Prometheus (vệ tinh)

vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ
(Đổi hướng từ S/1980 S 27)

Prometheus là một vệ tinh rìa trong của Sao Thổ. Nó được khám phá vào năm 1980 (vào lúc nào đó trước ngày 25 tháng 10) từ những bức ảnh chụp bởi tàu vũ trụ Voyager 1, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/1980 S 27.[5]

Prometheus Biểu tượng Prometheus
Ảnh chụp Prometheus của tàu vũ trụ Cassini (26 tháng 12 năm 2009)
Khám phá
Khám phá bởiStewart A. Collins
D. Carlson
Voyager 1
Ngày phát hiệntháng 10 năm 1980
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XVI
Phiên âm/prəˈmθəs/[1]
Đặt tên theo
Προμηθεύς Promētheys
Tính từPromethean, -ian /prəˈmθən/[2]
Đặc trưng quỹ đạo[3]
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2003
(JD 24530055)
139380±10 km
Độ lệch tâm0,0022
0,612990038 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo0,008°±0,004°
(so với xích đạo của Sao Thổ)
Vệ tinh củaSao Thổ
Đặc trưng vật lý
Kích thước135,6 × 79,4 × 59,4 km [4]
Bán kính trung bình
43,1±2,7 km[4]
Thể tích340000 km3[4]
Khối lượng(1,595±0,015)×1017 kg[4]
Mật độ trung bình
0,48±0,09 g/cm³[4]
0,0013–0,0058 m/s²[4]
≈ 0,019 km/s
đồng bộ
không
Suất phản chiếu0,6
Nhiệt độ≈ 74 K

Vào cuối năm 1985 nó được chính thức đặt tên theo vị thần Prometheus, một Titan trong thần thoại Hy Lạp.[6] Nó cũng được đặt ký hiệu là Saturn XVI (16).[7] Phát âm của Prometheus/prəˈmθiəs/,[8] prə-MEE-thee-əsprə-MEE-thee-əs; tiếng Hy Lạp: Προμηθεύς.

Prometheus có hình dáng rất dài, với thông số xấp xỉ 136 km × 79 km × 59 km (85 mi × 49 mi × 37 mi). Nó có rất nhiều chóp nhọn và vùng trũng và có thể thấy nhiều hố va chạm có đường kính vào khoảng 20 km (12 mi), nhưng nó bị va chạm ít hơn so với các vệ tinh gần đó là Pandora, EpimetheusJanus. Với mật độ rất thấp và suất phản chiếu khá cao, có vẻ như có khả năng Prometheus là một thiên thể phủ băng hết sức xốp. Tuy nhiên có rất nhiều sự không chắc chắn trong những giá trị này, nên điều này vẫn còn cần phải được xác nhận trong tương lai.

Tương tác với vành F và các vệ tinh khác

sửa

Prometheus là một vệ tinh vành đai cho rìa bên trong của Vành F hẹp của Sao Thổ. Vệ tinh Pandora có quỹ đạo chỉ ngoai bên ngoài Vành F, và trước đây cũng được coi là vệ tinh vành đai rìa ngoài của Vành F; tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chỉ duy nhất vệ tinh Prometheus đóng góp cho sự giam hãm của Vành F.[9]

Các bức ảnh từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy rằng trường trọng lực của vệ tinh Prometheus tạo ra những chỗ vặn xoắn trong Vành F vì nó "ăn trộm" vật chất từ nó. Quỹ đạo của vệ tinh Prometheus có vẻ lộn xộn, vì là kết quả của một chuỗi gồm 4 cộng hưởng chuyển động đều 121:118 với vệ tinh Pandora.[10] Những biến đổi đáng kể nhất trong quỹ đạo của chúng xảy ra xấp xhir mỗi 6,2 năm,[3] khi cận điểm quỹ đạo của Pandora xếp thẳng hàng với viễn điểm quỹ đạo của vệ tinh Prometheus và các vệ tinh lại gần trong khoảng 1400 km. Bản thân vệ tinh Prometheus cũng là một thiên thể gây nhiễu loạn quan trọng của Atlas, vệ tinh mà nó có cộng hưởng kinh độ trung bình 53:54.[3]

Hình ảnh

sửa

Video

sửa

Tham khảo

sửa

Trích dẫn

  1. ^ “Prometheus”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
  2. ^ “Promethean”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
  3. ^ a b c Spitale Jacobson et al. 2006.
  4. ^ a b c d e f Thomas 2010.
  5. ^ IAUC 3532.
  6. ^ IAUC 4157.
  7. ^ USGS: Planet and Satellite Names and Discoverers.
  8. ^ “Prometheus”. [[Lỗi biểu thức: Dư toán tử <]] Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ Cuzzi, J. N.; Whizin, A. D.; Hogan, R. C.; Dobrovolskis, A. R.; Dones, L.; Showalter, M. R.; Colwell, J. E.; Scargle, J. D. (tháng 4 năm 2014). “Saturn's F Ring core: Calm in the midst of chaos”. Icarus. 232: 157–175. Bibcode:2014Icar..232..157C. doi:10.1016/j.icarus.2013.12.027. ISSN 0019-1035.
  10. ^ Renner et al. 2005.

Nguồn

Liên kết ngoài

sửa