Sữa hạt sen là loại thức uống được nấu từ hạt sen và các thành phần sữa tươi, sữa đặc, cùng với đường và nước. Đây là loại thức uống đặc sản vùng Đồng Tháp, Việt Nam.[1]

Sữa hạt sen
Một ly sữa hạt sen
BữaThức uống hạt
Xuất xứĐồng Tháp, Việt Nam
Thành phần chínhHạt sen, sữa tươi, sữa đặc, đường, nước

Lịch sử

sửa

Lịch sử nghiên cứu dinh dưỡng

sửa

Năm 2013, đã có nghiên cứu cho thấy protein hạt sen có thành phần acid amin chất lượng cao, có giá trị dinh dưỡng tương tự như protein đậu nành.[2] Cho đến năm 2019 vẫn chưa có nhiều thông tin nghiên cứu về đặc tính hóa lý của protein hạt sen, do đó ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm vẫn còn hạn chế.[3] Năm 2020, một số công trình nghiên cứu chỉ ra protein trong hạt sen có hàm lượng methioninlysin cao, và không chứa các chất gây dị ứng thông thường.[4]

 
Một chai sữa hạt sen nhãn hiệu Sen Hồng

Ứng dụng sữa hạt sen

sửa

Tại Việt Nam, sữa hạt sen được cho là xuất hiện vào thập niên 2010 tại Tam Nông, Đồng Tháp.[5][6] Vốn là địa phương có rất nhiều sen mọc tự nhiên, chính quyền Đồng Tháp chủ trương đẩy mạnh phát triển, sản xuất chuyên canh sen để tận dụng lợi thế có sẵn này. Sen trở thành ngành kinh tế quan trọng theo chính sách tái cơ cấu kinh tế địa phương. Cho đến năm 2023, tỉnh trải qua khoảng 10 năm thay đổi ngành sen, từ bán sen gương (sen tươi) chuyển dần sang các thành phẩm chế biến từ sen, có đến 120 sản phẩm khác nhau. Sữa hạt sen là thức uống ra đời với mục đích góp phần đa dạng hóa sản phẩm và giải quyết vấn đề tiêu thụ bấp bênh sen tươi.[5] Từ năm 2021, sữa hạt sen trở nên phổ biến và mặt hàng có thể tìm thấy tại các cửa hàng đặc sản, các địa điểm du lịch nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.[7]

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho thương hiệu Ba Tre. Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chứng nhận đạt tiêu chuẩn "Hàng Việt Nam chất lượng cao".[6] Trên nhiều tuyến đường của tỉnh Đồng Tháp, như Tỉnh lộ 844, dọc hai bên đường từ An Long đến Trường Xuân có nhiều điểm bán sữa hạt sen. Hầu hết sản phẩm nấu thủ công gia đình.

Tại thành phố Cao Lãnh có một cơ sở sản xuất sữa hạt sen với công suất thiết kế 500 lít/giờ.[8] Trên thị trường đã có sản phẩm thương mại sữa hạt sen Dotha Lotus, đã đạt OCOP 4 sao.[9] Năm 2018, thương hiệu sữa hạt sen Ba Tre tại Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp báo cáo mỗi ngày sản xuất 3.000 chai sữa hạt sen loại 300 ml.[10] Năm 2023, một biến thể của sữa hạt sen là sữa hạt sen tổ yến được giới thiệu. Biến thể giới thiệu tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa" năm 2023 cấp vùng khu vực miền Nam (Việt Nam), tổ chức ở Bến Tre.[11]

Thành phần và chế biến

sửa

Thành phần dinh dưỡng

sửa

Trong hạt sen các thành phần polyphenol, flavonol, procyanidin, alkaloidpolysaccharide có hàm lượng rất phong phú.[12][13] Protein chứa bên trong hạt sen chiếm 19,85% trọng lượng khô. Do đó, có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.[2] Ở mức 5% trọng lượng, sữa hạt sen có độ nhớt tương tự sữa gầy.[14] Ở nồng độ hơn 5% trọng lượng, gel sữa hạt sen có cấu trúc đậm đặc hơn gel sữa gầy.[14] Màu sắc và gel acid của chúng tương tự nhau.[14] Sữa hạt sen bao gồm sữa tươi và sữa đặc nên chứa các loại dinh dưỡng từ thành phần tạo nên thức uống này.

Thành phần sữa dùng, chế biến và sử dụng

sửa

Một khẩu phần sữa hạt sen được pha chế từ các thành phần với tỷ lệ nhất định: 250 gr hạt sen, 500 ml sữa tươi, 1/3 lon sữa đặc, 100 gr đường trắng, và 1,5 lít nước.[15]

Hạt sen
Sữa tươi
Sữa đặc
Đường cát trắng
Nước
Thành phần sữa hạt sen.

Phần hạt sen cần tách hạt ra khỏi đài sen, bỏ vỏ và tách tâm sen ra để hạt sen không có vị đắng. Rửa hạt sen rồi xay nhuyễn cùng 1 lít nước. Sau đó vắt nước cốt sen qua một tấm lọc. Nước cốt được đun sôi sau đó hạ bớt nhiệt và tiếp tục đun với lửa nhỏ trong vài phút. Tiếp theo cho đường với sữa đặc vào, cuối cùng là sữa tươi rồi tắt bếp.[15] Sữa hạt sen có thể kết hợp với các thành phần khác để tạo hương vị riêng: sữa hạt sen bí đỏ, sữa hạt sen đậu xanh, sữa hạt sen yến mạch, sữa hạt sen khoai lang, sữa hạt sen gạo lứt,...[16]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nha Trang (ngày 14 tháng 10 năm 2023). “BÁCH NGHỆ KỲ THÚ - TẬP 11: Huỳnh Nhu làm sữa hạt sen – Đặc sản Đồng Tháp”. HTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ a b Zeng, Hong-Yan; Cai, Lian-Hui; Cai, Xi-Ling; Wang, Ya-Ju; Li, Yu-Qin (2013). “Amino acid profiles and quality from lotus seed proteins”. Journal of the Science of Food and Agriculture. 93 (5): 1070–1075. doi:10.1002/jsfa.5848.
  3. ^ Xiangze Jia và cộng sự (2019). “Structure and dilatational rheological behavior of heat-treated lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) seed protein”. LWT. 116. doi:10.1016/j.lwt.2019.108579.
  4. ^ Yimei Zheng và cộng sự (2020). “Effects of microwave-vacuum pre-treatment with different power levels on the structural and emulsifying properties of lotus seed protein isolates”. Food Chemistry. 311. doi:10.1016/j.foodchem.2019.125932.
  5. ^ a b Mỹ Lý (ngày 13 tháng 7 năm 2023). “Khắc phục điểm nghẽn để phát triển ngành hàng sen bền vững”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ a b Trần Trọng Trung (ngày 23 tháng 2 năm 2018). “Đồng Tháp: Khởi nghiệp từ "đặc sản quê nhà". Báo Khuyến nông Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Mỹ Lý (ngày 11 tháng 11 năm 2023). “Về Tháp Mười thưởng thức món sữa hạt sen rám vỏ”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Nguyễn Văn Trí (ngày 2 tháng 12 năm 2016). “Trồng sen mùa lũ lãi hơn 100 triệu đồng/ha”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ Hồng Nhung (ngày 21 tháng 3 năm 2024). “Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn”. Tạp chí điện tử Làng nghề Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Trần Trọng Trung (ngày 24 tháng 1 năm 2018). “Cơ sở sữa sen Ba Tre chuẩn bị sản phẩm bán dịp Tết”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Nguyệt Ánh (15 tháng 9 năm 2023). “Dự án khởi nghiệp của phụ nữ Đồng Tháp đạt giải Nhất khu vực”. Cổng thông tin Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ Fang Xiaoming và cộng sự (2016). “Lotus bee pollen polysaccharides significantly relieve intestinal mucosal barrier damage in mice caused by Fluorouracil”. Food Science. 37 (15): 209–214. doi:10.7506/spkx1002-6630-201615035.
  13. ^ Yu, YueTong; Wei, Xiaolu; Liu, Yan; Dong, Gangqiang; Hao, ChenYang; Zhang, Jing; Jiang, JinZhu; Cheng, JinTang (2022). “Identification and quantification of oligomeric proanthocyanidins, alkaloids, and flavonoids in lotus seeds: A potentially rich source of bioactive compounds”. Food Chemistry. 379. doi:10.1016/j.foodchem.2022.132124.
  14. ^ a b c Zhao Li và cộng sự (2023). “Rheological and microstructural characterisation of lotus seed milks and their glucono-δ-lactone induced acid-set milk gels: 1. Effect of protein content”. Food Hydrocolloids. 140. doi:10.1016/j.foodhyd.2023.108608.
  15. ^ a b Hà Ly (ngày 11 tháng 8 năm 2016). “Hướng dẫn cách nấu sữa hạt sen bổ dưỡng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Khám phá 7 cách làm sữa hạt sen ngọt thơm, bổ dưỡng”. VOH. ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa