Sốt phó thương hàn
Sốt phó thương hàn, gọi đơn giản là phó thương hàn, là một bệnh nhiễm khuẩn do một trong ba loại Salmonella enterica gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6-30 ngày sau khi bị nhiễm và giống như triệu chứng sốt thương hàn. Thông thường, khởi phát từ từ bằng một cơn sốt cao xảy ra trong vài ngày. Tình trạng suy nhược, chán ăn và đau đầu cũng thường xảy ra. Một số người phát triển một phát ban da với những đốm hồng. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Những người khác có thể mang vi khuẩn mà không bị bệnh; tuy nhiên, họ vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Cả thương hàn và phó thương hàn đều có mức độ nghiêm trọng như nhau. Sốt phó thương hàn là một loại sốt ruột cùng với sốt thương hàn.[7]
Sốt phó thương hàn Paratyphoid fever | |
---|---|
Tên khác | Bệnh phó thương hàn |
Các đốm hồng trên ngực của một người bị sốt phó thương hàn tương tự như sốt thương hàn | |
Khoa/Ngành | Bệnh truyền nhiễm |
Triệu chứng | Sốt, đau đầu, phát ban, suy nhược [1][2] |
Khởi phát | 6–30 ngày sau bị nhiễm[1][3] |
Diễn biến | Hàng tuần đến vài tháng[1] |
Nguyên nhân | Salmonella enterica lây lan qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm phân[1] |
Yếu tố nguy cơ | Vệ sinh kém, dân cư đông đúc[4] |
Phương pháp chẩn đoán | Nuôi cấy vi khuẩn hoặc phát hiện DNA trong máu, phân, hoặc tủy xương[1][3] |
Phòng ngừa | Rửa tay đúng cách, uống nước sạch[1] |
Điều trị | Kháng sinh[1] |
Dịch tễ | 529,000[5] |
Tử vong | 29,200[6] |
Phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella enterica của các mẫu huyết thanh Paratyphi A, Paratyphi B, hoặc Paratyphi C phát triển trong ruột và máu. Chúng thường lây nhiễm qua ăn uống hoặc nước bị nhiễm phân người bệnh. Chúng có thể xảy ra khi một người chuẩn bị thức ăn bị nhiễm bệnh. Các yếu tố nguy cơ bao gồm vệ sinh kém ở vùng đông dân cư nghèo. Một số trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục. Con người là loài động vật duy nhất bị nhiễm bệnh. Chẩn đoán có thể dựa trên các triệu chứng và được xác định bằng cách nuôi cấy vi khuẩn hoặc phát hiện DNA của vi khuẩn trong máu, phân hoặc tủy xương. Nuôi cấy vi khuẩn có thể khó khăn. Test tủy xương là chuẩn xác nhất.[4] Các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh sốt phát ban là bệnh không liên quan.[8]
Mặc dù không có vắc-xin chủng ngừa đặc biệt cho bệnh phó thương hàn, vắc-xin thương hàn cũng có một số ích lợi. Phòng ngừa bao gồm uống nước sạch, vệ sinh sạch sẽ và rửa tay đúng cách. Điều trị bằng thuốc kháng sinh như azithromycin. Tình trạng đề kháng với một số kháng sinh có hiệu quả trước đây xảy ra phổ biến.
Phó thương hàn ảnh hưởng đến khoảng sáu triệu người mỗi năm.[1][9] Phổ biến nhất ở các vùng của châu Á và hiếm ở các quốc gia phát triển.[2] Hầu hết các trường hợp do Paratyphi A hơn là Paratyphi B hoặc C.[3] Trong năm 2015, sốt phó thương hàn làm 29.200 ca tử vong, giảm từ 63.000 ca tử vong vào năm 1990.[10] Nguy cơ tử vong là từ 10 đến 15% trường hợp không điều trị, và được điều trị thì còn dưới 1%.
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h Anna E. Newton (2014). “3 Infectious Diseases Related To Travel”. CDC health information for international travel 2014: the yellow book. ISBN 9780199948499. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2015.
- ^ a b Jeremy Hawker (2012). “3.56”. Communicable disease control and health protection handbook (ấn bản thứ 3). Chichester, West Sussex, UK: Wiley-Blackwell. ISBN 9781444346947. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b c Alan J. Magill (2013). Hunter's tropical medicine and emerging infectious diseases (ấn bản thứ 9). London: Saunders/Elsevier. tr. 568–572. ISBN 9781455740437. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b Crump, JA; Mintz, ED (ngày 15 tháng 1 năm 2010). “Global trends in typhoid and paratyphoid Fever”. Clinical Infectious Diseases. 50 (2): 241–6. doi:10.1086/649541. PMC 2798017. PMID 20014951.
- ^ GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
- ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
- ^ Wain, J; Hendriksen, RS; Mikoleit, ML; Keddy, KH; Ochiai, RL (ngày 21 tháng 3 năm 2015). “Typhoid fever”. Lancet. 385 (9973): 1136–45. doi:10.1016/s0140-6736(13)62708-7. PMID 25458731.
- ^ Cunha BA (tháng 3 năm 2004). “Osler on typhoid fever: differentiating typhoid from typhus and malaria”. Infect. Dis. Clin. North Am. 18 (1): 111–25. doi:10.1016/S0891-5520(03)00094-1. PMID 15081508.
- ^ Global Burden of Disease Study 2013, Collaborators (ngày 22 tháng 8 năm 2015). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 386 (9995): 743–800. doi:10.1016/s0140-6736(15)60692-4. PMC 4561509. PMID 26063472.
- ^ GBD 2013 Mortality and Causes of Death, Collaborators (ngày 17 tháng 12 năm 2014). “Global, regional, and national age-sex specific all-cause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 385 (9963): 117–71. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. PMC 4340604. PMID 25530442.