Siêu acid
Trong hóa học, một siêu acid (theo định nghĩa ban đầu) là một acid có độ acid lớn hơn acid sulfuric (H
2SO
4) nguyên chất 100%,[1] có hàm acid Hammett (H0) là −12. Theo định nghĩa hiện đại, một siêu acid là một môi trường trong đó chemical potential của proton cao hơn acid sulfuric nguyên chất.[2] Các siêu acid có bán trên thị trường bao gồm acid triflic (CF
3SO
3H) (viết tắt của acid trifluoromethanesulfonic), và acid fluorosulfuric (HSO
3F), cả hai đều mạnh hơn khoảng 1.000 lần (tức là có giá trị H0 âm hơn) so với acid sulfuric. Hầu hết các siêu acid mạnh được điều chế bằng cách kết hợp acid Lewis mạnh và acid Brønsted mạnh. Một siêu acid mạnh thuộc loại này là acid fluoroantimonic. Một nhóm siêu acid khác, nhóm acid carboran, chứa một số acid mạnh nhất đã được biết đến.
Ví dụ
sửaCác giá trị sau đây biểu thị hàm acid Hammett đối với một số siêu acid, mạnh nhất là acid fluoroantimonic.[3] Độ acid tăng được biểu thị bằng các giá trị nhỏ hơn (trong trường hợp này là âm hơn) của H0.
- Acid fluoroantimonic (HF:SbF5, H0 = −28).
- Acid magic (HSO3F:SbF5, H0 = −23).
- Acid triflidic (CH(CF3SO2)3, H0 = −18,6).
- Các acid carboran (H(HCB11X11), H0 ≤ −18, được xác định gián tiếp và phụ thuộc vào các substituent).
- Acid fluoroboric (HF:BF3, H0 = −16,6).
- Acid bistriflimidic (NH(CF3SO2)2, H0 = −15,8.[4] Giá trị ước tính được tính từ giá trị pKa trong 1,2-dichloroethan so với acid triflic).
- Acid fluorosulfuric (FSO3H, H0 = −15,1).
- Hydro fluoride (HF, H0 = −15,1).[5]
- Acid triflic (HOSO2CF3, H0 = −14,9).
- Oleum (SO3:H2SO4, H0 = −14,5).[6]
- Acid perchloric (HClO4, H0 = −13).
- Acid sulfuric (H2SO4, H0 = −11,9).
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Hall NF, Conant JB (1927). “A Study of Superacid Solutions”. Journal of the American Chemical Society. 49 (12): 3062–70. doi:10.1021/ja01411a010.
- ^ Himmel D, Goll SK, Leito I, Krossing I (2010). “A Unified pH Scale for All Phases”. Angew. Chem. Int. Ed. 49 (38): 6885–6888. doi:10.1002/anie.201000252. PMID 20715223.
- ^ Gillespie, R. J.; Peel, T. E. (1 tháng 8 năm 1973). “Hammett acidity function for some superacid systems. II. Systems sulfuric acid-[fsa], potassium fluorosulfate-[fsa], [fsa]-sulfur trioxide, [fsa]-arsenic pentafluoride, [sfa]-antimony pentafluoride and [fsa]-antimony pentafluoride-sulfur trioxide”. Journal of the American Chemical Society. 95 (16): 5173–5178. doi:10.1021/ja00797a013. ISSN 0002-7863.
- ^ Fuller, Maurice (2022). Coordination Chemistry and its Application (PDF). Bibliotex. tr. 45, 46.
- ^ Liang, Joan-Nan Jack (1976). The Hammett Acidity Function for Hydrofluoric Acid and some related Superacid Systems (Ph.D. Thesis, advisor: R. J. Gillespie) (PDF). Hamilton, Ontario: McMaster University. tr. 109.
- ^ Olah, George (2009). SUPERACID CHEMISTRY (PDF). John Wiley & Sons, Inc. tr. 47.