Sudoku (数独 (すうどく) (số độc) sūdoku?), ban đầu có tên gọi là Number Place[1] là một trò chơi câu đố sắp xếp chữ số dựa trên logic[2][3] theo tổ hợp.[4] Mục tiêu của trò chơi là điền các chữ số vào một lưới 9×9 sao cho mỗi cột, mỗi hàng, và mỗi phần trong số chín lưới con 3×3 cấu tạo nên lưới chính (cũng gọi là "hộp", "khối", hoặc "vùng") đều chứa tất cả các chữ số từ 1 tới 9. Câu đố đã được hoàn thành một phần, người chơi phải giải tiếp bằng việc điền số. Mỗi câu đố được thiết lập tốt có một cách làm duy nhất.

Một bảng Sudoku điển hình, với chín hàng và chín cột giao cắt lẫn nhau trong các không gian hình vuông. Một số ô được điền một con số từ trước; các ô còn lại bỏ trống để được tìm ra phương án giải quyết.
Một bảng Sudoku điển hình
Bảng đố bên trên, cho thấy cách giải của nó.
Cách giải của bảng trên
Khối trên bên phải thiếu số 5. Nếu ta lần theo hàng và cột của từng ô trống và thấy xuất hiện số 5 ở nơi khác, người chơi có thể loại trừ các ô mà không thể có số 5, rồi chỉ còn lại một ô (được tô đậm).

Những bảng trò chơi đã được hoàn chỉnh luôn tạo thành một loại ma trận hình vuông Latinh với một điều kiện hạn chế được bổ sung về nội dung của từng khu vực lưới con. Ví dụ, mỗi số nguyên duy nhất sẽ có thể không xuất hiện hai lần trong cùng một hàng, cột hoặc bất kỳ một trong chín tiểu khu/lưới con 3×3 nào của bảng trò chơi 9x9.

Các tờ báo của Pháp đã mô tả các biến thể của những câu đố này trong thế kỷ 19, và loại câu đố này đã xuất hiện từ năm 1979 trong sách câu đố dưới cái tên Number Place.[5] Tuy nhiên, Sudoku hiện đại chỉ bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo vào năm 1986 bởi công ty phát hành trò chơi câu đố Nikoli, dưới cái tên Sudoku, nghĩa là "con số độc nhất".[6] Trò chơi này xuất hiện lần đầu tiên trên một tờ báo của Hoa Kỳ, sau đó xuất hiện trên tờ The Times (Vương quốc Anh) vào năm 2004, từ những nỗ lực của Wayne Gould, người đã lập ra một chương trình máy tính để có thể nhanh chóng tạo ra những câu đố khác nhau.

Lịch sử

sửa

Khởi đầu

sửa

Sudoku (Số Độc) là một danh từ tiếng Nhật, có nghĩa là "con số độc nhất". Mặc dù trò chơi đã có ở Mỹ từ trước với tên Number Place, nghĩa là "đặt con số vào vị trí đúng", cái tên Sudoku do Kaji Maki (鍜治 真起) đặt và trở thành tên phổ biến toàn cầu. ở Anh, trong vòng có vài tháng, từ chỗ không mấy người biết đến, nó đã tạo nên một cơn lốc, khiến cho khách đi tàu phải lỡ ga còn học sinh thì quên làm bài tập.

Người mang trò chơi này đến Anh là một vị thẩm phán về hưu từng làm việc ở Hong Kong tên là Wayne Gould. Ông tìm thấy một tạp chí Sudoku trong chuyến nghỉ hè ở Nhật. Mặc dù không biết tiếng Nhật, song ông rất tò mò về trò chơi. Gould mày mò ra cách chơi khi so sánh câu đố với lời giải được in ở cuối quyển tạp chí. Sau đó, ông say mê nó đến mức dùng khả năng lập trình máy tính để viết chương trình và tạo ra vô số các câu đố khác nhau.

"Tôi có hai mục tiêu. Một là làm cho người ta biết nhiều hơn đến trò chơi này. Thật là đáng kinh ngạc khi Sudoku là loại hình giải trí phổ thông ở Nhật đến thế, trong khi những nước trên thế giới hình như không biết gì đến nó. Hai là tôi muốn chứng minh một ông thẩm phán cũng có khả năng lập nên một chương trình phần mềm và kiếm ra tiền từ việc đó."

Mục tiêu đầu tiên mà Gould nhằm tới là tờ báo nổi tiếng Times của Anh, nhưng ông biết việc này không dễ dàng gì: "Nếu bạn gọi điện cho một ai đó ở tờ Times và nói, này tôi có câu đố cho các anh xem, hẳn bạn sẽ nghe từ bên kia những tiếng thở dài não nuột", ông tâm sự. Nhưng tôi chuẩn bị rất kỹ về chuyện trông câu đố sẽ như thế nào trên mặt báo. Vì vậy vị biên tập viên khi nghe tôi phát biểu hiểu ngay tôi muốn nói gì.

Trào lưu

sửa

Tờ Times bắt đầu đăng tải trò chơi trên số báo ngày 12/11/2002. Và cuộc chạy đua bắt đầu. Ba ngày sau, tờ Mail tung ra bản Sudoku của riêng mình, và chả bao lâu sau tất cả các nhật báo phát hành trên toàn nước Anh đã kịp ăn theo, ngoại trừ tờ chuyên về tài chính Financial Times. Ai nấy đều khẳng định câu đố của họ mới là hay nhất. Chẳng hạn, tờ Guardian có lần chạy một câu đố Sudoku trên mỗi trang của phần phụ san và tuyên bố họ là tờ báo duy nhất có các câu đố được viết tay trên núi Phú Sĩ.

Sukodu có sẵn trên Internet và có thể download xuống điện thoại di động. Một số tờ báo còn mở các cuộc thi trên toàn quốc, và mốt chơi Sudoku đang lan từ Anh tới Australia, Nam PhiMỹ. Một số báo dùng chương trình của Gould, số khác tự tạo ra các câu đố của riêng mình, thuê các công ty hay mua lại chúng từ các nhà xuất bản Nhật.

Nguồn gốc

sửa

Tim Preston, giám đốc Puzzler Media - nhà xuất bản các tạp chí và sách câu đố lớn nhất của Anh, cho rằng Sudoku thực ra là phát minh của nhà toán học thế kỷ 18 Leonhard Euler. Là người gốc Basel (Thuỵ Sĩ), nhưng phần lớn cuộc đời mình, ông phục vụ hoàng gia NgaSankt-Peterburg. Euler có thú vui là đưa ra các câu đố. Trong số các trò chơi ông nghĩ ra có Hình vuông Latinh. Đó là sự sắp xếp các con số sao cho chúng không trùng lặp theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Euler thông minh đến mức ông có thể thực hiện những phép tính phức tạp và xây dựng các công thức hoàn toàn bằng trí nhớ, sau khi ông đã bị mù.

Trong nhiều năm, chỉ có giới toán học biết đến Hình vuông Latinh. Đến thập kỷ 1970, nhà xuất bản Dell của Mỹ đưa nó vào những tập sách đố, và đặt tên cho nó là Vị trí con số.

Với một cái tên chán ngắt như thế, chả mấy chốc nó đã rơi vào lãng quên, Preston bình luận. Nhưng may mắn là trò chơi được đưa tới Nhật và một nhà xuất bản có tên là Nikoli đổi tên nó thành Sudoku.

Nhật, tất cả các câu đố Sudoku đều được viết tay. Preston cho đó là một điều lạ lùng: Họ có rất nhiều tác giả. Ai mà có câu đố được đăng trên một trong các tạp chí của Nikoli coi đó một vinh dự lớn. Bạn có thể nghĩ rằng một nước công nghệ cao như Nhật phải nghĩ ra những chương trình máy tính để làm những câu đố này... Nhưng họ khẳng định các câu đố viết tay hay hơn nhiều.

