bỏ phiếu đồng ý đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Xã văn hóa Tân Phú Tây.

Chú thích

sửa
  1. ^ 08/NĐ-CP(2009)
  2. ^ a b c Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Di tích lịch sử căn cứ của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định”. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Danh sách chợ trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa