Sparisoma cretense

loài cá

Sparisoma cretense là một loài cá biển thuộc chi Sparisoma trong họ Cá mó. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.

Sparisoma cretense
Cá đực trưởng thành
Cá con
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Scaridae
Chi (genus)Sparisoma
Loài (species)S. cretense
Danh pháp hai phần
Sparisoma cretense
(Linnaeus, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrus cretensis Linnaeus, 1758
  • Scarus mutabilis Lowe, 1838
  • Scarus canariensis Valenciennes, 1838
  • Scarus rubiginosus Valenciennes, 1840
  • Scarus siculus Cocco, 1846
  • Scarus rubiginoides Guichenot, 1865

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của loài được đặt theo tên của đảo Crete của Hy Lạp, nơi mẫu định danh được thu thập (–ensis: hậu tố biểu thị nơi chốn)[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Từ Bồ Đào Nha, S. cretense được ghi nhận trải dài về phía nam đến bờ biển Sénégal, bao gồm các hải đảo ngoài khơi là Açores, Madeira, quần đảo CanariaCabo Verde; ở phía bắc, loài này xuất hiện chủ yếu ở bờ biển phía đông và nam của Địa Trung Hải (ngoại trừ bờ biển phía tây bắc là không được biết đến) và một phần biển Adriatic[1][3].

S. cretense sống gần các mỏm đá ngầm ở độ sâu đến ít nhất là 50 m[1].

Mô tả

sửa

S. cretense có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 50 cm[3]. S. cretense cái và cá con có nhiều biến thể màu sắc: màu ô liu hoặc nâu tím đến nâu xám. Cá đực có màu đỏ tươi, trừ một vùng màu xám sau đầu. Vệt màu vàng trên cuống đuôi và một vệt cùng màu băng qua mắt xuống gốc vây ngực[4][5].

Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 14[4].

Sinh thái học

sửa

Thức ăn của S. cretense chủ yếu là tảo, nhưng chúng cũng ăn các loài thủy sinh không xương sống nhỏ[3]. S. cretense sinh sản vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, với những quần thể mới ở cá con được ghi nhận vào cuối mùa hèBồ Đào Nha[3].

Cá đực trưởng thành có thể thiết lập cho mình một lãnh thổ riêng với nhiều con cá cái cùng sống trong đó, tạo thành một hậu cung. Nhiều cá thể không lập lãnh thổ và cùng chia sẻ một khu vực chung, hợp thành một nhóm đến vài chục cá thể[6][7].

Thương mại

sửa

S. cretense được đánh bắt ngẫu nhiên và bán tươi ở nhiều nơi trong phạm vi của chúng, nhưng được nhắm mục tiêu ở Canaria[1][4].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d D. Pollard và cộng sự (2012). Sparisoma cretense. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T190710A17796845. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T190710A17796845.en. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Sparisoma cretense trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b c K. E. Carpenter; N. D. Angelis biên tập (2018). The living marine resources of the Eastern Central Atlantic. Volume 4: Bony fishes part 2. FAO. tr. 2738. ISBN 978-9251092675.
  5. ^ Sparisoma cretense Scaridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ M. de Girolamo; M. Scaggiante; M. B. Rasotto (1999). “Social organization and sexual pattern in the Mediterranean parrotfish Sparisoma cretense (Teleostei: Scaridae)”. Marine Biology. 135: 353–360. doi:10.1007/s002270050634.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Pedro Afonso; Telmo Moratoa; Ricardo Serrão Santos (2008). “Spatial patterns in reproductive traits of the temperate parrotfish Sparisoma cretense”. Fisheries Research. 90 (1–3): 92–99. doi:10.1016/j.fishres.2007.09.029.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)