Sự cố nhà máy alumin Ajka

Tai nạn ở nhà máy công nghiệp ở Hungary năm 2010

Sự cố nhà máy alumin Ajka là một vụ tai nạn tràn bùn đỏ tại một chuỗi hồ chứa chất thải độc hại của nhà máy alumina Ajkai Timföldgyár tại làng Ajka, hạt Veszprém, ở phía tây Hungary vào lúc 12h25 giờ địa phương ngày 4 tháng 10 năm 2010 khi góc tây bắc của các đập của hồ chứa số 10 bị sụp đổ, làm thoát ra khoảng một triệu mét khối chất thải lỏng từ hồ bùn đỏ. Bùn đỏ đã tràn ra dưới dạng sóng 1-2 mét, ngập lụt một số địa phương lân cận, bao gồm các làng Kolontár và thị trấn Devecser. Ít nhất chín người đã chết, và 122 người bị thương. Khoảng 40 km vuông đất ban đầu đã chịu ảnh hưởng của sự cố này. Bùn đã tràn đến sông Danube vào ngày 7 tháng 10 năm 2010.

Sự cố nhà máy alumin Ajka
Vị trí nhà máy xảy ra sự cố có hình ngôi sao, phía dưới là sông (kênh) Torna[1]
Map
Vị tríAjka, Hungary
Tọa độ47°05′09″B 17°29′40″Đ / 47,085705°B 17,494326°Đ / 47.085705; 17.494326
Ngày4 tháng 10 năm 2010; 14 năm trước (2010-10-04)
Nguyên nhân
Lý doUnder investigation
Số người chết10 người chết, 150 người bị thương[2]
Vận hànhMAL Hungarian Aluminium
Đặc điểm dầu tràn
Quy môca. 1 million m³
(35 million cu. ft.)
Vùng40 km2 (15 dặm vuông Anh)

Nguồn gốc của bùn

sửa

Bùn đỏ trong sự cố này là phế thải từ quá trình Bayer (hay gọi là công nghệ Bayer) trong đó bauxite được tinh luyện thành alumina, một dạng của nhôm oxide. Bùn chứa chủ yếu các hợp chất phi nhôm lẫn trong quặng bauxite được thải ra từ quá trình tinh luyện bauxite; màu đỏ đặc trưng của nó là do thành phần chính sắt III oxide hiđrát ở trong bùn, nhưng ngoài ra còn có các hợp chất khác.[3] Chất bùn ban đầu có tính kiềm (alkaline) cao khi được thải ra, sẽ được dẫn vào một hồ thoáng lộ thiên; và người ta cho rằng có khoảng 30 triệu tấn bùn đỏ được chứa trong khu vực của nhà máy Ajkai Timföldgyár.[4] Theo thông cáo báo chí của MAL (công ty quản lý nhà máy này), tỉ lệ phần trăm các hợp chất hóa học chứa trong bùn đỏ như sau:[5]

Oxide kim loại Tỷ lệ Ghi chú
Fe2O3 (sắt(III) oxide) 40–45% Làm cho bùn có màu đỏ
Al2O3 (nhôm oxide) 10–15% Nhôm ô xit chưa được tách ra
SiO2 (silic đioxide) 10–15% Biểu hiện như natri- hay calci-alumino-silicát
CaO (calci oxide)   6–10 %
TiO2 (titan oxide)   4–5 %
Na2O (natri oxide dính)   5–6 % gây ra tính kiềm (alkaline-pH) cao và là chất hóa học dễ cháy

Không giống như nhiều phế thải từ các mỏ, bùn đỏ không chứa tỷ lệ cao các kim loại nặng, mặc dù tỉ lệ này vẫn cao gấp 7 lần so với đất thông thường.[6] Các phân tích bùn đỏ tại Kolontár đại diện cho tổ chức Hòa bình xanh cho thấy mức độ chromium 660 mg/kg, arsenic 110 mg/kg và thủy ngân 1.2 mg/kg.[7]

Ảnh hưởng

sửa

Lũ bùn làm ngập các con đường ở Kolontár, ở đây có bốn người được xác nhận là đã thiệt mạng, và bùn tràn đến Devecser, nơi sức mạnh dòng bùn đủ làm trôi cả xe hơi và xe tải nhỏ.[4][8] Nguyên nhân khiến 4 nạn nhân thiệt mạng vẫn chưa được công bố chính thức; trong khi người phát ngôn của Tổng cục quản lý thảm họa quốc gia (NDGM-Országos Katasztrófavédelmi Főigazgatóság) nói rằng họ có thể bị bùn cuốn trôi.[8] Ngoài ra còn có sáu người mất tích trong vòng 24 giờ sau sự cố này.[4]

NDGDM nói rằng bùn đỏ có độ pH cao được xem là nguy hiểm và có thể gây ra phản ứng kiềm hóa khi tiếp xúc phải nếu không được rứa sạch bằng nước.[8] Thị trưởng của Devecser nói rằng có khoảng 80–90 người đã phải đưa vào bệnh viện do bị bỏng hóa học.[8] Péter Jakabos, một bác sĩ ở Győr nơi có nhiều người bị thương, nói trên truyền hình Hungari (Magyar Televízió) rằng có thể mất nhiều ngày thì các vết bỏng mới ảnh hưởng hoàn toàn đến nạn nhân.[4] Công ty quản lý nhà máy Magyar Alumínium (MAL) thì lại cho rằng bùn không được coi là một chất nguy hiểm theo như các tiêu chuẩn của châu Âu.[8] Những đo đạc ban đầu thực hiện bởi NDGDM chỉ ra bùn có tính base rất cao, với độ pH bằng 13.[9]

Các chất thải hóa học trong bùn đỏ làm hủy hoại mọi sự sống trong sông Marcal, và dòng bùn chảy đến sông Danube vào ngày 7 tháng 10, cảnh báo các nước nằm ở phía dưới con sông này phải đưa ra các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình trạng ô nhiễm.[10]

Ngày 11 tháng 10, chính phủ Hungari thông báo là giám đốc quản lý của MAL đã bị bắt, và sẽ đưa vào "hồ sơ hình sự vì đã gây ra thảm họa công cộng."[11] Cũng vào ngày 11 tháng 10, chính phủ đã kiểm soát công ty MAL, trong đó chỉ định một ủy viên chính phủ để quản lý công ty.[11] Chính phủ Hungary đã lên kế hoạch tập trung vào việc bồi thường cho các vụ việc, bảo đảm việc làm, và xác định địa điểm trong tương lai có nguy cơ ảnh hưởng của sự cố này.[11]

Ngăn chặn và dọn dẹp

sửa
 
Bức tường mới được dựng lên để ngăn bùn đỏ, ảnh chụp ngày 11 tháng 10.

Ngoài các hiệu ứng trực tiếp của sóng của bùn đỏ, người ta cũng phải quan tâm đến một khả năng ô nhiễm đường thủy của Hungary. Con sông Torna (phát âm tiếng Hungary[ˈtoɾnɒ]) chảy qua khu vực bị ảnh hưởng, và các nhân viên cứu hộ đã rót hàng tấn thạch cao vào đường thủy để cố gắng gắn kết bùn lại và ngăn không cho nó tiếp tục trôi xuống hạ lưu.[4] Sông Torna nối vào sông Marcal (phát âm tiếng Hungary[ˈmɒɾʦɒl]) tại Karakó, ở hạt Vas; và sông Marcal nối vào sông Rába ngay trên Győr, trong hạt Győr-Moson-Sopron, trong khi bản thân sông Rába lại đổ ra sông Danube tại Győr.

