Satha I (cũng đọc là Sattha; tiếng Khmer: សត្ថាទី១; 1539 – 1596), còn được gọi là Barom Reachea IV, là vị vua Campuchia trị vì từ năm 1576 đến 1584. Ông là con trai cả của Barom Reachea I.[1]

Satha I
សត្ថាទី១
King of Cambodia
King of Cambodia
Tại vị1576–1584
Tiền nhiệmBarom Reachea I
Kế nhiệmChey Chettha I
Preah Ram I (usurper)
Thông tin chung
Sinh1539
Cambodia
Mất1596
Viêng Chăn, Lan Xang
Phối ngẫuChakrapati
Hậu duệChey Chettha I
Srei Soriyopear
Kaev Hua I
Tên đầy đủ
Brhat Pada Samdach Sdach Brhat Rajankariya Brhat Mahindra Rajadhiraja Ramadipati Sri Suriya Varman Maha Chakrapati Varman Naranga Ridhi Sanditya Isvara Kambul Krung Kambuja Adipati Sri Sudhara Pawara Indrapada Gururatta Rajadhaniya Tissarana Naya Mahayana Jathi Brhat Paramanatha Parama Bupati Jaya Amachas
Hoàng tộcVarman Dynasty
Thân phụBarom Reachea I
Thân mẫuMaha Kalyanavati Sri Sujata Uttama
Tôn giáoBuddhism

Trong triều đại của Satha I, hai người ngoại quốc là Blas Ruiz và Diogo Veloso đã đến Campuchia, cả hai đều được nhà vua tin tưởng và kết hôn với các công chúa Campuchia.[2]

Hai bản khắc ở Angkor Wat chỉ ra rằng một số ngôi đền đã được trùng tu với sự giúp đỡ của hoàng gia vào năm 1577-1578. Satha I thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Chey Chettha I năm 1584.[3]

Nước Xiêm đã lấy lại được sức mạnh của mình từ Miến Điện, và bắt đầu trả thù Campuchia. Năm 1594, thủ đô Lovek của Campuchia bị bao vây.[4] Ruiz và Veloso đã được gửi đến Manila để nhờ hỗ trợ. Trước khi họ trở về, thủ đô Campuchia đã bị quận Xiêm chiếm. Satha buộc phải chạy trốn và tìm nơi ẩn náu ở nước láng giềng Lan Xang.[5] Sau đó, ông qua đời tại Viêng Chăn.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b CAMBODIA The Varman Dynasty GENEALOGY
  2. ^ Chandler, David P. (2008). A history of Cambodia (ấn bản thứ 4). Westview Press. tr. 102. ISBN 978-0813343631.
  3. ^ Chandler, David P. (2008). A history of Cambodia (ấn bản thứ 4). Westview Press. tr. 99–100. ISBN 978-0813343631.
  4. ^ the historical background - Shodhganga, page. 28
  5. ^ Kersten, Carool (2006). “Cambodia's Muslim King: Khmer and Dutch Sources on the Conversion of Reameathipadei I, 1642-1658”. Journal of Southeast Asian Studies. 37 (1): 6. doi:10.1017/S0022463405000408. JSTOR 20072683.