Puzzler Media trước đây từng mua các Sudoku của Nikoli và in chúng trong các quyển sách đố, nhưng chỉ đến khi Gould tung nó lên trên mặt báo, Sudoku mới trở thành trào lưu.

Các biến thể

sửa

Kích thước

sửa

Ngoài khuôn dạng chuẩn có kích thước 9x9 ô, chia làm 3x3 vùng, còn có rất nhiều biến thể khác. Một số biến thể phổ biến như:

  • Kích thước 4x4 ô chia làm 2x2 vùng.
  • Kích thước 6x6 ô chia làm 2x3 vùng.
  • Kích thước 5x5 ô chia vùng theo Pentomino (được phát hành với tên gọi Logi-5).
  • Kích thước 7x7 ô chia vùng theo Heptomino.
  • Kích thước 8x8 ô chia vùng theo quy tắc (4x2):(4x2). Đây là cách chia thành 4 vùng chính, mỗi vùng 16 ô. Trong mỗi vùng chính lại chia thành 2 vùng 8x8 dựa vào màu nền của từng ô. Tuy theo cách bố trí các ô khác màu này, sẽ phát sinh thêm một biến thể con khác. Cách bố trí đơn giản nhất là các ô khác màu nằm xen kẽ nhau – trông rất giống bàn cờ quốc tế.
 
Một ví dụ của Samurai Sudoku đã được giải

Biến thể với kích thước lớn cũng khá phổ biến:

  • Kích thước 16x16 ô (Monster SuDoku).
  • Kích thước 12x12 ô chia làm 4x3 vùng (Dodeka Sudoku).
  • Kích thước 25x25 ô (Giant Sudoku).
  • Biến thể có kích thước lớn nhất được phổ biến là 100x100 ô.

Quy mô

sửa

Ngoài dạng bình thường ra, còn có Sudoku với quy mô 5 bảng gọi là Samurai Sudoku. Nó gồm 5 bảng, góc của 4 bảng ngoài cũng là một góc của bảng trung tâm. Luật chơi của phiên bản này cũng áp dụng quy tắc chơi Sudoku như bình thường nhưng đòi hỏi phải nhanh nhạy hơn vì sai từ ngoài sẽ sai hết.

Người đạt thành tích giải Sudoku nhanh nhất

sửa

Thomas Snyder người Hoa Kỳ đạt thành tích giải Sudoku nhanh nhất năm 2006, trong vòng 2 phút 8 giây. Nhưng năm 2008 em Lucus Yeo, 11 tuổi ở Castle Hill (NSW) Úc qua mặt, giải bài trong vòng 1 phút 38 giây.[7]

Liên kết ngoài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Grossman, Lev (ngày 11 tháng 3 năm 2013). “The Answer Men”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2013.(cần đăng ký tài khoản)
  2. ^ Arnoldy, Ben. “Sudoku Strategies”. The Home Forum. The Christian Science Monitor.
  3. ^ Schaschek, Sarah (ngày 22 tháng 3 năm 2006). “Sudoku champ's surprise victory”. The Prague Post. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ Lawler, E. L. (1985). The Traveling Salesman Problem: A Guided Tour of Combinatorial Optimization. West Sussex: John Wiley & Sons. ISBN 0-471-90413-9.
  5. ^ Smith, David (ngày 15 tháng 5 năm 2005). “So you thought Sudoku came from the Land of the Rising Sun...”. The Observer. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008. The puzzle gripping the nation actually began at a small New York magazine
  6. ^ Hayes, Brian (2006). “Unwed Numbers”. American Scientist. 94 (1): 12–15. doi:10.1511/2006.57.3475.
  7. ^ Thiếu niên đạt kỷ lục giải Sudoku - báo Sydney Morning Herald