Một ngày sau sự cố, Thư ký Môi trường Nhà nước Zoltán Illes đã ra lệnh đình chỉ việc sản xuất alumina tại nhà máy và thực hiện việc xây dựng lại đập.[12] Ngày hôm sau, chủ tịch của công ty cho biết trên một cuộc phỏng vấn qua đài phát thanh rằng ông muốn bắt đầu lại sản xuất vào ngày cuối tuần (5-6 ngày sau khi tai nạn xảy ra vào thứ Hai);[13] nhà máy mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 10, và dự kiến nó sẽ sản xuất trở lại như cũ vào ngày 19 tháng 10.[14]

Chính phủ Hungary ước lượng ban đầu rằng việc làm sạch môi trường có thể kéo dài ít nhất một năm với chi phí hàng chục triệu đô la.[15]

Chính phủ Hungary cũng đã khởi động Cơ chế bảo vệ dân sự EU để kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế vào lúc 7:36PM ngày 7 tháng 10.[16] Trung tâm thông tin và giám sát của Liên minh châu Âu (MIC) đã truyền đạt các yêu cầu để được các chuyên gia hỗ trợ đến từ 30 nước (gồm 27 nước thành viên EU, Iceland, Liechtenstein, Na Uy).[16]

Ngày 12 tháng 10, một đập thứ cấp bên ngoài phần đập còn lại đã được xây dựng hoàn thành, sau khi được xây dựng để chứa lượng bùn đã được dự kiến sẽ tràn ra sau khi một phần của đập ban đầu bị sụp đổ.[17]

Ngày 13 tháng 10, chính phủ đã thực hiện việc quốc hữu hóa công ty, văn bản quyết định này đã được Quốc hội thông qua trước đó một ngày.[18].

Năm 2011, Công ty MAL Zrt bị phạt hơn 135 tỷ forints, tương đương với 646 triệu USD vì những thiệt hại môi trường gây ra trong hoạt động của hồ chứa bùn đỏ.[19].

Hình ảnh

sửa
Kênh Marcal chụp năm 2009.
Kênh Marcal chụp ngày 12/10/2010.
Hình ảnh khu vực bị ô nhiễm bùn đỏ, con đập bị vỡ ở góc phải bên dưới.

Tham khảo

sửa
  1. ^ BM Országos Katasztrófavédelmi Főigazgatóság Lưu trữ 2010-10-12 tại Wayback Machine (tiếng Hungary)
  2. ^ Sludge flood - Contamination abates in waterways, death toll rises to six, MTI, ngày 8 tháng 10 năm 2010
  3. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. tr. 245. ISBN 978-0-08-022057-4. states, "Typical compositions for industrially used bauxites are Al2O3 40–60%, combined H2O 12–30%, SiO2 free and combined 1–15%, Fe2O3 7–30%, TiO2 3–4%, F, P2O5, V2O5, etc., 0.05–0.2%"
  4. ^ a b c d e “Hungary declares a state of emergency after sludge disaster”, The Guardian, ngày 5 tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ “Announcement of MAL Hungarian Aluminium”. MAL. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ Redsludge and detoxification, Government of Hungary, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010
  7. ^ “Danube 'neutralising toxic sludge', The Independent, ngày 8 tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015
  8. ^ a b c d e Deadly sludge escape kills three in western Hungary, BBC News, ngày 5 tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “Sludge-hit Hungarian villagers demand compensation”, Atlanta Journal-Constitution, ngày 6 tháng 10 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2010
  10. ^ “Hungarian chemical sludge spill reaches Danube”, BBC, ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  11. ^ a b c “Hungary Arrests Official, Citing Role in Red Sludge”. The New York Times. ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ State Secretary Suspends Production, MTI, ngày 5 tháng 10 năm 2010 (tiếng Hungary)[liên kết hỏng]
  13. ^ “Hungary firm wants to restart production after spill”. Reuters. ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ “Hungary toxic spill plant reopens as villagers return”. BBC News Online. ngày 15 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ “Eyewitness: Hungary's toxic spill”. BBC. ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  16. ^ a b Hungary activates the EU Civil Protection Mechanism and requests technical expertise to combat mud pollution[liên kết hỏng] on the Webpage of EU-Commissioner Kristalina Georgieva
  17. ^ “Hungary emergency toxic sludge dam 'almost completed'. BBC News Online. ngày 12 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  18. ^ Company producing catastrophe nationalized in Hungary, actmeadia
  19. ^ Công ty gây thảm họa bùn đỏ bị phạt 600 triệu USD

Liên kết ngoài

sửa