Sư đoàn 3 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sư đoàn 3 Bộ binh,[2] là một trong mười một Sư đoàn Bộ binh và cũng là đơn vị "con út" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Là một trong ba đơn vị Chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn I và Quân khu 1, tồn tại từ năm 1971 đến 1975, trách nhiệm bảo an khu vực địa đầu giới tuyến Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn 3 Bộ binh ban đầu đặt Bộ Tư lệnh tại Căn cứ Ái Tử, Quảng Trị. Năm 1972, trong trận mùa hè đỏ lửa Sư đoàn đã để mất Quảng Trị, phải lui về căn cứ Hòa Khánh[3], Đà Nẵng để bổ sung thêm quân và tái trang bị.

  • Kể từ thời điểm này cho đến tháng 3/1975, Hòa Khánh là vị trí đặt Bộ tư lệnh và cũng là Hậu cứ của Sư đoàn 3 Bộ binh.
Sư đoàn 3 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1971-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn I và Quân khu 1
Bộ Tổng Tham mưu
Tên khác-Sư đoàn Bến Hải
-Sư đoàn Giới tuyến
-Sư đoàn Trừng giới
Khẩu hiệu- Xây dựng
- Chiến thắng
- Bất tử[1]
Tham chiếnMùa hè đỏ lửa
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Vũ Văn Giai
-Nguyễn Duy Hinh
Quân kỳ

Lịch sử hình thành

sửa

Đầu thập niên 1970, trước xu hướng quân Mỹ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam, Quân đội miền Bắc ngày càng gia tăng áp lực mạnh mẽ trên địa bàn chiến trường B5 Bắc Quảng Trị. So sánh đơn thuần về binh lực, dù các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam yếu hơn Quân đội VNCH, nhưng lại có ưu điểm về thế chủ động và sẵn sàng hơn nhiều. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục tổ chức các hoạt động tấn công mạnh từ phía bắc của vĩ tuyến 17 qua vùng phi quân sự bờ Nam sông Bến Hải thuộc vùng lãnh thổ do phía Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, thông qua đường mòn Hồ Chí Minh và đường 9 Nam Lào.

Nhờ các hoạt động tình báo mà phía Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện sự chuẩn bị của đối phương. Các chỉ huy cao cấp đều dự đoán trước về cuộc tấn công mới còn dữ dội hơn năm 1968 của đối phương. Mặc dù vậy, các đơn vị chủ lực hiện có của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đều bị dàn mỏng lực lượng giữ đất, cộng với việc quá phụ thuộc lớn vào sự yểm trợ của quân Mỹ, nên việc Quân đội Hoa Kỳ rút quân đã tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn cho hệ thống phòng thủ phía Bắc và phía Tây của Việt Nam Cộng hòa.

Trước tình hình đó, cuối năm 1971, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập thêm một Sư đoàn Bộ binh nữa tại Quân khu 1 để chia sẻ nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ với 2 đơn vị bạn là Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 Bộ binh. Ngày 01 tháng 10 năm 1971, Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập tại căn cứ Ái Tử (Quảng Trị)[4] trực thuộc Quân đoàn I, chịu trách nhiệm an ninh khu vực giới tuyến và toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Trị, được mệnh danh là "Sư đoàn Bến Hải". Việc thành lập đơn vị này làm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mất uy tín với Mỹ.

Trừ Trung đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Sư đoàn 1 chuyển qua, Sư đoàn được thành lập vội vã từ đơn vị tân lập với thành phần chủ yếu từ các quân nhân vi phạm kỷ luật như đi phép quá hạn, ba gai v.v... Hoặc bị báo cáo đào ngũ, ở quân lao ra được "phục hồi quân ngũ" (hồi ngũ). Vì vậy, Sư đoàn còn có hỗn danh là "Sư đoàn Giới tuyến" hoặc "Sư đoàn Trừng giới".

Sau khi thành lập không lâu, Sư đoàn phải bước vào tham chiến trong chiến dịch Xuân Hè 1972 trong tình trạng chưa huấn luyện hoàn chỉnh, sức chiến đấu yếu. Chỉ trong vòng 1 tháng, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1972, Sư đoàn hầu như tan rã trước sức tấn công mãnh liệt của phía đối phương. Bộ chỉ huy rút toàn bộ về Đà Nẵng, Tư lệnh Sư đoàn là tướng Vũ Văn Giai cùng một số sĩ quan cao cấp bị bắt giam vì làm sụp đổ tuyến phòng thủ phía Bắc Quảng Trị.

Sau thất bại thảm hại, Sư đoàn lui về Đà Nẵng, đặt Bộ tư lệnh tại căn cứ Hoà Khánh và được tái tổ chức lại, chịu trách nhiệm an ninh khu vực các tỉnh Quảng Tín, Quảng Nam và Đặc khu Đà Nẵng (từ Quế Sơn, Quảng Tín đến Hải Vân, Đà Nẵng). Tướng Nguyễn Duy Hinh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Sư đoàn được giao nhiệm vụ lấn chiếm lãnh thổ, tấn công và kiểm soát khu vực căn cứ West, đồi 1460 trước thời điểm hiệp định có hiệu lực, nhằm giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ với phía Quân giải phóng.

Đầu năm 1975, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giành thắng lợi quân sự cuối cùng. Các đơn vị chủ lực của Việt Nam Cộng hòa tại Vùng I và Vùng II nhanh chóng tan rã và rút chạy về phía Nam. Sư đoàn được lệnh rút về phòng tuyến sông Thu Bồn làm nút chận cho quân bạn rút lui. Tuy nhiên phòng tuyến nhanh chóng tan vỡ. Sư đoàn tiếp tục rút về tuyến phòng thủ Phước Tuy và tan rã tại đây ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

sửa
Stt Đơn vị Chú thích Stt Đơn vị Chú thích
1[5]
Trung đoàn 2
10
Biệt đội Quân báo
2
Trung đoàn 56
11
Biệt đội Kỹ thuật
3
Trung đoàn 57
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
4[6]
Đại đội
Tổng hành dinh
13
Tiểu đoàn Quân y
5
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
6
Đại đội Quân cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh chiến đấu
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 30 (155 ly), 31,32,33 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 11
Thuộc "Lữ đoàn 1 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 3/1975

sửa
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Nguyễn Duy Hinh
Võ khoa Nam Định[7]
Thiếu tướng
Tư lệnh
2
Khưu Đức Hùng
Võ bị Đà Lạt K4
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Nguyễn Huân
Tham mưu trưởng
4
Vũ Ngọc Hưởng[8]
Võ khoa Thủ Đức K3p
Chỉ huy
Trung đoàn 2
5
Vĩnh Giác[9]
Võ bị Đà Lạt K16
Chỉ huy
Trung đoàn 56
Thay thế Trung tá Phạm Văn Đính[10] chỉ huy đầu tiên và là người đã vận động cả Trung đoàn 56 Bộ binh đầu hàng đối phương tại mặt trận Quảng Trị năm 1972.
6
Tôn Thất Mẫn[11]
Trung tá
Chỉ huy
Trung đoàn 57

Trung đoàn Pháo binh

sửa
  • Đơn vị phối thuộc
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Nguyễn Hữu Cam
Võ khoa Thủ Đức K3.[12]
Trung tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn
2
Trần Thanh Hào
Võ bị Đà Lạt K13
Chỉ huy phó
3
Trần Văn Thiệt
Võ bị Đà Lạt K13
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 31
4
Nguyễn Hữu Thanh
Võ khoa Thủ Đức K5
Thiếu tá
Tiểu đoàn 30
5
Phạm Ngọc Bảo
Võ bị Đà lạt K12
Tiểu đoàn 32
6
Nguyễn Bảo Cường
Võ bị Đà Lạt K13
Tiểu đoàn 33

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

sửa
Stt Họ & Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Vũ Văn Giai
Võ bị Đà Lạt K10
Chuẩn tướng[13]
11/1971-5/1972
Tư lệnh đầu tiên. Năm 1972 bị buộc vào tội để mất Quảng Trị, bị đưa ra Toà án Quân sự và bị xử 5 năm tù ở
2
Ngô Văn Chung[14]
Võ khoa Thủ Đức K4
Đại tá
5/1972-6/1972
Nguyên Tư lệnh phó Sư đoàn, Phụ trách Tư lệnh Sư đoàn trong thời gian chờ bổ nhiệm Tư lệnh chính thức
3
Nguyễn Duy Hinh
Chuẩn tướng
Thiếu tướng
(Tháng 7/1973)
6/1972-3/1975
Tư lệnh cuối cùng

Chú thích

sửa
  1. ^ ARVN SOUTH VIETNAMESE REGIMENTAL FLAG - 3RD DIVISION I CORP
  2. ^ “Cựu quân nhân Sư đoàn 3 Bộ binh họp mặt”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Căn cứ Hòa Khánh nằm trên một ngọn đồi thấp phía tây nam Đà Nẵng. Trước năm 1972 là nơi đóng quân của một đơn vị quân đội Mỹ cấp Sư đoàn.
  4. ^ Nghị định số 2334-QP/TCTT/NĐ ngày 31 tháng 10 năm 1971
  5. ^ Từ số 1 đến 3 là đơn vị "Tác chiến" trực thuộc Sư đoàn.
  6. ^ Từ số 4 đến số 18 là đơn vị "Yểm trợ" trực thuộc Sư đoàn.
  7. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  8. ^ Đại tá Vũ Ngọc Hưởng sinh năm 1933 tại Nam Định.
  9. ^ Đại tá Vĩnh Giác (có tư liệu ghi là Vĩnh Dác) sinh năm 1942 tại Thừa Thiên.
  10. ^ Trung tá Phạm Văn Đính sinh năm 1940 tại Thừa Thiên, xuất thân khóa 9 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  11. ^ Trung tá Tôn Thất Mẫn (có tư liệu ghi là Tôn Thất Mãn).
  12. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  13. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  14. ^ Đại tá Ngô Văn Chung sinh năm 1930 tại Thừa Thiên.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết

sửa
  • Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 526–533. ISBN 1-57607-040-9.