Công quốc Sachsen-Hildburghausen (tiếng Đức: Herzogtum Sachsen-Hildburghausen) là một nhà nước thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh, được cai trị bởi dòng Ernestine, nhánh trưởng của triều đại Wettin. Lãnh thổ của nó nằm phía Nam bang Thuringia của Đức ngày nay.

Công quốc Sachsen-Hildburghausen
Tên bản ngữ
  • Herzogtum Sachsen-Hildburghausen
1680–1826
Quốc kỳ Sachsen-Hildburghausen
Quốc kỳ
Tổng quan
Vị thế
Thủ đôHeldburg (to 1684)
Hildburghausen (from 1684)
Chính trị
Chính phủCông quốc
Công tước 
• 1680–1715
Ernest (cuối cùng)
• 1780–1826
Friedrich (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ
• Được phân vùng từ Sachsen-Gotha
1680
1702
• Chuyển cho Sachsen-Meiningen
1826
Tiền thân
Kế tục
Saxe-Gotha Sachsen-Gotha
Sachsen-Coburg và Gotha
Sachsen-Meiningen

Sau cái chết của Công tước Ernst Ngoan đạo xứ Sachsen-Gotha vào năm 1675, lúc đầu 7 người con của Ernst vẫn cai trị chung công quốc, đến năm 1680, Sachsen-Gotha được chia tách cho các con trai của ông. Vùng đất Hildburghausen được chia cho người con thứ 6 là Công tử Ernst, và lập ra Sachsen-Hildburghausen. Nhưng công quốc mới không được độc lập hoàn toàn, nó phụ thuộc vào chính quyền ở Gotha của người anh cả là Friedrich I, Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg và nó chỉ độc lập trên thực tế từ năm 1702.

Sau cái chết của người họ hàng Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg năm 1825 mà không để lại người thừa tự, Các công quốc Ernestine đã thực hiện cải tổ lãnh thổ. Friedrich, Công tước xứ Sachsen-Hildburghausen đã được thừa kế Sachsen-Altenburg, đổi lại ông sẽ nhượng Sachsen-Hildburghausen cho Công tước xứ Sachsen-Meiningen.

Tham khảo

sửa

Nguồn

sửa
  • (bằng tiếng Đức) Johann Werner Krauß, Kirchen–, Schul– und Landeshistorie von Hildburghausen [Church, School and State History of Hildburghausen] (Greiz, 1780)
  • Johann Samuel Ersch, Allgemeine Encyclopädie der Wissenschaften und Künste, p. 300. (Digitalisat)

Liên kết ngoài

sửa
  • (bằng tiếng Đức) Sachsen-Hildburghausen in: Meyers Konversations-Lexikon, 4. Auflage, Band 14 [Meyers Conversational Dictionary, 4th Edition, Volume 14] (Leipzig: Bibliographisches Institut [Bibliographical Institute], 1885–1892), page 146