Tô Châu

Địa danh ở Trung Quốc
(Đổi hướng từ Suzhou)
苏州市
Tô Châu thị
Tô Châu được tô màu trên bản đồ này
Kiểu hành chính Địa cấp thị
Trụ sở hành chính Cô Tô
(31°19′9″B 120°35′30″Đ / 31,31917°B 120,59167°Đ / 31.31917; 120.59167)
Diện tích
- Tổng cộng
- Trung tâm đô thị
 
8.488 km²
1.650 km²
Dân số
- Tổng cộng
- Trung tâm đô thị
 
6.062.200 (2005)
2.245.300 (2005)
GDP
- Tổng cộng
- Trên đầu người
 
¥402,65 tỷ (2005)
¥66.826 (2005)
Các dân tộc chính Hán
Đơn vị cấp huyện 12
Đơn vị cấp hương --
Bí thư thị ủy Vương Vinh (王荣)
Thị trưởng Diêm Lập (阎立)
Hoa biểu trưng Quế hoa
Cây biểu trưng Long não
Phương ngữ Ngô Tô Châu thoại (苏州话)
Mã vùng điện thoại 512
Mã bưu chính 215000
Mã biển số xe 苏E

Tô Châu (giản thể: 苏州; phồn thể: 蘇州; bính âm: Sūzhōu; tên cổ: 吳-Ngô) là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Trường Giang và trên bờ đông Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥178,207 (khoảng US$27,629) vào năm 2021, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc.

Lịch sử

sửa

Tô Châu, các tên gọi cổ là Câu Ngô, Ngô, Cối Kê (giản thể: 会稽; phồn thể: 會稽; bính âm: Kuàijī), Ngô Châu, Ngô Quận, Bình Giang Đẳng. Tô Châu còn có biệt danh là Ngô Đô, Ngô Hội, Ngô Môn, Đông Ngô, Ngô Trung, Ngô Hạ, Cô Tô, Trường Châu, Mậu Uyển Đẳng.

Tô Châu, cái nôi của văn hóa Ngô, là một trong những đô thị cổ nhất trong lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 2.500 năm trước, các bộ lạc bản địa, tự gọi mình là "Câu Ngô" vào cuối thời kỳ nhà Thương đã sinh sống trong khu vực mà sau này gọi là Tô Châu.

Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, Thái Bá đã đến đây để lập ra nước Ngô, đóng kinh đô tại đây và gọi nó là Ngô thành. Năm 514 TCN, trong thời kỳ Xuân Thu, vua Hạp Lư (giản thể: 阖闾; phồn thể: 闔閭; bính âm: Hélǘ) của nước Ngô đã sai Ngũ Tử Tư xây dựng "Hạp Lư thành" (giới học giả cho là thuộc Tô Châu ngày nay) làm kinh đô của mình. Nước Ngô trọng dụng Tôn Vũ để phát triển quân đội, tiến đánh nước Tề ở phương bắc, xưng bá trung nguyên. Năm 496 TCN, Hạp Lư đã được mai táng tại Hổ Khâu (chữ Hán: 虎丘; bính âm: Hǔ Qiū).

 
Chuyết Chính viên

Năm 473 TCN, nước Ngô bị nước Việt của Việt vương Câu Tiễn đánh bại. Tô Châu trở thành kinh đô của nước Việt. Năm 306 TCN, nước Việt lại bị nước Sở sát nhập. Thời kỳ hoàng kim của Tô Châu đã qua đi. Các di tích của nền văn hóa này bao gồm các phần còn sót lại của các tường thành và cổng thành có niên đại 2.500 năm tuổi tại Bàn Môn (giản thể: 盘门; phồn thể: 盤門; bính âm: Pán Mén).

Vào thời kỳ nhà Tần, thành phố này được biết dưới tên gọi Ngô huyện. Hạng Vũ (giản thể: 项羽; phồn thể: 項羽; bính âm: Xiàng Yǔ) đã bắt đầu sự nổi dậy lịch sử của mình tại đây vào năm 209 TCN và nó đã góp phần vào sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần.

Vào thời kỳ nhà Tùy, thành phố này đã được đổi tên thành Tô Châu vào năm 589.

Khi Đại Vận Hà được hoàn thành, Tô Châu nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược trên hành trình thương mại chính. Trong suốt lịch sử Trung Hoa nó đã là thủ phủ chính yếu của công nghiệpthương mại ở khu vực ven biển thuộc miền đông nam Trung Quốc.

Trong thời kỳ nhà Đường, năm 825 nhà thơ lớn Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易; bính âm: Bái Jūyì) đã cho xây dựng Sơn Đường nhai (chữ Hán: 山塘街; bính âm: Shāntáng Jiē) để nối thành phố này với Hổ Khâu phục vụ cho du khách. Thời kỳ nhà Tống (960-1279), tại Tô Châu đặt Bình Giang phủ, cai quản Chiết Giang tây đạo. Năm 1035, nhà thơ, nhà văn lớn kiêm chính trị gia Phạm Trọng Yêm (chữ Hán: 范仲淹; bính âm: Fàn Zhòngyān) đã cho xây dựng Khổng miếu tại đây. Nó đã trở thành nơi để diễn ra các cuộc thi tuyển chọn quan lại cho triều đình.

