Silic tetrachloride
Silic tetrachloride (công thức hóa học: SiCl4), hay còn được gọi là silic chloride, silic(IV) chloride, hay tetrachlorsilan, nó là một chất lỏng không màu dễ bay hơi trong không khí. Được sử dụng để sản xuất silicon và silica có độ tinh khiết cao cho mục đích ứng dụng thương mại.
Silic tetrachloride | |||
---|---|---|---|
| |||
Danh pháp IUPAC | Silic(IV) chloride | ||
Tên khác | Silic tetrachloride Tetrachlorosilan | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EINECS | |||
Số RTECS | VW0525000 | ||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
UNII | |||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | SiCl4 | ||
Khối lượng mol | 16990 g/mol | ||
Bề ngoài | Colourless liquid | ||
Khối lượng riêng | 1,483 g/cm³ | ||
Điểm nóng chảy | −68,74 °C (204,41 K; −91,73 °F) | ||
Điểm sôi | 57,65 °C (330,80 K; 135,77 °F) | ||
Độ hòa tan trong nước | Reaction | ||
Độ hòa tan | hòa tan trong benzene, toluene, chloroform, ether, [cần dẫn nguồn] | ||
Áp suất hơi | 259 kPa at 20 °C | ||
MagSus | −88,3·10−6 cm³/mol | ||
Cấu trúc | |||
Cấu trúc tinh thể | Tetrahedral | ||
Tọa độ | 4 | ||
Nhiệt hóa học | |||
Enthalpy hình thành ΔfH | −687 kJ·mol−1[1] | ||
Entropy mol tiêu chuẩn S | 240 J·mol−1·K−1[1] | ||
Các nguy hiểm | |||
Phân loại của EU | Irritant (Xi) | ||
NFPA 704 |
| ||
Chỉ dẫn R | R14, R36/37/38 | ||
Chỉ dẫn S | S2, S7/8 , S26 | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Anion khác | Silicon tetraflorua Silicon tetrabromua Silicon tetraiodua | ||
Cation khác | Carbon tetrachloride Germanium tetrachloride Tin(IV) chloride Titanium tetrachloride | ||
Nhóm chức liên quan | Chlorosilane Dichlorosilane Trichlorosilane | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaSilic chloride được điều chế bởi sự khử các hợp chất silic như ferôsilicon, cacbonrunđum, các hỗn dược của dioxide và cacbon silic bằng khí chlor. Trong đó, khử ferôsilicon là cách điều chế phổ biến nhất.[2]
Trong phòng thí nghiệm, SiCl4 có thể được điều chế bằng cách xử lý silic với chlor:
- Si + 2 Cl2 → SiCl4
Nó được Jöns Jakob Berzelius điều chế lần đầu tiên vào năm 1823.
Nước muối cô đặc có thể bị pha nhiễm với silica khi chlor chỉ là một sản phẩm phụ của quá trình tinh chế kim loại từ quặng chloride kim khí. Trong một số trường hợp hiếm, lượng silic dioxide trong silica biến chuyển thành silic chloride khi nước muối pha nhiễm bị điện phân.[3]
Phản ứng
sửaThủy phân và những phản ứng liên quan
sửaGiống như những hợp chất chứa chlor khác, silic chloride phản ứng dễ dàng với nước:
- SiCl4 + 2 H2O → SiO2 + 4 HCl
Ngược lại, cacbon chloride (CCl4) lại không dễ dàng thủy phân. Tốc độ thủy phân khác nhau được cho là do bán kính nguyên tử lớn hơn của nguyên tử silicon cho phép tấn công silic, và với tính chất cực của các liên kết Si-Cl ưa thích tấn công nucleophilic. Phản ứng có thể nhận thấy khi tiếp xúc với chất lỏng vào không khí.[4] Với methanol và etanol nó phản ứng để tạo tetramethyl orthosilicate và tetraethyl orthosilicate:
- SiCl4 + 4 ROH → Si(OR)4 + 4 HCl
Polysilicon chloride
sửaỞ nhiệt độ cao hơn, các đồng đẳng của silic chloride có thể phản ứng bởi điều chế:
- Si + 2 SiCl4 → Si3Cl8
Trong thực tế, sự khử silicon bằng khí chlor đi kèm với sự hình thành Si2Cl6. Một loạt các hợp chất có chứa tối đa sáu nguyên tử silic trong chuỗi có thể được tách ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất từng phần.
Phản ứng với các nucleophile khác
sửaSilic chloride là một chất ưa điện (electrophile) cổ điển trong phản ứng của nó.[5] Nó tạo thành một loạt hợp chất organosilicon khi xử lý thuốc thử Grignard với các hợp chất organolithium:
- 4 RLi + SiCl4 → R4Si + 4 LiCl
Khử với các chất phản ứng hydride cho ra silan (SiH4).
Sử dụng
sửaSilic chloride được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất polysilicon, một dạng silic siêu tinh khiết , vì có độ sôi để lọc bằng cách chưng cất từng phần. Được khử thành trichlorsilan (HSiCl3) bằng khí hydro trong một lò phản ứng hydro hóa.
Những polysilicon được sản xuất từ silic chloride được sử dụng như các tấm wafer với khối lượng lớn bởi ngành công nghiệp điện mặt trời, các pin mặt trời thông thường được làm bằng silic tinh thể và cũng bởi ngành công nghiệp bán dẫn.
Silic chloride cũng được thủy phân thành silica dạng khói. Silic chloride có độ tinh khiết cao được sử dụng trong sản xuất sợi quang học.
Vấn đề an toàn và môi trường
sửaÔ nhiễm do sản xuất silic chloride để phục vụ cho nhu cầu gia tăng việc sản xuất pin năng lượng mặt trời được báo cáo ở Trung Quốc.[6]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b Zumdahl, S. S. (2009). Chemical Principles (ấn bản thứ 6). Houghton Mifflin. tr. A22. ISBN 0-618-94690-X.
- ^ Simmler, W. “Silicon Compounds, Inorganic”. Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a24_001.
- ^ White, George Clifford (1986). The handbook of chlorination (ấn bản thứ 2). New York: Van Nostrand Reinhold. tr. 33–34. ISBN 0-442-29285-6. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.
|access-date =
requires|url=
(help) - ^ Clugston, M.; Flemming, R. (2000). Advanced Chemistry. Oxford University Press. tr. 342. ISBN 978-0199146338.
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ “Solar Energy Firms Leave Waste Behind in China”. The Washington Post. ngày 9 tháng 3 năm 2008.