Satellite Catalog Number

bộ định danh vệ tinh của NORAD
(Đổi hướng từ SATCAT)

Satellite Catalog Number (SATCAT), hay NORAD Catalog Number, NORAD ID, số vật thể USSPACECOM, là một số lên đến chín chữ số được chỉ định bởi Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ (USSPACECOM), trước đây là bởi Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), theo thứ tự phóng hay khám phá cho tất cả các vật thể nhân tạo ở trên hoặc đã rời khỏi quỹ đạo Trái Đất.[1] Ví dụ, số danh mục (catalog number) 1 chỉ phương tiện phóng của Sputnik 1, còn vệ tinh Sputnik 2 thì có số danh mục là 2.[2]

Những vật thể không đạt tới quỹ đạo hoặc chỉ quay quanh quỹ đạo trong thời gian ngắn sẽ không được lập danh mục.[3] Kích thước tối thiểu của vật thể trong danh mục là 10 xentimét (3,9 in).[4] Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2023, danh mục đã liệt kê 58.010 vật thể, bao gồm 16.645 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo từ năm 1957, với 8.936 chiếc vẫn đang hoạt động.[5] Có 25.717 vật thể được theo dõi đầy đủ trong khi 2.055 vật thể đã bị mất tích.[6] Ngoài ra, USSPACECOM còn theo dõi 16.600 vật thể phân tích (analyst object).[7] Các vật thể phân tích được theo dõi một cách không nhất quán và thay đổi liên tục, do đó dữ liệu danh mục và tập hợp phần tử của chúng không được công bố. Tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2023, ESA ước tính có khoảng 36.500 mảnh vụn không gian quá nhỏ để USSPACECOM có thể theo dõi.[8]

Các phạm vi dành cho các số tạm thời và tái sử dụng[9]
Từ Đến Mô tả
70.000 79.999 Quỹ đạo dự kiến ​​sau khi phóng
80.000 89.999 Các vật thể phân tích. Các đối tượng được theo dõi không đủ độ trung thực và các đối tượng không liên quan tới một phi vụ phóng đã biết.
90.000 99.999 Các theo dõi không tương quan với nhau.
270.000 339.999 Vật thể phân tích bổ sung. Phạm vi sẽ được dùng cho các vật thể vĩnh viễn trong tương lai.
700.000.000 899.999.999 Dành riêng cho mục đích sử dụng nội bộ của nhiều hệ thống khác nhau.
900.000.000 999.999.999 Các theo dõi không tương quan với nhau.

Bộ Tư lệnh Không gian chia sẻ danh mục thông qua website space-track.org,[10] được duy trì bởi Phi đoàn Phòng thủ Không gian số 18 (18 SDS).

Lịch sử

sửa

Ban đầu, danh mục này do NORAD vận hành. Từ năm 1985 trở đi, USSPACECOM được giao nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, xác định và duy trì danh mục tất cả các vật thể nhân tạo trên quỹ đạo Trái Đất.[11] Năm 2002, USSPACECOM bị giải thể và sáp nhập với Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ (USSTRATCOM). Tuy nhiên, USSPACECOM đã được tái lập vào năm 2019.[12]

Trước năm 2020, số danh mục bị giới hạn tới năm chữ số do hạn chế của định dạng TLE (two-line element set). Năm 2020, Space-Track bắt đầu cung cấp dữ liệu ở định dạng CCSDS OMM ((Orbit Mean-Elements Message), giúp tăng số danh mục tối đa lên 999.999.999.[13]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kelso, T.S. (tháng 1 năm 1998). “Frequently Asked Questions: Two-Line Element Set Format”. Satellite Times. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ “SL-1 R/B Satellite details 1957-001A NORAD 1”. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “Frequently Asked Questions”. Space-Track.org. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2019. Q: What criteria are used to determine whether an orbiting object should receive a catalogue number and International Designation? A: We must be able to determine who it belongs to, what launch it correlates to, and the object must be able to be maintained (tracked well).
  4. ^ “Frequently Asked Questions”. Space-Track.org. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019. 10 centimeter diameter or "softball size" is the typical minimum size object that current sensors can track and 18 SPCS maintains in the catalog.
  5. ^ Kelso, T.S. “SATCAT Boxscore”. CelesTrak. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Kelso, T.S. “TLE History Statistics”. CelesTrak. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ “Space-Track.org Space Scoreboard”. Space-Track.org. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ “Space debris by the numbers”. ESA. 12 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ @TSKelso (5 tháng 6 năm 2024). “18 SDS just assigned NORAD Catalog Number 60011” (Tweet). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024 – qua Twitter.
  10. ^ “USSTRATCOM expands SSA data on Space-Track.org”. Air Force Space Command. 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  11. ^ “Small Satellite Debris Catalog Maintenance Issues” (PDF). NASA. 1 tháng 10 năm 1991. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ “US Policy and Capabilities on SSA” (PDF). Secure World Foundation. 24 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2019.
  13. ^ @SpaceTrackOrg (25 tháng 11 năm 2020). “The satellite catalog is growing faster than ever” (Tweet). Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020 – qua Twitter.

Liên kết ngoài

sửa