Tàu ngầm duyên hải
Một tàu ngầm duyên hải (coastal) hay tàu ngầm ven biển (littoral)[1] là một tàu ngầm nhỏ, cơ động với mớn nước nông, phù hợp để di chuyển trong cảng, gần bờ hay các eo biển. Không xác định kích cỡ một cách chính xác, tàu ngầm duyên hải lớn hơn một tàu ngầm bỏ túi nhưng nhỏ hơn một tàu ngầm đi biển, vốn thiết kế cho những chuyến đi dài ngày ngoài biển khơi. Giới hạn không gian bên trong tàu ngầm duyên hải khiến chúng có lượng nhiên liệu và thực phẩm mang theo giới hạn, cũng như vũ khí đạn dược được trang bị. Dù với những hạn chế như trên, chúng có thể đi đến những khu vực không thể tiếp cận bằng tàu ngầm thông thường, và khó bị phát hiện hơn.
Lịch sử
sửaNhững tàu ngầm quân sự đầu tiên về thực chất là những tàu ngầm duyên hải. Sau khi chiến thuật tàu ngầm hiện đại được phát triển trong Thế Chiến I, những ưu điểm như chế tạo nhanh chóng và gọn nhẹ đã dẫn đến sự phát triển các lớp tàu ngầm duyên hải Type UB phóng ngư lôi và Type UC rải thủy lôi vào năm 1915 để hoạt động trong eo biển Manche. Những tàu ngầm duyên hải này có trọng lượng choán nước chỉ 15 đến 20 phần trăm so với U-boat thông thường,[2] chỉ mất một phần tư thời gian để chế tạo hoàn tất, và có thể được vận chuyển bằng tàu hỏa đến các căn cứ hoạt động tại Bỉ.[3] Các phiên bản cải tiến của tàu ngầm duyên hải UB hay UC được nâng cấp, và cho đến hết chiến tranh Đế quốc Đức đã chế tạo tổng cộng 136 chiếc Type UB và 95 chiếc Type UC. [4]
Khi Hải quân Đức Quốc Xã bắt đầu tái vũ trang từ năm 1935, họ đóng 24 chiếc tàu ngầm duyên hải Type II. Cùng với tám chiếc khác được hoàn tất vào đầu Thế chiến II, chúng đã tuần tra tại Bắc Hải vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột, và sau đó hoạt động tại vùng biển Baltic để huấn luyện các thủy thủ đoàn cho các tàu U-boat đại dương.[5] Chi hạm đội U-boat 30, bao gồm sáu chiếc Type II được vận chuyển bằng đường bộ và dọc sông Danube, đã hoạt động tuần tra trong khu vực Hắc Hải cho đến tháng 9, 1944.[6]
Các ví dụ
sửaTham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ “SSK Andrasta Littoral Submarine, France”. naval-technology.com. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
- ^ Gray (1972), tr. 226, 228.
- ^ Tarrant (1989), tr. 15-24.
- ^ Tarrant (189), tr. 161.
- ^ Lenton (1976), tr. 121, 140-145, 149-150.
- ^ Helgason, Guðmundur. “30th Flotilla”. U-boat.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Thư mục
sửa- Gray, Edwyn A. (1972). The Killing Time. New York: Charles Scribner's Sons.
- Lenton, H.T. (1976). German Warships of the Second World War. New York: Arco Publishing Company. ISBN 0-668-04037-8.
- Tarrant, V.E. (1989). The U-Boat Offensive 1914-1945. London: Cassell & Company. ISBN 1-85409-520-X.