Zulu (lớp tàu ngầm)

(Đổi hướng từ Tàu ngầm Đề án 611)

Tàu ngầm Đề án 611 (tiếng Nga:Проекта 611 - Proyekta 611) là loại tàu ngầm tấn công của hải quân Xô Viết, nhưng 6 chiếc đã được sửa chữa để trở thành tàu ngầm mang tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới vào năm 1956, một chiếc được trang bị 1 tên lửa Scud F-11FM và 5 chiếc còn lại có thể mang hai tên lửa. Tên lửa này quá dài để có thể mang trong thân tàu nên đã được gắn phía ngoài kế bên tháp kính tiềm vọng. Tàu ngầm B-67 đã thành công trong việc phóng tên lửa trong cuộc thử nghiệm vào ngày 16 tháng 9 năm 1955. NATO gọi loại tàu ngầm này là lớp Zulu.

Tàu ngầm Đề án 611 tại Amsterdam
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Proyekta 611
Bên khai thác Soviet Navy Ensign Hải quân Xô Viết
Lớp trước Tàu ngầm lớp K
Lớp sau Tàu ngầm Đề án 641
Thời gian hoạt động 1952
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu ngầm tấn công
Trọng tải choán nước
  • 1.875 tấn khi nổi
  • 2.387 tấn khi lặn
  • Chiều dài 90 m
    Sườn ngang 7,5 m
    Mớn nước 5,14 m
    Động cơ đẩy
  • 3 động cơ diesel (6.000 mã lực)
  • 3 mô tơ điện (5.400 mã lực)
  • Tốc độ
  • 18 knot (33 km/h) khi nổi
  • 16 knots (30 km/h) khi lặn
  • Độ sâu thử nghiệm 200 m
    Thủy thủ đoàn tối đa 70 hoa tiêu và thủy thủ
    Vũ khí
  • 10 ống ngư lôi 533-mm (21-inch) (6 phía trước, 4 phía sau)
  • 22 ngư lôi
  • 6 chiếc trong lớp tàu này được trang bị tên lửa Scub F-11FM
  • Thiết kế Đề án 611 được dựa trên tàu ngầm Kiểu XXI của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai.

    Sự thành công của Đề án 611 đã dẫn đến việc phát triển tàu ngầm Đề án 629 (Проекта 629).

    Tổng cộng đã có 26 chiếc Đề án 611 đã được đóng và phục vụ từ năm 1952 đến 1957. 8 chiếc ở Leningrad và 18 chiếc ở Severodvinsk.

    Tham khảo

    sửa
    • Sean Maloney, To Secure Command of the Sea University of New Brunswick thesis 1991.

    Liên kết ngoài

    sửa