Sally Hawkins
Sally Cecilia Hawkins (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1976) là một nữ diễn viên người Anh. Cô nhận được rất nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình, bao gồm cả giải Quả cầu vàng và giải Gấu bạc cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, và nhận được hai đề cử giải Oscar.
Sally Hawkins | |
---|---|
Sinh | Sally Cecilia Hawkins 27 tháng 4, 1976 Dulwich, Luân Đôn, Anh |
Quốc tịch | Anh |
Trường lớp | Học viện Kịch nghệ Hoàng gia |
Nghề nghiệp | Diễn viên Nhà sản xuất Biên kịch Phát thanh viên |
Năm hoạt động | 1998 đến nay |
Tác phẩm nổi bật | Người đẹp và thủy quái Paddington (phim) |
Quê quán | Anh |
Chiều cao | 1,57 m (5 ft 2 in) |
Cha mẹ |
|
Giải thưởng | Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất Giải Gấu bạc cho nữ diễn viên xuất sắc nhất |
Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Sân khấu Hoàng gia, Sally bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nữ diễn viên sân khấu trong các tác phẩm như Romeo và Juliet (đóng vai Juliet), Có gì đâu mà rộn và Giấc mộng đêm hè. Vai diễn điện ảnh chính đầu tiên của cô là trong All or Nothing của Mike Leigh vào năm 2002. Cô tiếp tục hợp tác với Mike, với một vai phụ trong Vera Drake (2004) và đảm nhận vai chính trong Yêu đời lên bạn nhé (2008), bộ phim đã giúp cô giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim ca nhạc và hài kịch xuất sắc nhất và Giải Gấu bạc cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Sally cũng xuất hiện trong hai bộ phim của Woody Allen, Cassandra's Dream (2007) và Blue Jasmine (2013) - bộ phim đã mang lại cho cô một đề cử cho hạng mục Giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Cô tiếp tục đóng vai chính trong Made in Dagenham (2010), hai phần phim Gấu Paddington (2014) và Gấu Paddington 2 (2017), Tình yêu của Maudie (2016) và đồng thời cô tham gia diễn xuất trong MonsterVerse với hai phim là Quái vật Godzilla (2014) và Chúa tể Godzilla: Đế vương bất tử (2019). Năm 2017, với vai diễn nữ lao công bị câm "Elisa Esposito" trong bộ phim giả tưởng lãng mạn Người đẹp và thủy quái (2017), Sally đã được ca ngợi và nhận được một đề cử cho hạng mục Giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Sally cũng đã xuất hiện trong các vở kịch tại Nhà hát Royal Court ở London, và vào năm 2010, cô đã xuất hiện lần đầu trên sân khấu Broadway trong vở nhạc kịch Mrs. Warren's Profession. Năm 2012, cô đóng vai chính trong Constellations tại Nhà hát Royal Court, sau đó được chuyển đến Nhà hát Duke of York ở West End. Trên truyền hình, cô xuất hiện trong các bộ phim chuyển thể của BBC bao gồm Tipping The Velvet (2002) với vai Zena Blake, và Kẻ Móc Túi (2005) với vai Sue Trinder. Cô cũng xuất hiện với vai Anne Elliot trong Persuasion (2007), bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jane Austen từ ITV.
Tiểu sử
sửaSally Cecilia Hawkins sinh ra tại Dulwich, London vào ngày 27 tháng 4 năm 1976, là con gái của Jacqui Hawkins (nhũ danh Jacqueline Sinfield) và Colin Hawkins, tác giả và họa sĩ minh họa cho sách thiếu nhi.[1] Cha mẹ cô đều có tổ tiên là người Ireland.[2] Cô có một người anh trai, Finbar Hawkins, một nhà sản xuất phim điện ảnh và truyền hình.[3] Sally lớn lên ở Blackheath trong một ngôi nhà bánh gừng được National Trust bảo vệ do Patrick Gwynne thiết kế. Sally lần đầu cảm nhận được sự hứng thú với diễn xuất từ năm ba tuổi khi cô đi xem một chương trình xiếc.[4] Lúc đầu, cô dự định sẽ trở thành một diễn viên hài kịch nhưng cuối cùng thì cô lại trở thành một diễn viên sân khấu kịch.[4] Sally Hawkins theo học tại Trường Nữ sinh James Allen ở Dulwich, và sau đó tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Sân khấu Hoàng gia năm 1998. Cô mắc hội chứng khó đọc[5], hội chứng mệt mỏi mãn tính lupus ban đỏ hệ thống.[6][7]
Sự nghiệp
sửaSally Hawkins bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với vai trò là một nữ diễn viên sân khấu kịch. Cô tham gia trong các vở kịch nổi tiếng như là Accidental Death of an Anarchist, Tình yêu và thù hận, The Cherry Orchard, Có gì đâu mà rộn, Giấc mộng đêm hè. Cô cũng có một vài lần xuất hiện trong những bộ phim truyền hình như Casualty (mùa 14) và Doctors. Năm 1998 khi còn là học sinh, Sally Hawkins nhận được một vai quần chúng trong loạt phim ăn khách Star Wars - Chiến tranh giữa các vì sao: Tập I - Hiểm họa bóng ma[8]
Năm 2002, Sally Hawkins chạm ngõ điện ảnh lần đầu tiên với vai diễn "Samantha" trong bộ phim All or Nothing của đạo diễn nổi tiếng Mike Leigh. Đây đồng thời cũng là bộ phim đầu tiên trong số ba bộ phim mà Sally và Mike hợp tác cùng nhau, bộ phim thứ hai họ hợp tác cùng nhau là Vera Drake (2004). Cùng năm đó, Cô cũng xuất hiện với vai "Slasher" trong bộ phim hành động Layer Cake cùng nam tài tử Daniel Craig. Vai diễn truyền hình lớn đầu tiên của cô đến vào năm 2005, khi cô đóng vai "Susan Trinder" trong bộ phim truyền hình BBC được đề cử giải BAFTA, bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên Fingersmith của Sarah Waters, trong đó cô đóng chung với nữ minh tinh Imelda Staunton. Sau đó, cô tiếp tục nhận các vai chính trong một bộ phim phiên bản chuyển thể khác của BBC là Twenty Thousand Streets Under the Sky của Patrick Hamilton. Từ năm 2003 đến 2005 Sally đã xuất hiện trong bốn tập của loạt phim hài quốc dân của BBC - Little Britain.
Cô cũng đã cho góp giọng của mình cho nhiều chương trình phát thanh như Concrete Cow, Ed Reardon's Week, Think the Unthinkable, Cash Cows, War With The Newts và The Party Line – Và Sally cũng tham gia với vai trò biên kịch trong những chương trình đó. Năm 2006, Sally trở lại sân khấu, xuất hiện tại Nhà hát Hoàng gia trong vở kịch The Winterling của Jez Butterworth.
Năm 2007, cô thủ vai nàng "Anne Elliot" trong bộ phim truyền hình Persuasion của nữ nhà văn Jane Austen.[9] Màn trình diễn của cô đã được các nhà phê bình đón nhận nồng nhiệt và xuất sắc đoạt được giải Golden Nymph. Cùng năm đó, Sally cũng có một vai phụ trong bộ phim của đạo diễn nổi tiếng Woody Allen, Cassandra's Dream, với sự tham gia của Colin Farrell và Ewan McGregor.
Năm 2008, Sally đã có bước đột phá lớn khi tái hợp với đạo diễn lừng danh Mike Leigh lần thứ ba trong bộ phim hài kịch năm 2008 mang tên Happy-Go-Lucky, thủ vai "Poppy Cross", một giáo viên mầm non tốt bụng. Nhà phê bình Roger Ebert đã cho rằng bộ phim này là một trong bốn ngôi sao ca ngợi sự hài hước, sâu sắc và diễn xuất của Sally và ông nói rằng "Sally Hawkins là một niềm vui để đón xem."[10] Peter Bradshaw từ tờ The Guardian đã viết rằng "Sally Hawkins thủ vai "Poppy" là một điều tuyệt vời". Trong khi Tom Long của The Detroit News gọi là màn trình diễn của cô " xứng đáng với giải Oscar".[11] Vai diễn này của Sally đã đem về cho cô nhiều giải thưởng, bao gồm cả Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim hài kịch, nhạc kịch xuất sắc nhất và Giải Gấu bạc cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất.[12][13]
Năm 2010, Sally Hawkins tham gia diễn xuất trong ba bộ phim bao gồm Made in Dagenham, Submarine và Never Let Me Go và cả ba bộ phim đều được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2010.[14] Tất cả đều nhận được đánh giá tích cực và màn trình diễn của Sally trong những phim này đều được khen ngợi. Về màn trình diễn của cô trong Made in Dagenham, Roger Ebert đã viết rằng "Sally Hawkins cho thấy được một sự nhẹ nhàng nhưng không mệt mỏi".[15] Trong khi Xan Brooks của The Guardian đã nhận xét rằng "Sally mang đến một màn trình diễn đầy sự chiến thắng".[16] Vào tháng 10 cùng năm, cô xuất hiện trên sân khấu với vai "Vivie" trong vở kịch nổi tiếng Mrs. Warren’s Profession tại Nhà hát American Airlines.[17] Năm 2011, Sally đã có một vai phụ trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên Jane Eyre và có một vai nữ chính trong bộ phim hài lãng mạn Love Birds. Năm 2012, cô và Rafe Spall kết hợp với nhau trong vở kịch Constellations tại Nhà hát Tòa án Hoàng gia và sau đó là Nhà hát Công tước xứ York. Vở kịch đã được khen ngợi với những đánh giá tích cực và giành chiến thắng hạng mục Vở kịch hay nhất tại Lễ trao giải Evening Standard Theatre.[18] Cô cũng có một vai nhỏ là "bà Joe" trong bộ phim Great Expectations bản 2012.
Năm 2013, Sally tiếp tục hợp tác đạo diễn Woody Allen lần thứ hai trong bộ phim Blue Jasmine đóng cùng Cate Blanchett, vai diễn "Ginger" của cô trong phim đã giúp cô nhận được đề cử giải Oscar đầu tiên với hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, cũng như những giải thưởng quan trọng khác như giải BAFTA, giải Quả cầu vàng và nhận được nhiều giải thưởng khác, đặc biệt là giải Empire.[19][20] Cùng năm cô đóng vai chính trong All Is Bright, cùng với Paul Giamatti và Paul Rudd và có một vai cameo trong bộ phim The Double của đạo diễn Richard Ayoade. Năm 2014, Sally xuất hiện trong phim điện ảnh Quái vật Godzilla, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Sally chính thức tham gia vào một Vũ trụ Điện ảnh lớn MonsterVerse, với vai diễn "Tiến sĩ Vivienne Graham", một nhà khoa học hỗ trợ Tiến sĩ Ishiro Serizawa do Ken Watanabe thủ vai. Quái vật Godzilla đã nhận được những đánh giá tích cực và thu về hơn 529 triệu đô la để trở thành bộ phim được xem nhiều nhất của Sally Hawkins cho đến thời điểm đó. Cô đã thể hiện lại vai diễn trong phần tiếp theo của loạt phim là Chúa tể Godzilla: Đế vương bất tử và thu về 177 triệu đô la vào ngày đầu công chiếu và sau đó trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2019.[21] Cô cũng đóng chung với John Hawkes và Michael Cera trong bộ phim truyền hình How and Why của Charlie Kaufman.[22]
Sally đóng vai mẹ của nhân vật của Asa Butterfield thủ vai trong bộ phim truyền hình X+Y được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2014.[23] Vào tháng 11 năm 2014, cô đóng vai "Bà Brown" trong Gấu Paddington được giới phê bình đánh giá cao. Bộ phim dựa trên những cuốn sách thiếu nhi của Michael Bond, nói về Paddington, một con gấu "có thể nói và suy nghĩ như con người" di cư từ những khu rừng tối nhất ở Peru đến đường phố London, được gia đình Brown nhận nuôi.[24] Sally đã quay trở lại vai diễn "Bà Brown" trong phần tiếp theo là Gấu Paddington 2 (2017), phim cũng đã nhận được sự tán dương.[25][26]
Năm 2017, cô hợp tác lần đâu tiên với đạo diễn người Mexico nổi tiếng, Guillermo del Toro trong bộ phim điện ảnh Người đẹp và thủy quái, với vai chính "Elisa Esposito", một người lao công bị câm làm việc tại một phòng thí nghiệm bí ẩn, bơi đang giam giữ một sinh vật lưỡng cư kì dị (do Doug Jones thủ vai). Sally đã nhận được sự nhiều khen ngợi cho màn trình diễn của cô. Matthew Norman của tòa soạn London Standard gọi đó là màn trình diễn xác định nghề nghiệp.[27] Mark Kermode của tờ The Guardian gọi cô là "siêu phàm",[28] Mihir Fadnavis từ Firstpost cho rằng đó là "màn trình diễn của sự chiến thắng",[29] trong khi Ann Horaday viết cho tờ The Washington Post nói rằng "Sally Hawkins đã mang đến một màn trình diễn tuyệt đẹp".[30] Sally đã tiếp tục nhận được đề cử trong các giải thưởng nổi tiếng như giải Oscars, giải Quả cầu vàng, giải BAFTA và giải SAG cho hạng mục Nữ diễn viên xuất sắc nhất và bộ phim đồng thời cũng đã giành được giải Oscar cho Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 90.
