Số chỉ thị mỗi giây

Trong kỹ thuật điện toán số chỉ thị một giây hay số chỉ thị trong 1 giây, viết tắt là IPS (tiếng Anh: Instructions per second) là thước đo tốc độ xử lý của máy tính, tính bằng số chỉ thị mã máy thực thi trong 1 giây.[1]

Trong nhiều trường hợp các giá trị IPS biểu hiện là tốc độ "đỉnh" đối với các chỉ thị ở mức mã máy, với vài lệnh rẽ nhánh. Trong thực tế khi khối lượng công việc thực thi thường dẫn đến các giá trị IPS thấp hơn đáng kể. Phân cấp bộ nhớ cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của bộ vi xử lý, một vấn đề hầu như không tính đến trong tính toán IPS. Do những vấn đề này, các tiêu chuẩn tổng hợp như Dhrystone hiện nay thường được sử dụng để ước lượng hiệu năng máy tính trong các ứng dụng thông thường, và IPS thô đã rơi vào tình trạng không sử dụng.

Thuật ngữ thường được sử dụng với giá trị số tính ra IPS/KIPS (thousand/kilo instructions per second), MIPS (million instructions per second), và GIPS (billion instructions per second).[2]

Giá trị định lượng

sửa

Theo các nhà khoa học điện toán thì IPS của một hệ điện toán tự lập có thể xác định theo công thức sau:[3]

 

trong đó:

  •   là số chỉ thị của mỗi nhân (core) thực hiện trong 1 chu kỳ nhịp, hay gọi gọn là số chỉ thị mỗi nhịp, viết tắt là IPC (Instructions per cycle).
  •  tần số nhịp
  •   là số nhân trong mỗi chip (socket)
  •   là số chip sử dụng.

Vì rằng các chỉ thị có độ dài thực thi khác nhau, tức IPC khác nhau, nên IPS sẽ khác nhau khi hệ máy tính thực thi nhiệm vụ khác nhau.

Bảng phát triển MIPS theo thời gian
CPU MIPS Tần số nhịp Năm
Intel 8080 0,4 2 MHz 1974
Z80 0,625 2,5 MHz 1974
Motorola 68000 1 8 MHz 1979
Motorola 68020 4 20 MHz 1984
ARM2 4 8 MHz 1986
Motorola 68030 11 33 MHz 1987
ARM3 12 25 MHz 1989
Motorola 68040 44 40 MHz 1990
Intel 486DX 54 66 MHz 1992
DEC Alpha 21064 EV4 300 150 MHz[4] 1992
Motorola 68060 88 66 MHz 1994
ARM 7500FE 35,9 40 MHz 1996
Atmel AVR 10 10 MHz 1996[5]
PowerPC G3 671 366 MHz 1997
Zilog eZ80 80 50 MHz 1998
ARM10 400 300 MHz 1999
Pentium 3 1.354 500 MHz 1999
Athlon FX-57 8.400 2,8 GHz 2005
Athlon FX60 18.938 2,6 GHz 2006
Xeon Harpertown 93.608 3 GHz 2007
ARM Cortex-A15 35.000 2,5 GHz 2010
AMD Phenom II X6 1100T 78.440 3,3 GHz 2010
AMD FX-8150 108.890 3,6 GHz 2011
Intel Core i7 2600K 128.300 3,4 GHz 2011
Intel Core i7 5960X 336.000 3,5 GHz 2014

Tham khảo

sửa
  1. ^ Patterson, David A.; Hennessy, John L. Computer Organization and Design: The Hardware/Software Interface.
  2. ^ Ted MacNeil. “Don't be Misled by MIPS”. IBM magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ "Nodes, Sockets, Cores and FLOPS, Oh, My" by Dr. Mark R. Fernandez, Ph.D.
  4. ^ ftp://137.208.3.70/pub/lib/info/dec/alpha-infosheet.ps.Z[liên kết hỏng]
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa