Sắt phosphide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Sắt photphua)

Sắt phosphide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là sắtphosphor, với công thức hóa học được quy định là Fe3P.[1] Hình dạng vật lý của nó, hợp chất này có màu xám, kết tinh dưới dạng lục giác.

Sắt phosphide
Nhận dạng
Số CAS12023-53-9
PubChem71310637
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • P.[Fe].[Fe].[Fe]

InChI
đầy đủ
  • 1S/3Fe.H3P/h;;;1H3
Thuộc tính
Công thức phân tửFe3P
Khối lượng mol198,5147 g/mol
Bề ngoàibột màu xám
Khối lượng riêng6,74 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.100 °C (1.370 K; 2.010 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantan trong axit nitric, axit flohydric, nước cường toan
không tan trong axit loãng và kiềm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sản xuất sắt phosphide diễn ra ở nhiệt độ cao, nơi các nguyên tố thành phần kết hợp trực tiếp. Sắt phosphide phản ứng với độ ẩm và axit cho ra sản phẩm là photphin (PH3), một loại khí độc và gây cháy.

Sắt phosphide có thể được sử dụng như một chất bán dẫn. Nó đã được sử dụng trong các ứng dụng có điện thế cao, tần số cao, chẳng hạn như diode laser.[2]

Độc tính

sửa

Sắt phosphide là một chất độc hại.

Phải luôn luôn sử dụng kính bảo vệ mắt thích hợp như kính khi sử dụng sắt phosphide. Hợp chất này có thể gây hại cho đôi mắt, đặc biệt đối với những người đeo kính áp tròng. Trong trường hợp hít phải người đó phải di chuyển đến nơi thoáng mát hoặc thở máy nếu đã ngừng thở. Trong trường hợp nuốt phải, miệng người phải được rửa sạch bằng nước trừ khi nạn nhân đã rơi vào trạng thái vô thức. Trong trường hợp tiếp xúc hóa chất này vào mắt, cần phải rửa mắt ngay lập tức.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Alfa Aesar”. 43486 Iron phosphide, 99.5% (metals basis). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Elements, American. “Iron Phosphide”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ “Iron Phosphide safety data sheet”. sigmaaldrich.com. sigma-aldrich. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.