Các tác phẩm đã tham gia
sửaĐiện ảnh
sửaTruyền hình
sửaSân khấu
sửaNăm | Tựa đề | Vai diễn | Nơi trình diễn |
---|---|---|---|
1998 | Romeo và Juliet | Juliet Capulet | Nhà hát Hoàng gia York |
Accidental Death of an Anarchist | Trung tâm Nghệ thuật Battersea | ||
1999 | The Cherry Orchard | Anya Ranevskaya | Nhà hát Hoàng gia York |
Svejk | Nhà hát Gate | ||
The Dybbuk | Leah | Trung tâm Nghệ thuật Battersea | |
2000 | Giấc mộng đêm hè | Hermia | Nhà hát Ngoài trời của Công viên Regent |
Có gì đâu mà rộn | Hero | Nhà hát Ngoài trời của Công viên Regent | |
2001 | Misconceptions | Zoe | Nhà hát Octagon |
2004 | Country Music | Lynsey Sargeant | Nhà hát Tòa án Hoàng gia |
2005 | The House Of Bernarda Alba | Adela Alba | Nhà hát Quốc gia Hoàng gia |
2006 | The Winterling | Lue | Nhà hát Tòa án Hoàng gia |
2010 | Mrs. Warren's Profession | Vivie Warren | Nhà hát Hàng không Hoa Kỳ |
2012 | Constellations | Marianne | Nhà hát Tòa án Hoàng gia |
2015 | Letters Live | Người đọc | Hội trường của Freemasons |
Phát thanh
sửaNăm | Tựa đề | Vai diễn | Ghi chú |
---|---|---|---|
2002 | Concrete Cow | Nhiều nhân vật | Đài BBC 4, phát thanh viên kiêm biên kịch |
2004 | Think The Unthinkable | Đài BBC 4 | |
The Cenci Family | Beatrice Cenci | Đài BBC 4 | |
2005 | Ed Reardon's Week (mùa 1) | Ping | Đài BBC 4 |
Cash Cows | Kerry | Đài BBC 4 | |
War With The Newts | Olga | Đài BBC 4 | |
The Party Line | Đài BBC 4 | ||
Afternoon Romancers[32] | Liz | Đài BBC 4 | |
2006 | Salome | Joanna | Đài BBC 3 |
2007 | Ed Reardon's Week (mùa 3) | Ping | Đài BBC 4 |
Ed Reardon's Week (mùa 4) | Ping | Đài BBC 4 | |
Cut To The Heart | Alice | Đài BBC 4 | |
Demonstrating Grace | Người dẫn chuyện | Đài BBC 4 | |
2010 | Greed All About It | Alice | Đài BBC 4 |
2011 | Revolution | Therese | Đài BBC 4 |
2015 | Book At Bedtime: The Girl On The Train | Người dẫn chuyện | Đài BBC 4 |
Phim ngắn
sửaNăm | Tựa đề | Vai diễn | Đạo diễn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1996 | Mirror, Mirror... | Jenny | Baillie Walsh | |
2006 | Hollow China | Terry | Matt Platts-Mills | |
2013 | The Phone Call | Heather | Mat Kirkby |
Giải thưởng và đề cử
sửaTham khảo
sửa- ^ Gilbey, Ryan (ngày 5 tháng 8 năm 2017). “Sally Hawkins: low-key star with plenty to smile about”. The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Children's Books – Articles – Authorgraph No.116: Colin and Jacqui Hawkins | BfK No. 116”. Booksforkeeps.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ Berman, Nat (ngày 22 tháng 7 năm 2017). “Sally Five Things You Didn't Know About Sally Hawkins”. TV Overmind. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Galloway, Stephen; Guider, Elizabeth (ngày 8 tháng 12 năm 2008). “Oscar Roundtable: The Actresses”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
- ^ Hoggard, Liz (ngày 10 tháng 11 năm 2012). “Sally Hawkins: 'You only do good work when you're taking risks'”. The Independent. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2017.
