Symphodus là một chi cá biển thuộc họ Cá bàng chài. Các loài trong chi này đều có phạm vi phân bố tập trung ở Đông Bắc Đại Tây Dương và trên khắp Địa Trung Hải; nhiều loài trong số chúng còn có phạm vi mở rộng về phía đông đến Biển Đen.

Symphodus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Symphodus
Rafinesque, 1810
Loài điển hình
Symphodus fulvescens
Rafinesque, 1810
Các loài
11 loài, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của chi này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, được ghép từ symphysis ("phát triển cùng nhau") và odes ("có hình dạng"), hàm ý đề cập đến vây bụng của loài điển hình S. rostratus được dính với nhau bởi một lớp màng[1].

Phân loại

sửa

Trước đây, Centrolabrus, một chi khác trong họ Cá bàng chài, chứa 3 loài là Centrolabrus exoletus, C. caeruleusC. trutta. Theo quan sát và ghi nhận, cá đực của hai loài C. caeruleusC. trutta lại có hành vi dựng tổ để cho cá cái đến đẻ trứng, và trứng được chăm sóc và bảo vệ bởi cá đực[2]. Những tập tính này giống với hầu hết các loài trong chi Symphodus. Trong khi đó, những tập tính này lại không được quan sát ở C. exoletus[2].

Ngoài ra, một phát hiện đáng chú ý là S. melanocercus khi đó lại là loài duy nhất trong chi Symphodus mà cá đực không có hành vi dựng tổ, cũng như việc cá đực không chăm sóc trứng của chính nó; điều này lại giống với C. exoletus[2]. Một điểm tương đồng nữa giữa S. melanocercusC. exoletus là hành vi "làm vệ sinh" cho những loài cá khác[2].

Bên cạnh sự khác biệt về tập tính, những loài đã đề cập ở trên cũng có sự khác biệt về bộ gen. Kết quả phân tích vùng gen 16S rDNA cho thấy, C. caeruleusC. trutta hình thành một nhóm đơn ngành với nhiều loài trong chi Symphodus, còn S. melanocercus lại hợp thành nhóm với C. exoletus[2]. S. melanocercus sau đó được chuyển sang chi Centrolabrus, với danh pháp chính thức là Centrolabrus melanocercus.

Hành vi và tập tính

sửa
 
S. cinereus và tổ của nó

Như đã đề cập ở trên, cá đực của các loài Symphodus có tập tính dựng tổ từ tảo để cho cá cái đến đẻ trứng, và trứng nhận được sự chăm sóc và bảo vệ từ cá bố. Qua quan sát, loài S. ocellatus còn có khả năng lựa chọn những loài tảo thích hợp để dựng tổ dựa vào độ bền cơ học và khả năng chứa trứng của loài tảo đó[3]. Mùa sinh sản của Symphodus rơi vào thời điểm mùa xuânmùa hè.

Một số loài trong chi Symphodus còn đóng vai trò của cá dọn vệ sinh, như S. mediterraneus, S. ocellatusS. tinca, chủ yếu là cá con của chúng[4]. Ngoài ra, S. melops còn được sử dụng với mục đích kiểm soát các loài rận biển ký sinh trên cá hồi Đại Tây Dương[5].

Hầu hết Symphodus là loài lưỡng tính tiền nữ, tức chúng có thể chuyển đổi giới tính từ cá cái sang cá đực ở một thời điểm nào đó trong đời, và cá con sinh ra đều là cá cái.

Mô tả

sửa

S. tinca là loài có chiều dài cơ thể lớn nhất trong số các loài Symphodus, với chiều dài tối đa được ghi nhận là 44 cm. Cá đực thời kỳ sinh sản có màu sắc tươi sáng hơn cá cái.

Các loài

sửa
 
S. tinca

Có 11 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm[6]:

Tham khảo

sửa
  1. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ a b c d e Vitor Almada và đồng nghiệp (2002). “On the phylogenetic affinities of Centrolabrus trutta and Centrolabrus caeruleus (Perciformes: Labridae) to the genus Symphodus: molecular, meristic and behavioural evidences” (PDF). Arquipélago: Life Marine Sciences. 19A: 85–92.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Mauro Sinopoli và đồng nghiệp (2014). “Nest building in a Mediterranean wrasse (Symphodus ocellatus): are the algae used randomly chosen or actively selected?”. Marine Ecology. 36 (4): 924–949. doi:10.1111/maec.12187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ C. Dieter Zander; Ilka Sötje (2002). “Seasonal and geographical differences in cleaner fish activityin the Mediterranean Sea” (PDF). Helgoland Marine Research. 55: 232–241.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Sandra Deady và đồng nghiệp (1995). “The use of cleaner-fish to control sea lice on two Irish salmon (Salmo salar) farms with particular reference to wrasse behavior in salmon cages” (PDF). Aquaculture. 131 (1): 73–90.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Froese Rainer; Daniel Pauly (2020). “Fish Identification: Symphodus. FishBase. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.