Scandi(III) chloride

hợp chất hóa học

Scanđi(III) chloride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học ScCl3. Đây là một hợp chất ion trắng nóng chảy, tan nhiều trong nước. Scanđi(III) chloride chủ yếu là được dùng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Cả dạng khan và hexahydrat (ScCl3·6H2O) đều có trong thị trường.

Scanđi(III) chloride
Mẫu scanđi(III) chloride
Danh pháp IUPAC

Scanđi(III) chloride

Tên khác

Scanđi chloride
Scanđi trichloride

Nhận dạng
Số CAS

10361-84-9

PubChem

82586

Số RTECS

VQ8925000

Ảnh Jmol-3D

ảnh

SMILES

Cl[Sc](Cl)Cl

InChI

1/3ClH.Sc/h3*1H;/q;;;+3/p-3

Thuộc tính
Công thức phân tử

ScCl3

Khối lượng mol

151,3176 g/mol (khan)
259,40928 g/mol (6 nước)

Bề ngoài

tinh thể xám nhạt

Khối lượng riêng

2,39 g/cm³, rắn

Điểm nóng chảy

960 °C (1.760 °F; 1.230 K)[1]
63 °C (145 °F; 336 K) (6 nước)

Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước

58 g/100 mL (20 ℃)[2]

Độ hòa tan trong các dung môi khác

không hòa tan trong EtOH

Các nguy hiểm
Nguy hiểm chính

ăn mòn

NFPA 704

0
1
0
 
LD50

3980 mg/kg (mouse, oral)

Các hợp chất liên quan

Tính chất vật lý và hóa học

sửa

ScCl3 kết tinh trong mô hình BiI3, có hình bát diện và scanđi ở trung tâm[3]. Monome ScCl3 là loại chủ yếu trong giai đoạn bay hơi ở 900 K, đimer Sc2Cl6 chiếm khoảng 8%[4].

Phản ứng

sửa

ScCl3 hòa tan trong nước để cho ion [Sc(H2O)6]3+. Trên thực tế, các mẫu của ScCl3 chuyển thành hexahydrat khi tiếp xúc với không khí. Cấu trúc của hexahydrat là trans-[ScCl2(H2O)4]Cl·2H2O.[5] Với tetrahydrofuran, ScCl3 tạo ra ScCl3(THF)3, là tinh thể trắng. Phức hợp tan THF này được sử dụng trong tổng hợp các hợp chất organoscanđi.[6] ScCl3 có thể được chuyển đổi thành muối dodecyl sunfat. Nó đã được nghiên cứu như là một chất xúc tác kết hợp chất kết dính bề mặt Lewis (LASC) trong các phản ứng tương tự alcohol.

Ứng dụng

sửa

Scanđi(III) chloride được tìm thấy trong một số đèn halogen, sợi quang, gốm điện tử và laser.[7]

Hợp chất khác

sửa

ScCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như ScCl3·NH3 và ScCl3·2NH3 đều là tinh thể không màu. Khối lượng riêng của chúng lần lượt là D = 2,04 và 1,86 (g/cm³).[8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Frederikse, H.P.R.; Lide, David R. (1998). CRC Handbook of Chemistry and Physics (78th Edition) Lưu trữ 2017-07-24 tại Wayback Machine
  2. ^ Solubility_Table_Zh.PDF_version.pdf
  3. ^ Crystal Structure of ScCl3 Refined from Powder Neutron Diffraction Data, Fjellvåg, H., Karen, P., Acta Chemica Scandinavica, 48, 294–297, doi:10.3891/acta.chem.scand.48-0294.
  4. ^ Haaland A., Martinsen K-G, Shorokhov D.J, Girichev G.V., Sokolov V.I, J. Chem. Soc., Dalton Trans., 1998, 2787·2792, doi:10.1039/a803339k.
  5. ^ The Rare Earth Elements, Fundamentals and Applications David A. Atwood, 2012, John Wiley & Sons Inc, ISBN 9781119950974.
  6. ^ Manzer, L. E., "Tetrahydrofuran Complexes of Selected Early Transition Metals", Inorganic Syntheses, 1982, 21, 135–40.doi:10.1002/9780470132524.ch31.
  7. ^ Metal Suppliers Online. (2000). Scandium Chloride
  8. ^ Handbook... (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang), trang 1056. Truy cập 18 tháng 5 năm 2021.