- ^ Lubin, Rhian (ngày 3 tháng 2 năm 2018). “British Oscar hopeful Sally Hawkins reveals how she overcame crippling shyness by acting”. MSN. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ 'Shape of Water' star Sally Hawkins reveals she has Lupus
- ^ Ramin Setoodeh (ngày 16 tháng 12 năm 2013). “Sally Hawkins on her secret 'Star Wars' role and "Blue Jasmine"”. Variety. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ “The Week UK | The best of British & international news, opinion, sport, people & business”. Thefirstpost.co.uk. ngày 9 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ Ebert, Roger. “Happy-Go-Lucky Movie Review & Film Summary (2008) | Roger Ebert”. www.rogerebert.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019.
- ^ Happy-Go-Lucky (2008) (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019
- ^ Silverman, Stephen (ngày 11 tháng 12 năm 2008). “Angelina Jolie, Brad Pitt Score Golden Globe Nods”. People. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Nominations & Winners”. Golden Globes. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
- ^ Brad Frenette (ngày 27 tháng 7 năm 2010). “Toronto International Film Fest announces 2010 lineup”. National Post. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
- ^ Ebert, Roger. “Made in Dagenham Movie Review (2010) | Roger Ebert”. www.rogerebert.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019.
- ^ Brooks, Xan (ngày 20 tháng 9 năm 2010). “Made in Dagenham | Film review | Xan Brooks”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Theater Review: A Friendly Clash of Charms in Mrs. Warren's Profession”. Vulture. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ Matilda Battersby (ngày 2 tháng 1 năm 2013). “Lift off for the writer with stars in his eyes | Culture”. The Independent. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Oscars 2014 Winners: The Complete List”. The Hollywood Reporter. ngày 2 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Golden Globes Nominations: The Full List”. Variety. ngày 11 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Sally Hawkins Joins 'Godzilla' Cast”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ “FX's Charlie Kaufman Pilot Not Going Forward”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ “X+Y”. TIFF.net. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
- ^ Bradshaw, Peter (ngày 27 tháng 11 năm 2014). “Paddington review – charming and cheeky”. The Guardian. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
- ^ Lodge, Guy (ngày 26 tháng 10 năm 2017). “Film Review: 'Paddington 2'”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
- ^ “Hugh Grant at world premiere of 'Paddington 2' (VIDEO)”. Malay Mail. ngày 7 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
- ^ The Shape of Water (2017) (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019
- ^ Kermode, Mark; critic, Observer film (ngày 18 tháng 2 năm 2018). “The Shape of Water review – a seductively melancholy creature feature”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
- ^ “The Shape of Water movie review: Guillermo Del Toro's film is a visual spectacle and an emotional triumph- Entertainment News, Firstpost”. Firstpost (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Review | 'The Shape of Water' is a '50s-style creature feature, as modern-day allegory”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Sally Hawkins với vai diễn bí mật của cô ấy trong chuỗi phim "Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao"”.
- ^ “Afternoon Romancers của Nick McCarty”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
- ^ “2009 ICS AWARD WINNERS”. International Cinephile Society. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
- ^ Elsworth, Catherine (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “Golden Globes 2009: Sally Hawkins wins best actress in musical or comedy – Telegraph”. The Telegraph. London. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Sally Hawkins và Jude Law nhận giải thưởng Raindance Icon năm 2020”.