Shinzen kekkon

phong tục kết hôn lâu đời ở Nhật Bản

Đám cưới theo nghi thức Thần đạo Shinzen kekkon (神前結婚 (Thần tiền kết hôn) Shinzen kekkon?) hay đám cưới trước sự chứng kiến của thần linh là một phong tục lâu đời của người Nhật. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống, làm lễ trước thần linh, tuân theo những nghi thức cầu kỳ. Đám cưới của hoàng gia và dân thường Nhật đều được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của đạo Shinto, với những quy định chặt chẽ và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.[1] Lễ cưới theo nghi thức Thần đạo được tổ chức đơn giản theo quy mô gia đình, tuy nhiên tiệc chiêu đãi được tổ chức hoành tráng hơn, mời rất nhiều khách mời.[2]

Lễ cưới theo nghi thức Thần đạo

Kiểu hôn lễ này có nguồn gốc từ thời Muromachi. Đến thời Minh Trị (Meiji), Nhật hoàng hướng dẫn cho Thái tử Taisho tổ chức đám cưới trước nơi thờ nữ thần mặt trời Amaterasu Oomikami. Sau đó, phương thức này trở nên phổ biến và được duy trì tới ngày nay.[1]

Tại Nhật Bản, các cặp đôi có thể tổ chức nghi lễ truyền thống ở nhiều ngôi đền, trong đó có đền Meiji Jingu ở Tokyo. Vào dịp cuối tuần, nơi đây có thể diễn ra tới 15 đám cưới.[1]

Cô dâu đội cái nón có tên là tsuno-kakushi.

Đền Tsuruoka Hachimangu ở Kamakura có một hình thức đám cưới tên là "maiden shiki". Trong đó, một số phần nghi lễ được thực hiện trước những người đang có mặt ở đền để họ chúc phúc cho cặp đôi. Du khách có thể tới đây để được trải nghiệm một phần nét văn hóa độc đáo này.[3]

Nghi thức

sửa

Lễ phục

sửa

Trong lễ cưới, cô dâu mặc bộ kimono màu trắng gọi là shiromuku[2] và chú rể mặc áo kimono màu đen là montsuki, khoác áo haori và mặc quần hakama.[4]

Hoàng gia và quý tộc có trang phục riêng là Sokutai và Junihitoe (kimono 12 lớp).[1]

Lễ vật

sửa

Các lễ vật bao gồm muối, nước, gạo, sake, trái cây, và rau quả,... được để trên một bàn thờ lễ cưới..[2][5]

Trình tự nghi lễ

sửa
0 Tên Cách tiến hành
1 Sanshin Đầu tiên cặp đôi sẽ đi qua sân đền vào phòng chờ hiện diện trước thần linh. Đi theo họ là các thần chủ và các vũ nữ dưới một chiếc ô màu đỏ.
2 Haiden chakuza Sau khi mọi người ngồi xuống, cô dâu và chú rể ngồi trước mặt thần linh. Cô dâu ngồi bên trái và chú rể bên phải.[6]
3 Shubatsu Nghi thức thanh tẩy của thần chủ thực hiện với cặp đôi, xóa bỏ những tội lỗi của họ trong cuộc sống
4 Saishu ichirei Tất cả cúi đầu trước thần linh.
5 Kensen Thần chủ đưa cho cặp đôi một lễ vật để dâng lên các vị thần.[7]
6 Norito soujo Thần chủ sẽ đọc "Norito" trước thần linh. Bài văn khẳng định cô dâu chú rể sẽ kết hôn và hạnh phúc cả đời.
7 Sankon no gi Họ sẽ uống rượu sake từ cùng một cốc để trao lời thề nguyện. Cô dâu uống trước chú rể.[8]
8 Seishi soujo Chú rể hoặc cô dâu (đôi khi cả hai) nói lời thề trước thần linh. Sau đó, các vũ nữ sẽ múa để xin thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ. Cặp đôi còn dâng một cành Tamagushi trước khi cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.[1]
9 Shinzoku sakazsuki no gi Các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.[9]
10 Tessen Khi thần chủ đưa các lễ vật dâng lên thần linh vào đầu buổi cho cặp đôi. Họ trân trọng chúng cả đời vì tin rằng những món đồ này rất thiêng liêng. Vào cuối buổi lễ, tất cả cùng cúi đầu trước thần.[10]

Nguồn gốc

sửa
 
Hình minh hoạ lễ cưới Shinto đương đại đầu tiên, cuộc hôn nhân năm 1900 của Thái tử Yoshihito và công chúa Kujo Sadako.

Đám cưới Shinto xuất hiện thời trung đại. Lần đầu tiên đề cập đến một đám cưới trong một cuốn sách Shinto là vào năm 1872; không có ghi chép về đám cưới Thần đạo trong những năm 1880.[2] Những đám cưới này chỉ giới hạn ở các gia đình của linh mục Shinto.[2].

Hoàng tử Yoshihito kết hôn với Kujo Sadako theo nghi thứcThần đạo tại Cung điện Hoàng gia năm 1900, một trong những buổi lễ đầu tiên của loại hình này.[2] Đám cưới phản ánh một sự thay đổi trong tư duy thời Meiji về hôn nhân, đã cho phép hôn nhân hợp pháp để kết hôn giữa chồng và vợ.[2][5]

Lễ cưới Shinto tiếp theo được thực hiện tại đền Hibiya Daijingu ở Tokyo vào năm 1901.[2] Sau đó, đền thờ như Ueno Shimotani và Tokyo Izumo Grand Shrine đã tổ chức lễ cưới. Những buổi lễ, tập trung ở Tokyo, vẫn còn giới hạn cho giới tinh hoa.[2][11] Ngay sau đó, lễ cưới được thực hiện ở nhiều thành phố, bắt đầu từ Osaka và Kyoto, và bắt đầu thu hút sự đóng góp của hồi môn lớn.[2][11]

Lễ cưới sau 1945

sửa

Sau khi bị tước đoạt tư cách là một tôn giáo của nhà nước vào năm 1945, đã có một sự gia tăng nhanh chóng trong việc dân chủ hoá các nghi lễ đám cưới của Shinto, và nhiều người người lựa chọn chúng..[2] Điều này cũng phản ánh một phong trào quần chúng của các gia đình vào các thành phố và các căn hộ nhỏ hơn, khiến cho việc tổ chức các buổi lễ trong nước trở nên khó khăn hơn.[2]

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện của ngành công nghiệp đám cưới thương mại, phát triển từ những cộng sự cho phép tổ chức đám cưới lớn.[2]

Đám cưới Nhật Bản đương đại

sửa

Lễ cưới của người Shinto Nhật được giám sát bởi các linh mục, nhưng thường diễn ra ở khách sạn hoặc trong những địa điểm đặc biệt được thiết kế để tổ chức đám cưới.[2] Khi tỷ lệ kết hôn của Nhật giảm, ít hôn lễ của Shinto đang được thực hiện; con số này đã giảm từ 90% các buổi lễ xuống còn 50% kể từ những năm 1990.[12] Đám cưới của Nhật Bản thường phản ánh lễ cưới của người Kitô giáo, bất kể đức tin cá nhân của cặp vợ chồng.[2][13]

Năm 1999, hai người đồng tính đã kết hôn trong một buổi lễ Shinto tại đền Kanamara ở Kawasaki, nhưng đám cưới đồng tính không phổ biến ở các đền thờ Shinto, và vị trí của Hiệp hội Shinto Shrines về đám cưới đồng tính là mơ hồ.[14]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e “Đám cưới cầu kỳ theo nghi thức Thần đạo của Nhật Bản”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Ambros, Barbara (2015). Women in Japanese Religions (ấn bản thứ 1). New York: New York University Press. tr. 127–128. ISBN 9781479884063.
  3. ^ Tamura, Naomi (2010). The Japanese Bride. Nabu Press. ISBN 9781144993410. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  4. ^ “Đến Meiji Jingu, gặp đám cưới Nhật Bản theo nghi thức thần đạo”.
  5. ^ a b Hendry, Joy (2010). Marriage in Changing Japan: Community & Society. Routledge. ISBN 9781136898006.
  6. ^ Bownas, Geoffrey; Brown, Pauline (2013). Japanese rainmaking and other folk practices. [S.l.]: Routledge. ISBN 978-0415866699.
  7. ^ Picken, Stuart D.B. (1994). Essentials of Shinto: an analytical guide to principal teachings. Westport, Conn. [u.a.]: Greenwood Press. ISBN 9780313264313.
  8. ^ De Mente, Boyé Lafayette (2009). Etiquette guide to Japan know the rules that make the difference . North Clarendon, Vt.: Tuttle Pub. ISBN 9781462902460.
  9. ^ Lebra, Takie Sugiyama (1985). Japanese women: constraint and fulfillment . Honolulu, HI: University of Hawaii Press. ISBN 9780824810252.
  10. ^ Masahiko, Asoya (2006). “Shinto no kekkonkan ("Wedding Parties in Shinto")”. Heiwa to Shuukyou. 25: 61–63.
  11. ^ a b Ishii, Kenji (2006). “Shinzenkekkonshiki ni miru "ie" no henbou to kojin no shoushutsu”. Meiji shoutoku kinen gakkai kiyou (bằng tiếng Nhật). 43: 95–98.
  12. ^ Goldstein-Gidoni, Ofra (ngày 1 tháng 4 năm 2001). “Hybridity and distinctions in Japanese contemporary commercial weddings”. Social Science Japan Journal. 4 (1): 21–38. doi:10.1093/ssjj/4.1.21via Oxford University Press (yêu cầu đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  13. ^ Fisch, Michael (2001). “The Rise of the Wedding Chapel in Japan: Simulation and Performance”. Japanese Journal of Religious Studies. 28 (1–2): 58, 64–65, 70–75. JSTOR 30233676.
  14. ^ Fish, Isaac Stone (ngày 29 tháng 6 năm 2015). “Does Japan's Conservative Shinto Religion Support Gay Marriage?”. Foreign Policy. Foreign Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.