Sher Bahadur Deuba (tiếng Nepal: शेरबहादुर देउवा, phát âm; sinh ngày 13 tháng 6 năm 1946) là một chính trị gia người Nepal, đương kim Thủ tướng Nepal, chức vụ ông đảm trách kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2021.[1]

Ngài
Sher Bahadur Deuba
शेरबहादुर देउवा
Deuba năm 2013
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 7 năm 2021 – 
Tiền nhiệmKhadga Prasad Sharma Oli
Nhiệm kỳ7 tháng 6 năm 2017 – 15 tháng 2 năm 2018
Tiền nhiệmPushpa Kamal Dahal
Kế nhiệmKhadga Prasad Sharma Oli
Nhiệm kỳ4 tháng 6 năm 2004 – 1 tháng 2 năm 2005
Tiền nhiệmSurya Bahadur Thapa
Kế nhiệmGirija Prasad Koirala
Nhiệm kỳngày 26 tháng 7 năm 2001 – ngày 4 tháng 10 năm 2002
Tiền nhiệmGirija Prasad Koirala
Kế nhiệmLokendra Bahadur Chand
Nhiệm kỳ12 tháng 9 năm 1995 – 12 tháng 3 năm 1997
Tiền nhiệmMan Mohan Adhikari
Kế nhiệmLokendra Bahadur Chand
Nhiệm kỳ1991 – 1994
Tiền nhiệmYog Prasad Upadhyay
Kế nhiệmKhadga Prasad Sharma Oli
Chủ tịch đảng Quốc đại Nepal
Nhiệm kỳ7 tháng 3 năm 2016 – 
Tiền nhiệmSushil Koirala
Nghị sĩ Hạ viện
Nhiệm kỳngày 4 tháng 3 năm 2018 – 
Tiền nhiệmchính ông
Vị tríDadeldhura 1
Nhiệm kỳTháng 5 năm 1991 – Tháng 4 năm 2008
Tiền nhiệmthành lập đơn vị bầu cử
Kế nhiệmchính ông
Vị tríDadeldhura 1
Nhiệm kỳ28 tháng 5 năm 2008 – 14 tháng 10 năm 2017
Tiền nhiệmchính ông
Kế nhiệmchính ông
Vị tríDadeldhura 1
Thông tin cá nhân
Sinh13 tháng 6, 1946 (78 tuổi)
Ashigram, Dadeldhura, Nepal
Đảng chính trịQuốc đại Nepal (trước 2002; 2007 đến nay)
Đảng khácQuốc đại Nepal (Dân chủ) (2002–2007)
Alma materĐại học Tribhuvan
Websiteopmcm.gov.np

Deuba trước đây đã làm Thủ tướng của Nepal trong 4 nhiệm kỳ; từ 1995 đến 1997, 2001 đến 2002, 2004 đến 2005 và 2017 đến 2018.[2][3] Ông là nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Dadeldhura 1 từ năm 1991. Ông cũng là chủ tịch hiện tại của đảng Quốc đại Nepal, giữ vị trí này này vào năm 2016.

Tiểu sử

sửa

Deuba sinh ngày 13 tháng 6 năm 1946 tại Ashigram, một ngôi làng hẻo lánh ở huyện Dadeldhura của viễn tây Nepal (ngày nay khu tự quản nông thôn Ganyapdhura).[4]

Deuba đã học tiểu học của mình ở đó và học trung học ở Doti. Deuba hoàn thành chương trình cao đẳng tại trường Cao đẳng Tri-Chandra, và ông đăng ký vào Trường Kinh tế Luân Đôn ở Luân Đôn. Năm 1991, ông được bầu vào Hạ viện và giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong nội các do Girija Prasad Koirala lãnh đạo. Nội các này đã bị giải thể, và Deuba trở thành thủ tướng sau khi Manmohan Adhikari cố gắng giải tán quốc hội một lần nữa vào năm 1995. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã ký hiệp ước Mahakali với Chính phủ Ấn Độ. Nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Deuba bắt đầu vào tháng 7 năm 2001 sau khi Girija Prasad Koirala từ chức ngay sau vụ thảm sát hoàng gia Nepal. Nhiệm kỳ thứ hai của ông chứng kiến ​​sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa Mao và sau đó ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời xem Đảng Cộng sản Nepal (chủ nghĩa Mao) là một "tổ chức khủng bố". Vào tháng 10 năm 2002, vua Gyanendra cách chức ông và nội các của ông với lý do năng lực kém. Cùng năm, ông tách ra thành lập đảng mới, Quốc đại Nepal (Dân chủ), sau khi bị đảng Quốc đại Nepal khai trừ. Sau đó, ông được vua Gyanendra bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 4 tháng 6 năm 2004, tuy nhiên, ông bị bắt vì tội tham nhũng sau cuộc đảo chính năm 2005, và ông được trả tự do vào ngày 13 tháng 2 năm 2006.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “पाँचौँ पटक प्रधानमन्त्री बनेका शेरबहादुर देउवा को हुन्?”. BBC Nepali (bằng tiếng Nepal). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “को हुन् शेरबहादुर देउवा?”. Annapurna Post (bằng tiếng Nepal). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Veteran Nepali politician Deuba sworn in as PM for fifth time”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Pradhan, Shirish B (ngày 13 tháng 7 năm 2021). “Sher Bahadur Deuba's immediate task is to usher in political stability in Nepal”. Outlook. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.