Sông Lech (tiếng Latinh: Licus, Licca) là một con sông ở Áo và Bayern (Đức). Nó là một phụ lưu phía bên phải của sông Donau, dài 264 kilômét (164 mi). Nguồn của nó nằm ở Vorarlberg, Áo, nơi mà nước từ hồ Formarinsee ở vùng Alpen với độ cao là 1.870 mét (6.120 ft) chảy vào. Trước khi chảy sang Đức, nó nhận nước từ sông Vils, ở đó nó tạo thành Lechfall, một thác với độ cao 12 mét-high (39 ft); sau đó hồ chảy vào khe núi (Lechschlucht). Rời khỏi vùng Alpen, Lech chảy vào khu vực đồng bằng Allgäu tại Füssen ở độ cao 790 mét (2.580 ft) thuộc bang Bayern, nơi mà trước đó là ranh giới với Schwaben ngày xưa. Sông Lech chạy ngang qua thành phố Füssen, rồi qua hồ Forggensee, một hồ nhân tạo mà cạn vào mùa đông. Tiếp theo đó, sông này chảy về hướng bắc ngang qua các thành phố Schongau, Landsberg am Lech, Augsburg, nơi nó nhận nước từ sông Wertach). Đối diện với Marxheim, khoảng 12 km theo hướng nước sông Donau chảy từ Donauwörth, sông Lech nhập vào sông Donau. Làng Lechsend mà thuộc về xã Marxheim, vì dòng sông thay đổi, không nằm đối diện với cửa miệng nữa.

Sông Lech
Bản đồ sông Lech
Vị trí
Quốc giaĐức, Áo
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnNorthern Limestone Alps
 • cao độ1.865 mét (6.119 ft)
Cửa sôngDanube
48°44′6″B 10°56′11″Đ / 48,735°B 10,93639°Đ / 48.73500; 10.93639
Độ dài264 kilômét (164 mi)
Diện tích lưu vực4,126 km2 (1,593 dặm vuông Anh)
Lưu lượng115 m3/s (4.100 cu ft/s)

Từ nguyên

sửa

Chữ khắc từ thế kỉ VIII-thế kỉ VII TCN chứng minh rằng tên sông được nhắc đến lần đầu tiên trong tên licates của bộ lạc người Celt. Dòng sông được gọi là Likios hoặc Likias vào thế kỷ thứ 2. Vào khoảng năm 570, tên Licca được tìm thấy trong các tài liệu. Vào thế kỷ thứ 8, những cái tên như LechaLech đã xuất hiện. Thuật ngữ Licus vẫn được sử dụng vào năm 1059.

Tên này tương tự như từ tiếng Wales llech ("phiến đá") và từ Breton lec'h ("bia mộ"). Trong bối cảnh này, ý nghĩa của từ "Lech" được giải thích là "đá".[1]

Lịch sử

sửa

Có nhiều sự kiện lịch sử đã được quyết định trên bờ sông này.

Nhà máy thủy điện

sửa

Hiện tại, có 33 nhà máy thủy điện trên sông Lech. Các nhà máy điện được liệt kê bắt đầu tại các đầu nguồn:[2]

Đập Tên Công suất lắp đặt (MW) Năm hoàn thành Ảnh
1 Lechstaustufe Horn 5.0 1952  
2 Forggensee 45.5 1954  
3 Premer Lechsee 19.2 1972  
4 Lechstaustufe Lechbruck 5.0 1903/1958  
5 Lechstaustufe 3 – Urspring 10.2 1971
6 Lechstaustufe 4 – Dessau 10.2 1971
7 Dornautalsperre 16.6 1960  
8 Lechstaustufe 7 – Finsterau 7.7 1950
9 Lechstaustufe 8 – Sperber 7.3 1947  
10 Lechstaustufe 8a – Kinsau 9.2 1992  
11 Lechstaustufe 9 – Apfeldorf 7.2 1944  
12 Lechstaustufe 10 – Epfach 8.3 1948  
13 Lechstaustufe 11 – Lechblick 8.1 1943  
14 Lechstaustufe 12 – Lechmühlen 7.9 1943  
15 Lechstaustufe 13 – Dornstetten 8.2 1943  
16 Lechstaustufe 14 – Pitzling 7.9 1944  
17 Lechstaustufe 15 – Landsberg 8.0 1944  
18 Lechstaustufe 18 – Kaufering 16.7 1975
19 Lechstaustufe 19 – Schwabstadl 12.0 1981
20 Lechstaustufe 20 – Scheuring 12.2 1980
21 Lechstaustufe 21 – Prittriching 12.1 1983
22 Lechstaustufe 22 – Unterbergen 12.4 1982  
23 Lechstaustufe 23 – Mandichosee 12.0 1978  
24 Hochablass 3.1 2013  
25 Eisenbahnerwehr 3.2 2006  
26 Wolfzahnauwehr 2.0 2010  
27 Kraftwerk Gersthofen 9.9 1901
28 Kraftwerk Langweid 7.0 1908  
29 Kraftwerk Meitingen 11.6 1922  
30 Staustufe Ellgau 10.0 1952
31 Staustufe Oberpeiching 12.3 1954
32 Staustufe Rain 11.2 1955
33 Staustufe Feldheim 8.5 1960  

Thư viện ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tài liệu

sửa
  • Marita Krauss, Stefan Lindl, Jens Soentgen: Der gezähmte Lech. Ein Fluss der Extreme. Volk Verlag, München 2014, ISBN 978-3-86222-140-0.
  • Eberhard Pfeuffer: Der Lech. Wissner-Verlag, Augsburg 2010, ISBN 3-89639-768-0.
  • Franz X. Bogner: Der Lech aus der Luft. Bayerland Verlag, Dachau 2010, ISBN 978-3-89251-413-8.
  • Martin Kluger: Der Lech. Landschaft. Natur. Geschichte. Wirtschaft. Wasserkraft context verlag, Augsburg 2011, ISBN 978-3-939645-36-8.
  • Peter Nowotny: Erlebnis Lech - Sehenswürdigkeiten zwischen Arlberg und Donau. Verlag – J. Eberl KG, Immenstadt 2003, ISBN 3-920269-23-3.
  • Werner Gamerith: Lechtal. Tyrolia Verlag, Innsbruck/Wien 2002.
  • R. Zettl: Lechauf-lechab. Wißner-Verlag, 2002, ISBN 3-89639-316-2.
  • Adalbert Riehl, Harald Reinelt, Günther Reichherzer: Blick auf das Lech-Donau-Gebiet. Rain 2001 (Luftbilder der Orte von Herbertshofen bis zur Lechmündung).
  • Bayerisches Hauptstaatsarchiv (Hrsg.): Altbayerische Flusslandschaften an Donau, Lech, Isar und Inn. = Ausstellungskatalog, Anton H. Konrad, Verlag Weißenhorn, 1998.
  • Norbert Müller: Augsburger Ökologische Schriften, Heft 2: Der Lech. Stadt Augsburg 1991, ISSN 0941-2123.
  • Bernhard Raster: Nutzung und anthropogene Veränderung des Lechs in historischer Zeit. Diss., Würzburg 1979.
  • Peter Nasemann: Lebensraum Füssener Lech. Holdenrieds Druck- und Verlags GmbH, o. J.
  • Peter Nasemann: Der Lech im Gebirge
  • Sigfrid Hofmann: Vom Lech und seinen Flößern von anno dazumal. In: Lech-Isar-Land, Jahrbuch von 1978, S. 211–214
Cụ thể
  1. ^ "Wolf-Armin Frhr. v. Reitzenstein: Lexikon bayerischer Ortsnamen. Herkunft und Bedeutung. C.H.Beck, Munich 2006
  2. ^ "Fichtner: Die Wettbewerbsfähigkeit von großen Laufwasserkraftwerken im liberalisierten Strommarkt – Endbericht (Langfassung). Bundesministerium für Wirtschaft und Arbeit, 2003

Liên kết ngoài

sửa