Soyuz TM-31 là chuyến bay tàu vũ trụ Soyuz đầu tiên cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).[2] Tàu vũ trụ Soyuz-TM này đã chở các thành viên của Expedition 1, phi hành đoàn ISS dài hạn đầu tiên. Nó được phóng từ Baikonur, Kazakhstan vào lúc 07:51 UT ngày 31 tháng 10 năm 2000 bởi một tên lửa Soyuz-U.

Soyuz TM-31
Союз ТМ-31

Tên lửa Soyuz-U phóng tàu vũ trụ Soyuz TM-31 từ Bệ phóng 1/5, Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.
Tên lửa Soyuz-U phóng tàu vũ trụ Soyuz TM-31 từ Bệ phóng 1/5, Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.
Nhà vận hành: Rosaviakosmos
ID COPSAR: 2000-070A
Số SATCAT: 26603
Thời gian chuyến bay: 186 ngày, 21 giờ, 48 phút, 41 giây
Số quỹ đạo đã hoàn thành: 3040
Thuộc tính tàu vũ trụ
Loại tàu: Soyuz TM
Nhà sản xuất: RKK Energia
Khối lượng (khi phóng): 7150 kg
Phi hành đoàn
Số người: 3
Phóng lên: Yuri P. Gizdenko
Sergei K. Krikalyov
William M. Shepherd
Trở về: Talgat A. Musabayev
Yuri M. Baturin
Dennis A. Tito
Tên gọi: Uran (Уран)
Phi hành đoàn Soyuz TM-31. Từ trái sang phải: Phi hành gia Sergei K. Krikalyov, William M. Shepherd và Yuri P. Gizdenko.
Phi hành đoàn Soyuz TM-31. Từ trái sang phải: Phi hành gia Sergei K. Krikalyov, William M. Shepherd và Yuri P. Gizdenko.
Bắt đầu
Ngày phóng: 31 tháng 10 năm 2000
07:52:47 UTC[1]
Tên lửa: Soyuz-U
Nơi phóng: Bệ phóng 1/5
Sân bay vũ trụ Baikonur
Kết nối với ISS
Cổng kết nối: Cổng sau Zvezda
Ngày kết nối: 2 tháng 11 năm 2000
09:21:03 UTC
Ngày rời trạm: 6 tháng 5 năm 2001
02:21:09 UTC
Thời gian kết nối: 184 ngày, 7 giờ
Kết thúc
Ngày hạ cánh: 6 tháng 5 năm 2001
05:41:28 UTC
Nơi hạ cánh: 90 km phía đông bắc Arkalyk
Thông số quỹ đạo
Loại quỹ đạo: Qũy đạo Trái Đất thấp
Cận điểm: 190 km
Viễn điểm: 248 km
Độ nghiêng quỹ đạo: 51.6 độ
Chu kỳ quỹ đạo: 88.6 phút
Chương trình Soyuz
Chuyến bay trước: Soyuz TM-30
Chuyến bay sau: Soyuz TM-32

Phi hành đoàn bao gồm các phi hành gia người Nga Yuri GidzenkoSergei Krikalyov, và William Shepherd, phi hành gia người Mỹ. Gidzenko là chỉ huy của chuyến bay lên, nhưng khi trên trạm vũ trụ, Shepherd trở thành Chỉ huy của phi hành đoàn dài hạn Expedition 1.[3]

Tàu vũ trụ đóng vai trò tàu cứu sinh của phi hành đoàn trong khi cập bến ISS. Phi hành đoàn Expedition 1 đã được đưa trở lại Trái Đất bằng Tàu con thoi trong sứ mệnh STS-102 vào tháng 3 năm 2001 và tàu vũ trụ Soyuz TM-31 ở lại với trạm cho một phần của Expedition 2. Vào tháng 4 năm 2001, một tàu vũ trụ khác, Soyuz TM-32, đã đến trạm và đóng vai trò làm tàu cứu sinh của trạm vũ trụ. Phi hành đoàn trên tàu Soyuz TM-32, trong đó bao gồm khách du lịch không gian đầu tiên Dennis Tito, đã trở về Trái Đất tháng 5 trên tàu Soyuz TM-31. Phi vụ của Tito đôi khi được gọi là ISS EP-1.

Phi hành đoàn

sửa
Vị trí Phi hành gia phóng lên Phi hành gia trở về
Chỉ huy   Yuri P. Gizdenko, Rosaviakosmos
  • Kỹ sư phi hành đoàn Expedition 1
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 2
  Talgat A. Musabayev, Rosaviakosmos
  • Thành viên phi hành đoàn ISS EP/ЭП-1
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3 và cuối cùng
Kỹ sư chuyến bay 1   Sergei K. Krikalyov, Rosaviakosmos
  • Kỹ sư phi hành đoàn Expedition 1
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 5
  Yuri M. Baturin, Rosaviakosmos
  • Thành viên phi hành đoàn ISS EP/ЭП-1
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 2 và cuối cùng
Kỹ sư chuyến bay 2   William M. Shepherd, NASA
  • Chỉ huy phi hành đoàn Expedition 1
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 4 và cuối cùng
  Dennis A. Tito, Công ty Space Adventures
  • Thành viên phi hành đoàn ISS EP/ЭП-1
  • Chuyến bay vũ trụ duy nhất

Chú thích:

  • EP (tiếng Nga: ЭП, Экспедиция Посещения, Ekspeditsiya Posescheniya) nghĩa là phi hành đoàn ở ngắn ngày tại trạm vũ trụ.

Phi hành đoàn dự phòng

sửa
Vị trí Phi hành gia
Chỉ huy   Vladimir N. Dezhurov, Rosaviakosmos
Kỹ sư chuyến bay 1   Mikhail V. Tyurin, Rosaviakosmos
Kỹ sư chuyến bay 2   Kenneth D. "Sox" Bowersox, NASA

Những điểm nhấn trong phi vụ

sửa

Soyuz TM-31 đã kết nối với mô-đun Zvezda của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào khoảng 09:21 UT vào ngày 2 tháng 11. Tàu vận tải Progress/Tiến bộ M1-3 trước đó kết nối với Zvezda đã rời trạm để nhường chỗ cho Soyuz. Phi hành đoàn gồm hai người Nga và một người Mỹ dành hơn ba tháng trên ISS, và trở về Trái Đất trong tàu con thoi Mỹ (STS-102) vào tháng 2 năm 2001. Trong những ngày đầu, phi hành đoàn đã kích hoạt nhiều hệ thống hỗ trợ sinh sống và tạo ra một mạng lưới máy tính xách tay giúp chạy tất cả các hệ thống trong ISS. Các tháng còn lại được phân bổ cho việc tập thể dục và luyện tập sức bền trong không gian. Phi hành đoàn là nhóm bắt đầu chuỗi thời gian mà luôn có sự xuất hiện của loài người trên ISS và không gian, đến nay vẫn được giữ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ http://www.spacefacts.de/mission/english/soyuz-tm-31.htm
  2. ^ “Soyuz ISS Missions” (PDF). NASA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ “ISS: 10 Years of Human Space Mission”. Russian Federal Space Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012.