Sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy
Sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy xảy ra lúc 20h00 (giờ địa phương) ngày 23 tháng 7 năm 2018 ở tỉnh Attapeu, Lào. Đập vỡ dẫn đến 0,5 tỷ m³ nước tràn xuống [1][note 1], khiến ít nhất 29 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích, đồng thời cuốn theo một số ngôi nhà ở phía nam huyện Sanamxay.[2][3]
Tỉnh Attapeu màu đỏ, nơi diễn ra vụ vỡ đập | |
Thời điểm | 23 tháng 7 năm 2018 |
---|---|
Giờ | 20:00 (UTC+7) |
Địa điểm | Attapeu, Lào |
Số người tử vong | 29 |
Số người bị thương | Chưa rõ |
Theo Đài ABC Laos cho hay ít nhất 100 người mất tích trong sự cố vỡ đập. Hơn 6.600 người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa do nước lũ.[4]
Thông tin đập
sửaĐập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy triển khai xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xe Pian-Xe Namnoy (viết tắt là PNPC). Thủy điện này có công suất thiết kế 410 MW, ước tính cung cấp khoảng 1.860 kWh điện/năm khi đưa vào sử dụng. Đây là dự án liên doanh giữa công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan, Western Power của Hàn Quốc và tập đoàn nhà nước Laos Holding State Enterprise.
Dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy khởi công xây dựng năm 2013, với ước phí 1,2 tỷ USD. Dự án có mạng lưới 2 đập chính và 5 đập phụ tạo hồ với sức chứa 1,043 tỷ m³ nước. Các đập này ngăn nước của ba sông là Xe Namnoy, Xe Pian và Houay Makchan [5]. Các sông này là phụ lưu bờ phải của sông Xe Kông, một phụ lưu cấp 1 lớn của sông Mê Kông.
Dự án hiện đã hoàn tất 90% công việc, bắt đầu tích nước, và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019. Theo kế hoạch, khoảng 90% lượng điện sản xuất ra sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, phần còn lại được phân phối tại địa phương.
Sự cố
sửaSự cố vỡ đập xảy ra vào khoảng 8 giờ tối ngày thứ Bảy 23 tháng 7, tại một đập phụ ở một yên ngựa, được gọi là "Đập D" có chức năng xả tràn, "một cấu trúc phụ trợ được sử dụng để giữ nước vượt quá mức được giữ bởi đập chính". Đập vỡ làm một nửa lượng nước trong hồ thoát ra, gây ra lũ quét ngay lập tức qua các làng Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin và Samong thuộc huyện Sanamxay. Nhiều ngôi nhà, đường sá và cầu bị cuốn trôi. Vùng ngập lụt là thung lũng sông Xe Pian, và đoạn thung lũng Tonle Kong thuộc Campuchia.
Tại cuộc họp báo ngày 26 tháng 7, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Lào Khammany Inthirath cho rằng, đập Xe Pian-Xe Namnoy đã gặp sự cố sau đợt mưa lớn khiến nước trong đập dâng nhanh, đập vỡ là do "chất lượng xây dựng" và các nhà thầu "không thể chối bỏ trách nhiệm trong sự việc này" [6].
Campuchia sơ tán người dân
sửaƯớc tính khoảng 25.000 người đang được sơ tán khỏi tỉnh Stung Treng, phía Bắc Campuchia sau vụ vỡ đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy gây ra tình trạng ngập lụt. Mực nước sông ngòi ở nhiều thị trấn và làng mạc ở hạ nguồn thuộc tỉnh Stung Treng đã dâng cao trên 12 m và không có dấu hiệu rút xuống tính đến ngày 26/7/2018.[7]
Giải cứu
sửaCác cơ quan chính phủ và công ty điện lực cùng nhau bắt đầu cứu hộ và sơ tán các làng vẫn gặp nguy hiểm[8], trong bối cảnh mực nước dâng cao[9]. Việc cứu hộ có sự tham gia của một công ty Hàn Quốc, SK Engineering and Construction, là một bên liên quan trong việc xây dựng đập[8]. Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith, đã đình chỉ các cuộc họp trực tiếp của mình và đích thân tới khu vực đập, cũng như kêu gọi cả cảnh sát và quân đội[10], và chính quyền địa phương yêu cầu viện trợ khẩn cấp từ chính quyền trung ương và cộng đồng lân cận[8]. Một trong những ngân hàng lớn nhất ở Lào, Banque Pour Le Commerce Exterieur Lào, đã thành lập một quỹ quyên góp cứu trợ để quyên góp 2 tỷ kip (238.000 đô la Mỹ) cho các nạn nhân của thảm họa[11]. Các nước láng giềng Đông Nam Á bao gồm Malaysia,[12] Philippines,[13] Singapore,[14] Thái Lan[15] và Việt Nam[16] cũng bày tỏ sự sẵn sàng để cung cấp bất kỳ sự trợ giúp nào cần thiết cho Lào.
Chỉ dẫn
sửa- ^ Do nhầm lẫn mà ban đầu truyền thông đưa tin "5 tỷ m³ nước tràn xuống". Thực tế hồ có sức chứa 1,043 tỷ m³ và lượng nước thoát ra chỉ cỡ một nửa.
Tham khảo
sửa- ^ 5 tỷ m³ nước là theo kế hoạch, nhưng thực tế đập mới chỉ có hơn 1 tỷ m³
nước từ sông Mê Kông chảy vào. Note: Sao lại "nước từ sông Mê Kông chảy vào" được nhỉ?. Another note: Xin lỗi, không phải " nước từ sông Mê Kông chảy vào", xin lỗi mọi người. - ^ “'Hundreds missing' after dam collapses in Laos”. news.sky.com. ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ “Vỡ đập thủy điện tại Lào, "hàng trăm người" mất tích”. Dân Trí. ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ “Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người mất tích”. vnexpress.net. ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ Xe Pian Xe Namnoy Hydroelectric Power Project. Project details. Power technology, 2018. Truy cập 22/07/2018.
- ^ Bộ trưởng Lào tiết lộ nguyên nhân vỡ đập thủy điện. Dân Trí Online, 28/07/2018. Truy cập 28/07/2018.
- ^ “Vỡ đập thủy điện ở Lào: Không gì ngăn nổi lực nước, không đủ thời gian để chạy”. Dân Trí. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2018.
- ^ a b c BBC News 2018.
- ^ McGuinness 2018.
- ^ Ellis-Petersen 2018.
- ^ Laotian Times 2018.
- ^ Idsala 2018b.
- ^ Rocamora 2018.
- ^ Idsala 2018a.
- ^ National News Bureau of Thailand 2018.
- ^ Hai 2018.
Nguồn thông tin
sửa- BBC Asia (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Laos country profile”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- BBC News (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Laos dam collapse: Hundreds missing after flash floods hit villages”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Doom, J.; Gittleson, B. (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Several dead, hundreds missing after dam collapse in Laos”. ABC News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Dupont, A. (2001). East Asia Imperilled: Transnational Challenges to Security. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-52101-015-3.
- Ellis-Petersen, H. (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Laos dam collapse: 'hundreds missing' after villages flooded”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Goh, E. (2001). Developing the Mekong: Regionalism and Regional Security in China–Southeast Asian Relations. London: Routledge. ISBN 978-1-13497-496-2.
- Hai, L. (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Vietnam offers to help Laos after dam collapse disaster”. VNExpress. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- Idsala (ngày 24 tháng 7 năm 2018a). “ນາຍົກສິງກະໂປ ປະກາດພ້ອມຊ່ວຍ ສປປ.ລາວ ຜ່ານຜ່າໄພພິບັດເຂື່ອນແຕກ” (bằng tiếng Lao). Idsala. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- Idsala (ngày 24 tháng 7 năm 2018b). “ລັດຖະບານມາເລເຊຍ ພ້ອມທີ່ຈະໃຫ້ການຊ່ວຍເຫຼືອແກ່ ສປປ.ລາວ ຕໍ່ກັບໄພພິບັດເຂື່ອນແຕກ” (bằng tiếng Lao). Idsala. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- Irish Times (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Hundreds missing as dam collapse causes flash floods in Laos”. The Irish Times. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- KLFM (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Laos dam collapse leaves hundreds missing and unknown number feared dead”. KL.FM. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Kyodo News (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Several dead, hundreds missing after Lao dam collapses: report”. Kyodo News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Laotian Times 2 (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Villagers Evacuated As Xe-Pian Dam Set to Burst its Banks”. Laotian Times. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Laotian Times (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “UPDATE: Status and Condition of Attapeu Flood Victims”. Laotian Times. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- Leary, N. (2008). Climate Change and Vulnerability. Chippenham: Earthscan. ISBN 978-1-84977-081-1.
- McGuinness, A. (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Laos dam collapse leaves hundreds missing and unknown number feared dead”. Sky News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- National News Bureau of Thailand (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “Thailand to send help to Laos after hydropower dam collapse”. ThaiVisa. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- PNPC (2018a). “PNPC - Shareholders”. www.pnpclaos.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018a.
- PNPC (2018b). “PNPC - Company Profile”. www.pnpclaos.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- Radio Free Asia (ngày 22 tháng 12 năm 2016). “Laos' Xekaman 3 Dam Break Shuts Off Power to Vietnam”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Radio Free Asia (ngày 20 tháng 9 năm 2017). “Faulty Construction, Heavy Rain Cause Dam to Flood Lao Villages”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- Rocamora, J. A. L. (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “PH ready to assist Laos after dam disaster”. Philippine News Agency. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- Usher, A. D.; Ryder, G. (1997). “Dam Building in Laos: The BOOT Era”. Trong Usher, A. D. (biên tập). Dams as Aid. London: Routledge. tr. 87–89. ISBN 978-1-13473-378-1.
Xem thêm
sửaLiên kết ngoài
sửa- Diễn biến chi tiết vụ vỡ đập thủy điện Lào VietNamNet 25/07/2018 07:22 GMT+7
- Vì sao công trình đập thủy điện của Lào bị vỡ? Thành Đạt Dân trí (báo) Thứ Tư, 25/07/2018 - 00:30