Atlas (vệ tinh)

vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ
(Đổi hướng từ S/1980 S 28)

Atlas là một vệ tinh bên trong của Sao Thổ.

Atlas Biểu tượng Atlas
Ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini vào ngày 12 tháng 4 năm 2017
Khám phá
Khám phá bởiTerrile, Voyager 1
Ngày phát hiệntháng 10 năm 1980
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XV
Phiên âm/ˈætləs/
Đặt tên theo
Ἄτλας Ātlās
S/1980 S 28
Tính từAtlantean /ætlænˈtən/[1]
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên ngày 31 tháng 12 năm 2003
(Ngày Julius 2453005,5)
Bán kính quỹ đạo trung bình
137670±10 km
Độ lệch tâm0,0012
0,6016947883 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo0,003°±0,004°
Vệ tinh củaSao Thổ
Đặc trưng vật lý
Kích thước40,8 × 35,4 × 18,8 km [3]
Bán kính trung bình
15,1±0,9 km [3]
Thể tích≈ 14400 km3
Khối lượng(6,60±0,45)×1015 kg[3]
Mật độ trung bình
0,46±0,11 g/cm³[3]
0,0002–0,0020 m/s2[3]
≈ 0,0062 km/s
đồng bộ
không
Suất phản chiếu0,4
Nhiệt độ≈ 81 K

Atlas được khám phá bởi Richard Terrile vào năm 1980 (khoảng thời gian nào đó trước ngày 12 tháng 11) từ những bức ảnh do tàu vũ trụ Voyager chụp lại và được đặt ký hiệu tạm thời là S/1980 S 28.[4] Vào năm 1983 nó được chính thức đặt tên theo thần Atlas trong Thần thoại Hy Lạp, bởi vì nó cũng "nâng đỡ các vành đai trên vai" giống như thần Titan Atlas giữ bầu trời bên trên Trái Đất.[5] Nó đồng thời cũng được đặt ký hiệu chính thức là Saturn XV.

Atlas là vệ tinh ở gần với rìa ngoài sắc nhọn của Vành A nhất, và từ lâu nó đã được coi là một vệ tinh vành đai của Vành đại này. Tuy nhiên, hiện giờ các nhà khoa học đã biết được rằng rìa ngoài của vành đai này thay vào đó lại được duy trì bởi một cộng hưởng quỹ đạo 7:6 với những vệ tinh lớn hơn nhưng ở xa hơn là vệ tinh Janus và vệ tinh Epimetheus.[6] Vào năm 2004, một vành đai mờ nhạt và mỏng, tạm thời được đặt ký hiệu là R/2004 S 1, được khám phá thấy bên trong quỹ đạo của vệ tinh Atlas.[7]

Các bức ảnh có độ phân giải cao được chụp vào tháng 6 năm 2005 bởi tàu vũ trụ Cassini đã cho thấy vệ tinh Atlas có một tâm đại khái có hình cầu được bao quanh bởi một chỏm xích đạo trơn nhẵn lớn. Lời giải thích có khả năng nhất cho cấu trúc nổi bật và đặc biệt này là rằng các vật chất vành đai bị vệ tinh cuốn lên đã tích lũy lên vệ tinh, với một sự ưu tiên mạnh mẽ cho phần xích đạo do sự mỏng manh của vành đai. Thực tế là, kích cỡ của phần nhô lên ở xích đạo thì có thể so sánh được với Roche lobe của vệ tinh. Điều này có nghĩa là với bất kỳ vật chất thêm vào nào tác động vào xích đạo, lực ly tâm sẽ gần như vượt quá trọng lực nhỏ bé của vệ tinh Atlas, và chúng sẽ có khả năng biến mất.[6]

Vệ tinh Atlas bị gây nhiễu loạn đáng kể bởi vệ tinh Prometheus và, ở mức độ ít hơn, bởi vệ tinh Pandora, dẫn tới những sự di chuyển ở kinh độ lên tới 600 km (~0,25°) khỏi quỹ đạo Kepler tiến động với một chu kỳ vào khoảng 3 năm. Bởi vì quỹ đạo của vệ tinh Prometheus và vệ tinh Pandora có sự hỗn loạn nên có nghi ngờ rằng quỹ đạo của vệ tinh Atlas cũng có thể tương tự như thế.[2]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa

Trích dẫn

  1. ^ “Atlantean”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  2. ^ a b Spitale Jacobson et al. 2006.
  3. ^ a b c d e Thomas 2010.
  4. ^ IAUC 3539.
  5. ^ IAUC 3872.
  6. ^ a b Lakdawalla 2007.
  7. ^ IAUC 8401.

Nguồn

Liên kết ngoài

sửa
Nghe bài viết này
(2 parts, 2 phút)
 
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.