Tháng Hai năm 1130, quân đội nhà Kim (11151234 tiến xuống phía nam đã phá hủy và thảm sát thành phố này. Năm 1275 quân đội nhà Nguyên (1271-1368) cũng đã tiến tới đây và đổi tên Tô Châu thành Bình Giang lộ. Cuối thời nhà Nguyên, Trương Sĩ Thành nổi dậy, tự xưng là Ngô vương, đổi Bình Giang lộ thành Long Bình phủ, lấy Tô Châu làm kinh đô. Năm 1367, quân đội của Chu Nguyên Chương công phá Tô Châu, phá hủy hoàng thành của Trương Sĩ Thành. Trương Sĩ Thành đầu hàng. Nhà Minh (1367-1644) đổi Long Bình phủ thành Tô Châu phủ, cho trực thuộc Nam Kinh. Thời kỳ nhà Thanh (1644-1911), Tô Châu là nơi đặt trụ sở của tuần phủ và bố chánh sứ Giang Tô.

Trong thời kỳ hai triều Minh-Thanh, thành phố này đã có nhiều thời kỳ thịnh vượng. Nhiều khu vườn nổi tiếng của các tư nhân đã được các tầng lớp quan lại và người giàu có xây dựng. Tuy nhiên, thành phố này cũng đã phải gánh chịu thảm họa vào năm 1860 khi binh lính của Thái Bình thiên quốc tiến vào chiếm giữ thành phố. Tháng 11 năm 1863, thường thắng quân dưới sự chỉ huy của Charles Gordon đã tái chiếm thành phố này từ tay Thái Bình thiên quốc.

 
Hình ảnh chụp gần của Chuyết Chính viên tại Tô Châu

Khủng hoảng tiếp theo mà thành phố này vấp phải là sự xâm chiếm của người Nhật năm 1937. Nhiều khu vườn đã bị phá hủy vào cuối cuộc chiến. Đầu thập niên 1950, công việc khôi phục đã được tiến hành đối với Chuyết Chính viên, Đông viên và các khu vườn khác để đua chúng trở lại với cuộc sống.

Năm 1981, thành phố cổ này đã được Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liệt kê như là một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng ChâuQuế Lâm). Kể từ đó, với các công trình kinh tế ở ngoại ô, Tô Châu đã phát triển thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc.

Các khu vườn cổ điển của Tô Châu đã được liệt kê trong danh sách di sản thế giới của UNESCO vào các năm 19972000.

Phân chia hành chính

sửa

Là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc, sự phát triển của Tô Châu có sự liên quan trực tiếp với sự lớn mạnh của các thành thị vệ tinh, đáng chú ý nhất là Côn Sơn, Thái ThươngTrương Gia Cảng. Các khu vực thuộc quyền quản lý hành chính của Tô Châu cũng là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao.

Tô Châu được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể như sau:

Phong cảnh đặc sắc

sửa

Từ thời cổ đại đã có nhiều nhà thơ viết về phong cảnh Tô Châu. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế với

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
 
Lối vào một trong những khu vườn cổ tại Tô Châu

Các khu vực đáng chú ý có:

Vận tải

sửa
 
Tháp Hổ Khâu của Vân Nham tự. Đây là một tháp nghiêng. Nó là ngọn tháp nổi tiếng nhất ở miền đông Trung Quốc

Tô Châu nằm ở vị trí thuận tiện trên tuyến đường sắt Kinh Hồ nối liền Thượng HảiNam Kinh, thủ phủ của tỉnh, với thời gian đi tới cả hai thành phố này chỉ khoảng trên dưới 1 giờ tàu chạy. Ga đường sắt Tô Châu là một trong những nhà ga bận rộn nhất tại Trung Quốc, với 139 tàu khách dừng tại đây mỗi ngày. Các tàu hỏa chỉ mất 45 phút tới Thượng Hải và khoảng 1,5 giờ tới Nam Kinh. Các đường bộ có thể chọn lựa là đường cao tốc Giang Tô-Thượng Hải, đường cao tốc ven sông Dương Tử, đường cao tốc Tô Châu-Gia Hưng-Hàng Châu. Năm 2005, đường vành đai mới đã hoàn thành, liên kết các huyện cấp thị ở ngoại vi như Thái Thương, Côn Sơn và Thường Thục. Theo đường thủy, Tô Châu được nối với Trương Gia Cảng, Lộ Trực (Phủ Lý), Thường Châu.

Mặc dù sân bay Quang Phúc phục vụ như là sân bay nối hai đô thị (Tô Châu-Bắc Kinh, Tô Châu-Phật Sơn, Quảng Đông) và Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc xây dựng một sân bay chỉ phục vụ cho Tô Châu vào năm 2003, nhưng vận tải hàng không từ Tô Châu vẫn tiếp tục được thực hiện chủ yếu tại sân bay Hồng Kiềusân bay quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải.

Văn hóa

sửa

Giáo dục

sửa

Tại Tô Châu có một số trường đại học và cao đẳng như:

Những người nổi tiếng

sửa

Nói về Tô Châu

sửa
 
Triển lãm bonsai/bồn cảnh trong một khu vườn tại Tô Châu.
Một thành phố lớn và quý phái... Nó có 1.600 cầu đá mà dưới đó thuyền bè có thể qua lại. - Marco Polo
Kinh đô tơ lụa, Venezia phương Đông, Nôi của nền văn hóa NgôThế giới vườn – các cách nói khác về Tô Châu.

Ngạn ngữ Trung Hoa

sửa
phồn thể: "上有天堂,下有蘇杭", giản thể: ="上有天堂,下有苏杭" ("Thượng có thiên đường, hạ có Tô Hàng")
phồn thể: "生在蘇州,住在杭州,食在廣州,死在柳州", giản thể: "生在苏州,住在杭州,食在广州,死在柳州" ("Sinh tại Tô Châu, trú tại Hàng Châu, thực tại Quảng Châu, tử tại Liễu Châu")
phồn thể: "美不美太湖水,親不親故郷人", giản thể: "美不美太湖水,亲不亲故乡人" ("Đẹp hay không đẹp, cũng là nước Thái Hồ. Quen hay không quen, cũng là đồng hương")

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa