Sở Cảnh sát Los Angeles

cơ quan công an của Hoa Kỳ

Los Angeles Police Department (tạm dịch: Sở cảnh sát thành phố Los Angeles) (L.A.P.D) là cơ quan thực thi pháp luật tại thành phố Los Angeles, California với quân số dưới 10.000 nhân viên cảnh sát [2] và hơn 3.000 nhân viên dân sự hỗ trợ trải đều trên khu vực 1,290 km² với dân số hơn 3.8 triệu người, đây là cơ quan thực thi pháp luật lớn hàng thứ 3 tại Hoa Kỳ chỉ sau Sở cảnh sát thành phố New YorkSở cảnh sát thành phố Chicago.

Sở cảnh sát thành phố Los Angeles
(Tên gốc: Los Angeles Police Department)
Tên tắt LAPD
Con dấu sở cảnh sát thành phố Los Angeles
Huy hiệu sở cảnh sát thành phố Los Angeles
Khẩu hiệu "To Protect and to Serve"
(tạm dịch: Bảo vệ và phục vụ)
Tổng quan về cơ quan
Thành lập 1869
Nhân viên 13,268
Ngân sách hàng năm US$1.4 tỷ
Tư cách pháp nhân Chính phủ: cơ quan chính phủ
Kết cấu quyền hạn thực thi pháp luật
Phạm vi pháp lý* Cấp thành phố của Los Angeles trong cấp bang của California, Hoa Kỳ
Diện tích 1,290 km²
Dân số 3.8 triệu
Phạm vi pháp lý Thành phố Los Angeles, California
Hội đồng quản lý Hội đồng thành phố Los Angeles
Tổng thể
Cơ cấu tổ chức
Miêu tả bởi Ban Ủy viên cảnh sát thành phố Los Angeles
Trụ sở chính 100 West Đường số 1
Los Angeles, California
Nhân viên cảnh sát 10.005
Bất tuyên thệ 3.263
Ủy viên có thẩm quyền
  • Anthony Pacheco, Chủ tịch Hội đồng Ủy viên
  • John Mack, Phó chủ tịch Hội đồng Ủy viên
  • Andrea Ordin, Ủy viên
  • Robert M. Saltzman, Ủy viên
  • Alan J. Skobin, Ủy viên
Điều hành cơ quan
  • Charles L. Beck,
    Cảnh sát trưởng
  • Sandy Jo MacArthur, Trợ lý cảnh sát trưởng – Tổ công tác hành chính[1]
  • Earl Paysinger, Trợ lý cảnh sát trưởng – Tổ điều hành[1]
  • Michel Moore, Trợ lý cảnh sát trưởng – Tổ đặc nhiệm[1]
Đơn vị
19 Phản ứng nhanh
  • Trọng Án
  • Hỗ trợ chiến dịch đặc biệt
  • Trung tâm thành phố
  • Hỗ trợ trên không
  • Công tác khẩn cấp
  • Án mạng-Cướp giật
  • Tội phạm kinh tế
  • Trại giam
  • Công tác trẻ vị thành niên
  • Hỗ trợ trinh sát
  • Công tác xã hội
  • Ma túy
  • Điều tra kỹ thuật cao
  • Công tác phi trường Los Angeles
  • Tổ Giao thông Trung tâm
  • Tổ Giao thông phía Nam
  • Tổ Giao thông khu Valley
  • Tổ Giao thông khu phía Tây
Tổ
6
  • Trung tâm
  • Nam
  • Valley
  • Tây
  • Thám tử
  • Đặc nhiệm
Tiện nghi
Khu vực
21
  • Trung tâm
  • Rampart
  • Tây Nam
  • Hollenbeck
  • Cảng
  • Hollywood
  • Wilshire
  • Tây Los Angeles
  • Van Nuys
  • Tây Valley
  • Đông Bắc
  • Đường 77
  • Newton
  • Pacific
  • Bắc Hollywood
  • Foothill
  • Devonshire
  • Đông Nam
  • Mission
  • Olympic
  • Topanga
Thuyền cảnh sát 2
Trực thăng 26
Máy bay 3
Ngựa 40
Cảnh khuyển 2 giống Bloodhound
20 Chó chăn cừu Đức
Website
www.lapdonline.org
Lưu ý
* Trụ sở sư đoàn: Trụ sở trong một quốc gia, trong đó cơ quan có thẩm quyền hoạt động bình thường.

L.A.P.D được tiểu thuyết hóa trong nhiều bộ phim, tác phẩm và các chương trình truyền hình trong suốt chiều dài lịch sử của Sở. Có rất nhiều vụ tai tiếng liên quan đến Sở như phân biệt chủng tộc, nạn bạo hành của nhân viên cảnh sát và tệ tham nhũng.

Lịch sử

sửa

Lực lượng cảnh sát Los Angeles đầu tiên được xây dựng vào năm 1853 với tên gọi Đội Biệt kích từ các thành viên tình nguyện trong lực lượng vũ trang của hạt.[3][4] Đội Biệt kích được thay thế bằng đội Cảnh vệ tình nguyện của thành phố. Không đội nào hoạt động hiệu quả dẫn đến thành phố Los Angeles trở nên đình đám với bạo động, bài bạcmại dâm.[3] Đội cảnh sát chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 1869 với 6 sĩ quan phục vụ dưới quyền của Cảnh sát trưởng William C. Warren.[3] Vào năm 1990, số sĩ quan tăng lên 70 người dưới thời John M. Glass vào khoảng 1 cảnh sát trên 1,500 dân. Năm 1903, lực lượng được tăng lên 200 người dưới đạo luật Dịch vụ dân sự.[3]

Trong Thế chiến hai, nhân lực của cục bị giảm sút rất nhiều do nhiều người đã nhập ngũ để chiến đấu.[5] Mặc dù lực lượng đã mỏng, nhưng Cục vẫn ra sức để giải quyết cuộc náo loạn được biết dưới tên Zoot Suit Riots năm 1943.[5]

Tướng về hưu thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, William A. Worton đã thay thế Horrall làm Quyền Cảnh sát trưởng cho đến năm 1950. Sau đó William H. Parker được chọn và phục vụ cho đến khi chết vào năm 1966. Parker chủ trương tuyển dụng nhân sự từ dân chúng và tạo ra một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp và biệt lập. Tuy nhiên, vụ tai tiếng mang tên Bloody Christmas vào năm 1951 đã buộc cảnh sát phải có trách nhiệm giải trình dân sự và chấm nạn bạo hành của nhân viên thực thi pháp luật.[6]

Dưới thời của Parker, Thanh tra Daryl Gates [7] đã thành lập nên đội Cảnh sát Cơ động S.W.A.T đầu tiên trong lực lượng hành pháp Hoa Kỳ [8] Sĩ quan John Nelson và thanh tra Daryl Gates thiết lập chương trình này vào năm 1965 để đối phó với mối hiểm họa tiềm tàng từ các tổ thức cực đoan như Đảng Báo Đen trong thời kì Chiến tranh Việt Nam.[8]

Sĩ quan hi sinh

sửa

Từ lúc thiết lập Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles, đã có 200 sĩ quan hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ.[9] Đài kỷ niệm Cảnh sát Los Angeles được đặt bên ngoài tòa nhà Parker Center(được đặt theo tên của Cảnh sát trưởng William H. Parker), được khánh thành vào 1 tháng 10 năm 1971.[10] Tượng kỷ niệm là một đài nước làm từ đá granite đen được khắc tên các sĩ quan cảnh sát hi sinh thân mình trong nhiệm vụ bảo vệ thành phố Los Angeles.[10]

Nguyên nhân hi sinh được liệt kê như sau:

Nguyên nhân Số lượng
Tai nạn máy bay
8
Tai nạn xe hơi
28
Tai nạn xe đạp
1
Đánh bom
2
Điện giật
1
Ngã
1
Lửa
1
Súng bắn
99
Súng bắn (Do tai nạn)
4
Đau tim
3
Tai nạn xe máy
35
Xe đua đường phố tông
1
Xe lửa cán
4
Tai nạn xe cộ
4
Tai nạn tàu lửa
1
Tai nạn luyện tập
1
Truy đuổi xe cộ
2
Xe cộ tấn công
4

Tổ chức

sửa
 
Tòa nhà Parker Center của LAPD

Ban Ủy viên Cảnh sát thành phố Los Angeles có 5 thành viên được chỉ định để giám sát lực lượng L.A.P.D.[11] Ban có trách nhiệm đề ra các điều lệnh và theo dõi mọi hoạt động và cơ chế quản lý của Sở. Cảnh sát trưởng sẽ báo cáo Ban, các phòng ban sẽ báo cáo cho Cảnh sát trưởng.[12] Trụ sở chính từ lâu đời của L.A.P.D là tòa nhà Parker Center, được đặt theo tên của cố Cảnh sát trưởng William H. Parker nằm tại số 150 N. Los Angeles. Còn tòa nhà mới là toàn nhà Hành chính ở số 100 W. đường số 1, ngay phía nam Tòa thị chính Los Angeles.

Văn phòng Cảnh sát trưởng

sửa

Văn phòng Cảnh sát trưởng là tòa nhà hành chính phức hợp gồm văn phòng Ban tham mưu, phòng Nội vụ, phòng Thông tin Công chính và RACR/COMSTAT. Trợ lý đặc vụ của phòng Thực thi Chính sách, bao gồm các đơn vị như: đơn vị về Chiến lược Tài chính, đơn vị Quản lý Rủi ro, đơn vị Kế hoạch và Nghiên cứu, đơn vị Kiểm toán và Thanh tra Nội bộ; Cục Nghiệp vụ, bao gồm các đơn vị như: đơn vị Thanh tra nội bộ, đơn vị Hoạt động Đặc biệt và đơn vị Lực lượng Điều tra; tất cả đều phải báo cáo trực tiếp về cho Cảnh sát trưởng.

Đơn vị Dữ liệu và Phản ứnh nhanh/COMPSTAT là lực lượng lưu trữ hồ sơ tội phạm. Đơn vị đều có cuộc họp hàng tuần với Cảnh sát trưởng và các cảnh sát cao cấp trong tòa nhà Parker mới(Trung tâm Hành chính Cảnh sát). COMPSTAT được William Bratton thiết kế dựa trên đơn vị CompStat của N.Y.P.D vào năm 1994.[13] Ông đã cho áp dụng CompStat phiên bản L.A.P.D năm 2002.[14]

Văn phòng Điều hành

sửa

Hầu hết trong số 10,000 sĩ quan cảnh sát [2] được Văn phòng Điều hành bổ nhiệm công việc, văn phòng nằm trong Tòa nhà Hành chính Cảnh sát mới.[15] Trợ lý Cảnh sát trưởng sẽ chỉ huy phòng và báo cáo trực tiếp cho Cảnh sát trưởng. L.A.P.D bao gồm 21 đồn, được gọi chính thức là ‘’ "Khu vực"’’ nhưng thường là "Đơn vị".[16] Cả 21 đồn được phân chia địa lý thành 4 phân khu chỉ huy, mỗi phân khu được xem như một "Phân khu".[16] Hai khu vực "Olympic" và "Topanga" mới được thêm vào ngày 4 tháng 1 năm 2009.[17]

Điều hành – Phân khu Trung tâm

sửa

Phân khu Trung tâm chịu trách nhiệm cho trung tâm Los Angeles và khu Đông Los Angeles,[18] là phân khu phức tạp nhất trong 4 phân khu tuần tra.[18] Phân khu bao gồm 5 đơn vị tuần tra và 1 đơn vị giao thông, chủ yếu giải quyết tai nạn giao thông và đưa trát hầu tòa/đóng phí vi phạm.[19]

Đơn vị Trung tâm

Đồn Trung tâm tuần tra chủ yếu ở khu kinh doanh Los Angeles, bao gồm Tòa nhà Thị chính Los Angeles, Trung tâm Hội nghị Los Angeles, Trung tâm Staples, địa hạt Thời trang và địa hạt Tài chính.

Đơn vị Hollenbeck

Đồn cảnh sát cộng đồng ở Hollenbeck tuần tra phần lớn khu vực phía đông thành phố Los Angeles, bao gồm khu cộng đồng Boyle Heights, Lincoln HeightsEl Sereno.[20]

Đơn vị Newton

Đồn Newton tuần tra ở miền nam Los Angeles, cùng một phần ở khu kinh doanh, có một phần ở địa hạt Thời trang.[21]

Đơn vị Đông Bắc

Đồn Đông Bắc chịu trách nhiệm một số phần ở khu trung tâm như Elysian ParkSilver Lake, đại bộ phận phần phía đông của Los FelizHollywood, ngoài ra còn có một số cộng đồng Đông Bắc L.A như Highland Park, Eagle Rock và Glassell Park.[22]

Đơn vị Rampart

Đồn Rampart chịu trách nhiệm cho khu vực Tây và Tây Bắc của khu kinh doanh Los Angeles bao gồm Echo Park, Pico-Union và Westlake, đây là toàn bộ khu vực tuần tra riêng của đơn vị Rampart.[23]

Điều hành – Phân khu Nam

sửa

Phân khu Nam giám sát khu vực phía Nam Los Angeles chỉ trừ Inglewood[24] và Compton, vì hai khu vực này tách biệt với thành phố và họ sử dụng cơ quan bảo vệ riêng.[25] Phân khu Nam bao gồm 4 đơn vị tuần tra, đơn vị điều tra Án mạng và Tội phạm Băng đảng và một đơn vị giao thông, với nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết vụ việc liên quan đến giao thông, thông báo trát hầu tòa/nộp phí và điều tra tai nạn.[26]

Đơn vị đường 77

Đồn đường 77 tuần tra ở khu vực Nam Los Angeles, đại khái là ở khu Đại lộ Vernon, phía Tây Xa lộ Harbor, phía Bắc tuyến đường 42 Bang California và một số điểm ở phía Tây đến hết giao giới của thành phố như Crenshaw, một phần đến biên giới Florence, Trung tâm và Đại lộ Manchester tới Xa lộ Harbor.[27]

Đơn vị Harbor

Đồn Harbor tuần tra hết khu San Pedro, Wilmington và cửa ngõ Harbor phụ thêm phía nam đại lộ Artesia. Đơn vị này thường xuyên hợp tác với lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles.[28] 260 sĩ quan cảnh sát, thanh tra và nhân viên hỗ trợ phải làm việc với ngân quỹ US$40 triệu, trên lãnh thổ 4,600 m2. Đồn nằm tại số 2175 Đại lộ John S. Gibson.[29]

Đơn vị Đông Nam

Đồn Đông Nam cũng tuần tra ở khu Nam Los Angeles giống đơn vị đường 77.[30] Khu vực của họ nằm đến biên giới phía Bắc thành phố tại Đại lộ Artesia, bao gồm Watts và khu Nam Đại lộ Manchester.[31]

Đơn vị Tây Nam

Đồn Tây Nam chịu trách nhiệm khu vực Nam Xa lộ Santa Monica, Tây Xa lộ Harbor, Bắc Đại lộ Vernon và Đông khu vực thành phố Culver/Lennox/Baldwin Hills.[32] Khu vực này bao gồm Đại học Nam CaliforniaExposition Park.[33]

Điều hành – Phân khu Valley

sửa

Phân khu Valley là phân khu lớn nhất trong 4 phân khu theo diện tích[34] và giám sát mọi hoạt động trong khu San Fernando Valley.[34] Phân khu có 7 đơn vị tuần tra và 1 đơn vị giao thông với nhiệm vụ xử lý tai nạn và thông báo trát hầu tòa/nộp phí phạt.[35]

Đơn vị Mission

Đồn Mission là lực lượng cảnh sát cộng đồng từ năm 2005. Đây là đồn đầu tiên mới được thành lập sau hơn một phần tư thế kỷ. Khu Mission nằm ở nửa phía Đông khu Devonshire cũ và nửa phía Tây khu Foothill tại ‘’San Fernando Valley’’, bao gồm Mission Hills và thành phố Panorama.[36]

Đơn vị Devonshire

Đồn Devonshire chịu trách nhiệm cho phần Tây Bắc của San Fernando Valley, bao gồm nhiều phần của Chatsworth và Northridge.[37]

Đơn vị Foothill

Đồn Foothill tuần tra một số phần của San Fernando Valley bao gồm Sun Valley và Crescenta Valley.[38]

Đơn vị Bắc Hollywood

Đồn Bắc Hollywood chịu trách nhiệm cho thành phố Studio và vùng Bắc Hollywood.[39]

Đơn vị Van Nuys

Đồn Van Nuys phục vụ tại khu Van Nuys.[40]

Đơn vị Tây Valley

Đồn Tây Valley nhận trách nhiệm một số phần tại San Fernando Valley, bao gồm một số khu tại Northridge và Reseda.[41]

Đơn vị Topanga

Đồn Topanga là lực lợng cảnh sát cộng đồng bắt đầu hoạt động từ năm 2009.[17] Đồn chịu trách nhiệm nhiều nơi tại San Fernando Valley bao gồm Woodland Hills và Canoga Park.[42]

Điều hành – Phân khu Tây

sửa

Phân khu Tây hoạt động phủ khắp các khu vực nổi tiếng của Hollywood, trong đó có Hollywood, Westwood, khu vực Hollywood Hills, UCLA và khu Venice,[43] nhưng nó không bao gồm khu Beverly Hills[44] và khu Santa Monica[45], vì những nơi này tách biệt khỏi thành phố Los Angeles và có lực lượng cảnh sát của riêng mình. Phân khu Tây có 5 đội tuần tra và 1 đội giao thông để xử lý các vấn đề liên quan.[46]

Đơn vị Hollywood

Đồn Hollywood là lực lượng cảnh sát cộng đồng tại khu Hollywood bao gồm Hollywood Hills, Đại lộ Hollywood và Sunset Strip.[47]

Đơn vị Wilshire

Đồn Wilshire là lực lượng cảnh sát cộng đồng ở khu Mid-Wilshire "Miracle Mile", bao gồm phố Hàn Quốc, Mid-City, Carthay và hạt Fairfax.[48]

Đơn vị Pacific

Đồn Pacific là lực lượng cảnh sát cộng đồng tại khu Tây Los Angeles, gồm có Venice Beach, Venice và Playa del Rey. Các sĩ quan cảnh sát tại đây thường phối hợp công tác với an ninh sân bay Los Angeles tại Phi trường quốc tế Los Angeles.[49] Đơn vị Pacific từ được gọi là ‘’Đơn vị Venice’’.

Đơn vị Tây Los Angeles

Đồn Tây Los Angeles là lực lượng cảnh sát phục vụ tại phần phía Bắc của khu Tây Los Angeles.[50] Cộng đồng trong vòng tuần tra gồm Pacific Palisades, thành phố Century, Brentwood, Westwood, Tây Los Angeles và Cheviot Hills. UCLA và hãng Twentieth Century Fox đều nằm ở đây.[51]

Đơn vị Olympic

Đồn Olympic là lực lượng cảnh sát tại khu Olympic, được mở vào ngày 4 tháng 1 năm 2009. Phân khu này là phân khu nhỏ của Đơn vị Hollywood, bao gồm nhiều phần của đơn vị Rampart và Wilshire.[17][52] Đơn vị phủ trên diện tích 16 km2 Mid-City, bao gồm phố Hàn Quốc và bộ phận tại Miracle Mile, với dân số là 200,000 người.[52] Đồn được xây dựng trên khu đất 5,000 m2 tại góc Đông Nam của Đại lộ Vermont và đường Eleventh gồm 293 sĩ quan. Tòa nhà xây dựng hết US$34 triệu.

Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt

sửa
 
Cuộc diễu hành ngày 1 tháng 5

Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt là phòng mới thiết lập vào năm 2010. Đứng đầu là Chỉ huy trưởng, phòng bao gồm đơn vị Quản lý Tài sản, đơn vị Trại giam, vụ Thanh tra và vụ Chống khủng bố và Chiến dịch Đặc biệt.

Vụ Thanh tra

sửa

Vụ Thanh tra bao gồm một số đơn vị và bộ phận có trách nhiệm điều tra tội phạm, và phải báo cáo về cho Giám đốc của Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt.[53][54]

Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt

sửa

Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt hỗ trợ cho Sở cảnh sát thành phố Los Angeles tài liệu chiến thuật đặc biệt trong những hoạt động tuần tra thường nhật, những tai nạn bất thường và đặc biệt là những trường hợp gây rối nghiêm trọng và trong những điều kiện mối đe dọa cao về khủng bố.[55]

Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt được tổ chức từ sự sáp nhập của Vụ Chống khủng bố và Tình báo tội phạm với Vụ Chiến dịch đặc biệt năm 2010.

Cấu trúc của Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt.
  • Đơn vị phòng chống tội phạm nghiêm trọng
  • Đơn vị dịch vụ khẩn cấp
  • Đơn vị hỗ trợ trên không
  • Đơn vị Chiến dịch khẩn cấp
  • Đơn vị phụ trách trung tâm thành phố
    • Trung đội A – Quản lý và lên kế hoạch chiến dịch
    • Trung đội B và C – Ngăn chặn tội phạm
    • Trung đội D – Lực lượng Cảnh sát cơ động và chiến lược (S.W.A.T)
    • Trung đội E – Đơn vị ngựa
    • Trung đội K-9 – Đơn vị cảnh khuyển

Văn phòng các công tác Hành chính

sửa

Văn phòng các công tác Hành chính là phòng mới lập năm 2010. Đứng đầu là Chỉ huy trưởng, gồm phòng Công tác Khoa học hành vi, đơn vị Giám định Sử dụng vũ lực, vụ Khoa học thông tin, vụ Dịch vụ hành chính và vụ Huấn luyện và Nhân sự.

Cấu trúc cấp bậc và quân hàm

sửa
 
Cảnh sát trưởng Charles Beck năm 2011
Cảnh sát cấp cao Quân hàm
Cảnh sát trưởng
 
Trợ lý cảnh sát trưởng
 
Phó cảnh sát trưởng
 
Chỉ huy trưởng
 
Đại úy cấp III
Đại úy cấp II
Đại úy cấp I
 
Trung úy cấp II
Trung úy cấp I
 
Quân hàm kim loại mang trên cổ áo và ở vai trong áo vét.
Sĩ quan Quân hàm Thanh tra Quân hàm
Trung sĩ cấp II
 
Thanh tra cấp III
 
Trung sĩ cấp I
 
Thanh tra cấp II
 
Sĩ quan cấp III+I
 
Không có cấp hàm tương đồng
Sĩ quan cấp III
 
Thanh tra cấp I
 
Sĩ quan cấp II
Sĩ quan cấp I
Không cấp hàm
Quân hàm được thêu ống tay áo trên.

Phần thưởng, tuyên dương, biểu dương và huy chương trong Sở cảnh sát Los Angeles

sửa

Sở trao tặng huân chương cho các cá nhân có sự cống hiến xứng đáng.[56] Danh sách các huân chương:

Huân chương Dũng cảm

sửa
  • Medal of Valor
     

‘’Medal of Valor’’ là phần thưởng cao quý nhất, bày tỏ lòng dũng cảm, trao cho cảnh sát có thành tích xuất sắc, mạo hiểm mạng sống vì nhiệm vụ.[56][57][58]

  • Liberty Award:
 

Liberty Award là huân chương dũng cảm, được trao cho cảnh sát bị giết hay bị trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ. Huân chương này sẽ được nhận cùng Medal of Valor.[56][58]

  • Police Medal for Heroism:
 

The Police Medal là huân chương của hành động anh hùng trong nhiệm vụ, do được gọi hay do tình nguyện làm nhiệm vụ, bắt buộc phải có Medal of Valor.[56][58]

  • Police Star:
 

Police Star là phần thưởng cho sự dũng cảm dành cho cảnh sát có kỹ năng tác chiến linh động và thể hiện tốt để vô hiệu hóa một tình thế nguy hiểm hay đầy căng thẳng.[56][58]

  • Police Life-Saving Medal:
 

The Police Life-Saving Medal là phần thưởng cho sự dũng cảm, được trao cho cảnh sát giải cứu hoặc cố giải cứu đồng đội đang gặp nguy hiểm.[56]

Phục vụ

sửa
  • Police Distinguished Service Medal[56]
 
  • Police Meritorious Service Medal[56]
 
  • Police Meritorious Achievement Medal[56]
 
  • Police Commission Distinguished Service Medal[56]
 
  • Community Policing Medal[56]
 
  • Human Relations Medal[56]
 

Tuyên dương đơn vị

sửa
  • Police Commission Unit Citation[56]
 
  • Police Meritorious Unit Citation[56]
 

Ruy băng

sửa
  • 1984 Summer Olympics Ribbon:

Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ Olympic mùa hè năm 1984.[56][59]

  • 1987 Papal Visit Ribbon:
 

Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ bảo vệ Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1987.[56][60]

  • 1992 Civil Disturbance Ribbon:
 

Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ Nổi loạn Los Angeles 1992.[56][61]

  • 1994 Earthquake Ribbon:
 

Troa cho sĩ quan cảnh sát phục vụ trong trận động đất Northridge 1994.[56][62]

  • Reserve Service Ribbon:
 

Trao cho sĩ quan có 4000 giờ phục vụ.

Nhân sự

sửa

Giới hạn

sửa
 
Sĩ quan cảnh sát Los Angeles

Sở cảnh sát thành phố Los Angeles đã trải qua thời kì tinh giảm ngân sách cũng như nhân sự vài năm gần đây.[63] So với những thành phố lớn khác tại Mỹ, Los Angeles có tỷ lệ sĩ quan cảnh sát trên dân số thuộc hàng thấp nhất.[63] Cựu Cảnh sát trưởng William J. Bratton từng cho rằng quân số là ưu tiên hàng đầu của ông khi ông tuyên bố ‘’Hãy cho tôi thêm 4,000 quân, tôi sẽ biến Los Angeles thành thành phố an toàn nhất thế giới.’’[64]

Tỷ lệ sĩ quan cảnh sát trên dân số là 1 cảnh sát cho 426 dân,[63] trong khi đó Thành phố New York có 1 cảnh sát trên 228 dân.[63] Để có tỷ lệ như New York, Los Angeles sẽ cần thêm 17,000 cảnh sát nữa.[63]

Phân biệt chủng tộc và cơ cấu giới

sửa

Trong suốt chiều dài lịch sử của L.A.P.D, Sở có tỷ lệ nhân viên da trắng rất cao (80% vào năm 1980), và rất nhiều nhân viên là người ngoài thành phố.[65] Một cuộc khảo sát của Đại học Los Angeles-California năm 1994, 80% nhân viên cảnh sát sống bên ngoài thành phố.[65]

Năm 2002, phụ nữ phục vụ trong ngành tăng lên 18.9%. Phụ nữ ngày càng giành được nhiều sự thăng tiến trong sự nghiệp kể từ sau vụ kiện của Fanchon Blake. Sĩ quan nữ có cấp hàm cao nhất đến hiện giờ là Trợ lý Cảnh sát trưởng Sharon Papa.[66] Trưởng Cảnh sát Papa hiện đang là chỉ huy tại Phân khu Valley.[67]

Theo số liệu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 2000, L.A.P.D có 82% là nam, 46% là Mỹ da trắng, 33% có gốc Mỹ La-tin, 14% gốc Phi và 7% gốc Á.[68]

Môi trường làm việc

sửa

Nhân viên cảnh sát tuần tra LAPD có lịch làm việc là 3 ngày với 12 tiếng và 4 ngày với 10 tiếng trong 1 tuần. Sở có hơn 250 loại nhiệm vụ, mỗi sĩ quan cảnh sát bắt buộc phải hoàn thành hết các loại đó sau 2 năm làm việc. L.A.P.D buộc sĩ quan của mình phải làm việc theo cặp, không như những vùng phụ cận thành phố vốn 1 sĩ quan chỉ đi tuần một mình để tăng sự hiện diện của cảnh sát và cho phép số lượng cảnh sát nhỏ có thể tuần tra khu vực lớn.

Vào đầu năm 2007, một nhân viên mới vào làm có thể kiếm được tiền vào khoảng US$5,000 đến US$10,000.[69][70] Nếu ký vào hợp đồng, họ sẽ được trả phân nửa sau khi tốt nghiệp và phân nửa sau khóa tập sự.[70] Bên cạnh, họ sẽ được hỗ trợ thêm US$2,000 tiền thuê nhà cho ứng viên ở xa.[70] Trong tháng 7 năm 2009, nhân viên tập sự sẽ có mức lương khởi điểm là US$56,522–US$61,095 tùy vào bằng cấp của họ, và họ có thể có lương đầy đủ trong ngày đầu ở trường huấn luyện.[71]

Năm 2010, lương cơ bản cho nhân viên có bằng trung học là US$45,226. Nếu ứng viên đã hoàn thành 60 tín chỉ đại học, và có số điểm trung bình trên 2.0 hoặc cao hơn thì lương sẽ là US$47,043. Nếu ứng viên có bằng Cử nhân(hệ 4 năm) thì lương sẽ là US$48,880.

Nguồn lực

sửa

Phương tiện

sửa

Hàng không

sửa

Đơn vị hỗ trợ trên không của cảnh sát Los Angeles có 17 máy bay trực thăng gồm 4 chiếc Bell 206 Jet Rnagers, 12 chiếc Eurocopter AS350-B2 AStars.[72]

Mặt đất

sửa
 
Xe tuần tra của cảnh sát Los Angeles

Có ba loại xe được chính thức sử dụng trong Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles đó là: Ford Crown Victoria Police Interceptor, Dodge ChargerChevrolet Tahoe. Sở cũng đang thử nghiệm hai loại là Chevrolet Impala và Chevrolet Caprice PPV 2011 trong đội xe của họ.[73][74][75]

Vũ khí

sửa

Trước năm 1988, sĩ quan cảnh sát L.A.P.D được trang bị khẩu Smith & Wesson Model 15 còn được gọi là khẩu.38 "Combat Masterpiece". Đây là vũ khí được đặt dành riêng cho Sở. Trong xe tuần tra, còn có khẩu Ithaca Model 37, súng săn cỡ 12, nạp loại đạn chì với 9 viên đạn trong nòng, được để khóa tại thành thép. Để đối phó với tình trạng tội phạm có vũ khí ngày càng tăng, các nhân viên cảnh sát được cấp thêm khẩu Beretta 92FS và khẩu Smith & Wesson Model 5906, loại đạn 9mm bán tự động trong một vài trường hợp. Sau vụ Đấu súng Bắc Hollywood, nhân viên được lựa chọn mang thêm khẩu Smith & Wesson Model 4506 và 4566 với loại đạn.45 ACP. Trong thời gian William Bratton lên làm Cảnh sát trưởng, ông đã cho phép các sĩ quan của mình mang khẩu súng ngắn Glock, các sĩ quan ra trường được cấp khẩu Glock 22 nhưng được phép chọn rất nhiều loại vũ khí khác để phục vụ công tác như sau:

Beretta:

92F, 92FS, 92FS-Stainless Steel, 8045 (4" barrel)

Smith & Wesson:

459, 5904, 5903, 659, 5906, 645, 4506, 4566, 4567, 5903 TSW, 5906 TSW, 4569 TSW, và 4566 TSW.

Glock:

9mm: Model 34, Model 17, Model 19
.40 caliber: Model 35, Model 22, Model 23

Những tranh cãi

sửa
Án mạng ở Wineville Chicken Coop
Vụ biểu tình tại MacArthur Park
Vụ sát hại O. J. Simpson

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “News Release, ngày 23 tháng 11 năm 2009”. LAPD (eff. ngày 3 tháng 1 năm 2010). Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b c d “The LAPD: 1850–1900”. LAPD. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ “History of the LASD”. LASD. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.
  5. ^ a b “The LAPD: 1926–1950”. LAPD. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ “The LAPD: Chief Parker”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ “LAPD SWAT Team History”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ a b “Development of SWAT”. Los Angeles Police Department. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2006.
  9. ^ “The LAPD Officer Down Memorial Page”. Officer Down foundation. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  10. ^ a b “History of the LAPD: History of Parker Center”. Los Angeles Police Department. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  11. ^ “Los Angeles Board of Police Commissioners”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  12. ^ “official website of the LAPD”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  13. ^ “heritage.org”. Heritage.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  14. ^ “COMPSTAT”. LAPD. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  15. ^ “official website of the LAPD”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ a b “official website of the LAPD”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  17. ^ a b c “Press release regarding the new LAPD stations”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  18. ^ a b “About Central Bureau”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  19. ^ “Central Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ “Hollenbeck Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  21. ^ “Newton Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  22. ^ “Northeast Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  23. ^ “Rampart Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  24. ^ Inglewood.org
  25. ^ “Los Angeles County Sheriff's Dept. - Compton Station”. LASD. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  26. ^ “South Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  27. ^ “77th Street Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  28. ^ “Harbor Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  29. ^ "LAPD opens new Harbor station, Los Angeles Times, ngày 26 tháng 4 năm 2009
  30. ^ “Southeast Community Police Station”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  31. ^ “About Southeast Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  32. ^ “Southwest Community Police Station”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  33. ^ “Southwest Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  34. ^ a b “official website of the Los Angeles Police Department”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  35. ^ “Valley Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  36. ^ “Mission Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  37. ^ “Devonshire Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  38. ^ “Foothill Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  39. ^ “North Hollywood Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  40. ^ “Van Nuys Community Police Station”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  41. ^ “West Valley Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  42. ^ “Name The New LAPD Station, Win $1000”. LAist.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  43. ^ “official website of Los Angeles Police Department”. LAPD. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
  44. ^ “Beverly Hills Website - Police”. City of Beverly Hills. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008]. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  45. ^ “Police Department - SMPD Home Page - City of Santa Monica”. City of Santa Monica. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  46. ^ “West Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  47. ^ “Hollywood Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  48. ^ “Wilshire Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  49. ^ “Pacific Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  50. ^ “West Los Angeles Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  51. ^ “West L.A. Community Police Station”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  52. ^ a b “Asian Pacific Islander Forum”. LAPD. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  53. ^ “Detective Bureau - official website of Los Angeles Police Department”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  54. ^ “Detective Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  55. ^ “Special Operations Bureau”. LAPD. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  56. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “History”. LAPD. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  57. ^ “Medal of Valor”. LAPD. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
  58. ^ a b c d “LAPD Commendations”. Liberty Library. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
  59. ^ “1984 Summer Olympics”. LAPD. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2008.
  60. ^ “1987 Papal Visit”. LAPD. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  61. ^ “1992 Civil Disturbance”. LAPD. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  62. ^ “1994 Earthquake”. LAPD. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  63. ^ a b c d e “LAPD Announces Crime Down Again in 2005”. LAPD. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  64. ^ “LAPD Authors”. LAPD Authors. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  65. ^ a b Newton, Jim. "ACLU Says 83% of Police Live Outside L.A." Los Angeles Times ngày 29 tháng 3 năm 1994: B1.
  66. ^ “Sharon Papa”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  67. ^ “Official Website of the Los Angeles Police Department - Sharon Papa”.
  68. ^ “Law Enforcement Management and Administrative Statistics, 2000: Data for Individual State and Local Agencies with 100 or More Officers” (PDF). U.S. Department of Justice. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  69. ^ “Join LAPD-Official Recruitment Site”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  70. ^ a b c “Join LAPD-Signing Bonus”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  71. ^ “Join LAPD-Official Recruitment Site”. LAPD. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  72. ^ “LAPD Maintenance”. ALEA.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  73. ^ LAPD Chevrolet Impala
  74. ^ LAPD Chevrolet Impala
  75. ^ LAPD Chevrolet Impala[liên kết hỏng] This page will be deleted. -Admin

Tham khảo

sửa
  • Bentley, Brian (1997).One Time: The Story of a South Central Los Angeles Police Officer. Los Angeles: Cool Jack Publishing. ISBN 1-890632-00-7.
  • Corwin, Miles (1997).The Killing Season New York: Simon & Schuster ISBN 0-684-80235-X.
  • Corwin, Miles (2003).Homicide Special: A Year With the LAPD's Elite Detective Unit New York: Henry Holt and Co. ISBN 0-8050-6798-1.
  • Domanick, Joe (1994).To Protect and to Serve: The LAPD's Century of War in the City of Dreams New York: Pocket Books. ISBN 0-9727625-5-8.
  • Gates, Daryl F. (1992).Chief: My Life in the LAPD New York: Bantam. ISBN 0-553-56205-3.
  • Sjoquist, Art R. (1984).History of the Los Angeles Police Department Los Angeles: Los Angeles Police Revolver and Athletic Club.
  • Starr, Kevin (2004).bờ biển của Dreams: California on the Edge, 1990–2003 New York: Knopf.
  • Stoker, Charles (1951).Thicker'n Thieves Sutter.
  • Wambaugh, Joseph (1973).The Onion Field Delacorte.
  • Webb, Jack (1958).The Badge: The Inside Story of One of America's Great Police Departments New York: Prentice-Hall.

Liên kết ngoài

sửa