Silic monOxide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học SiO, trong đó, silic tồn tại trong trạng thái oxy hóa là +2. Trong trạng thái là hơi, nó là một phân tử điatomic.[1] Ngoài ra, hợp chất này cũng đã được tìm thấy trong các ngôi sao[2] và hợp chất này được đánh giá là loại Oxide silic phổ biến nhất trong vũ trụ.[3]

Silic monoxide
Nhận dạng
Số CAS10097-28-6
PubChem66241
Số EINECS233-232-8
MeSHSilicon+monoxide
ChEBI30588
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O+]#[Si-]

InChI
đầy đủ
  • 1/OSi/c1-2
ChemSpider59626
Tham chiếu Gmelin382
UNII1OQN9CBG7L
Thuộc tính
Công thức phân tửSiO
Khối lượng mol44,0844 g/mol
Bề ngoàibột màu nâu đen rắn chắc
Khối lượng riêng2,13 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.702 °C (1.975 K; 3.096 °F)
Điểm sôi 1.880 °C (2.150 K; 3.420 °F)
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Khi khí SiO được làm nguội nhanh chóng, nó ngưng tụ để tạo thành một vật liệu bằng thủy tinh dạng polyme có màu nâu đen, với công thức để miêu tả là (SiO)n. Hợp chất mới này có giá trị về kinh tế, thương mại và được sử dụng tạo thành các màng SiO. Chất (SiO)n khá nhạy cảm với không khí và độ ẩm. Bề mặt của nó dễ bị oxy hóa trong không khí ở nhiệt độ phòng, tạo ra lớp bề mặt SiO2, có tác dụng bảo vệ vật liệu này khỏi quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, (SiO)n bị biến đổi với phản ứng một chiều tạo thành SiO2 và Si, với điều kiện nhiệt độ khá cao là từ khoảng 400 đến 800 ℃ trong vài giờ, và diễn ra rất nhanh chóng khi nhiệt độ từ 1.000 đến 1.440 ℃, mặc dù phản ứng không hoàn toàn.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ [Holleman, Arnold Frederik; Wiberg, Egon (2001), Wiberg, Nils, ed., Inorganic Chemistry, translated by Eagleson, Mary; Brewer, William, San Diego/Berlin: Academic Press/De Gruyter, ISBN 0-12-352651-5]
  2. ^ Gibb, A.G.; Davis, C.J.; Moore, T.J.T., A survey of SiO 5 → 4 emission towards outflows from massive young stellar objects. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 382, 3, 1213–1224. doi:10.1111/j.1365-2966.2007.12455.x, arXiv:0709.3088v1.
  3. ^ Peter Jutzi and Ulrich Schubert (2003) Silicon chemistry: from the atom to extended systems. Wiley-VCH ISBN 3-527-30647-1.
  4. ^ W. Hertl and W. W. Pultz, J. Am. Ceramic Soc. 50, 7, (1967) tr. 378–381.